Trung Quốc đối mặt vụ vỡ nợ doanh nghiệp nhà nước lớn nhất 20 năm

28/11/2019 08:59
28-11-2019 08:59:51+07:00

Trung Quốc đối mặt vụ vỡ nợ doanh nghiệp nhà nước lớn nhất 20 năm

Tập đoàn Tewoo, có trụ sở tại Thiên Tân, có nguy cơ trở thành doanh nghiệp nhà nước đình đám nhất của Trung Quốc vỡ nợ trong hai thập kỷ qua, theo Bloomberg.

Trung Quốc đối mặt vụ vỡ nợ doanh nghiệp nhà nước lớn nhất 20 năm
Năm 2018, Tewoo đặt doanh thu 66,6 tỉ USD, lợi nhuận khoảng 122 triệu USD.

Đây có thể là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang sẵn sàng chấp nhận việc phá sản của các công ty trong khu vực quốc doanh, vốn nhạy cảm với chính trị, thay vì đưa ra các gói cứu trợ như trước đây. Phía Tewoo đã đưa ra một kế hoạch tái cơ cấu nợ chưa từng thấy gây tổn thất lớn đối với các nhà đầu tư, hoặc chuyển đổi trái phiếu mới với lãi suất thấp hơn đáng kể. 

Theo thông tin trên website, tập đoàn Tewoo, đặt trụ sở tại thành phố Thiên Tân, thuộc sở hữu và được vận hành bởi chính quyền địa phương, hoạt động trong nhiều lĩnh vực gồm cơ sở hạ tầng, hậu cần, khai khoáng, ôtô và cảng biển. Tập đoàn này cũng hoạt động tại một số quốc gia trên thế giới, bao gồm Mỹ, Đức, Nhật và Singapore.

Tewoo xếp thứ 132 trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới của Tạp chí Fortune năm 2018, vị trí cao hơn so với nhiều đế chế quốc doanh lớn của Trung Quốc như nhà mạng China Telecommunications Corp. hay hãng tài chính khổng lồ Citic Group Corp. Theo Fortune, năm 2018, Tewoo đạt doanh thu 66,6 tỉ USD, lợi nhuận khoảng 122 triệu USD. Tập đoàn này sở hữu tài sản trị giá 38,3 tỉ USD và có hơn 17.000 nhân viên (tính tới năm 2017). Công ty này chưa từng niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Những rắc rối tài chính của Tewoo bắt đầu trở thành tâm điểm chú ý từ tháng 4, khi công ty này cố gắng gia hạn nợ với các chủ nợ và bán đồng với giá thấp hơn thị trường trong bối cảnh khủng hoảng tiền mặt. Cùng tháng đó, Fitch Ratings đã hạ 6 bậc tín nhiệm của công ty này xuống mức B-, cho thấy tình trạng thanh khoản yếu và tỷ lệ đòn bẩy cao hơn dự báo.

Công ty này cũng đề xuất phương án hoán đổi trái phiếu đối với 3 trái phiếu bằng đồng USD sắp đáo hạn trong vòng 3 năm tới, cũng như một trái phiếu vĩnh viễn (không có ngày đáo hạn). Đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc đưa ra kế hoạch tái cơ cấu nợ như vậy. 

Tewoo có nguy cơ vỡ nợ với số trái phiếu trị giá 300 triệu USD đáo hạn vào ngày 16/12 tới. Đây là một trong số các trái phiếu thuộc kế hoạch tái cơ cấu nợ trên. 

Các trái chủ chỉ có 2 tuần để quyết định hai lựa chọn: Lỗ tới 64% hoặc chấp nhận thanh toán chậm với tỷ lệ chiết khấu lớn cho số trái phiếu bằng đồng USD trị giá 1,25 tỉ USD.

Phương án tái cơ cấu nợ trên được đưa ra vào tuần trước, sau khi Tewoo thừa nhận không thể trả lãi đối với số trái phiếu trị giá 500 triệu USD, khiến Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc (ICBC) phải thay mặt chuyển 7,87 triệu USD cho các trái chủ. ICBC là ngân hàng bảo lãnh tín dụng cho trái phiếu này. Tuy nhiên, khoảng 1,6 tỉ USD trái phiếu của công ty này không được bảo lãnh tín dụng như vậy.

Các công ty con của Tập đoàn Tewoo trước đó cũng không trả nợ đúng hạn. Hồi tháng 7, công ty Tianjin Hopetone Co. không trả được lãi cho số trái phiếu trị giá 1,21 tỷ Nhân dân tệ, còn công ty Tianjin Haoying Industry & Trade Co. không trả được lãi cho khoản vay đáo hạn vào tháng 6. 

Nguy cơ vỡ nợ của Tewoo cho thấy Bắc Kinh đang ngày càng cứng rắn hơn đối với các công ty quốc doanh gặp vấn đề, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế nước này giảm tốc mạnh nhất trong 3 thập kỷ. Việc này cũng làm dấy lên những quan ngại đối với Thiên Tân, sau khi thành phố này đồng loạt bị hạ xếp hạng tín nhiệm và đối mặt với nhiều khó khăn trong việc huy động vốn. Thiên Tân hiện là thành phố có tỷ lệ nợ trên GDP lớn nhất tại Trung Quốc. 

Ngọc Trang

VnEconomy





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Eo biển Hormuz: "Gót chân Asin" của an ninh năng lượng châu Á

Theo EIA, mỗi ngày có khoảng 14,2 triệu thùng dầu thô và 5,9 triệu thùng các sản phẩm xăng dầu khác đi qua Eo biển Hormuz, chiếm khoảng 20% tổng sản lượng toàn cầu...

Nhân lúc đồng USD gặp khó, Trung Quốc đẩy mạnh quốc tế hóa Nhân dân tệ

Trung Quốc đang triển khai chiến dịch toàn diện nhằm đưa đồng nhân dân tệ lên bản đồ tiền tệ thế giới, trong lúc đồng USD – đồng tiền thống trị suốt nhiều thập kỷ –...

Chủ tịch Fed: Sẽ không hạ lãi suất cho tới khi rõ hơn về tác động của thuế quan

Chủ tịch Jerome Powell một lần nữa nhấn mạnh cam kết không lay chuyển của Fed trong việc kiểm soát lạm phát. Ông cho biết sẽ duy trì chính sách hiện tại cho đến khi...

Hàn Quốc kêu gọi Mỹ miễn trừ thuế thép, ôtô trước thời hạn 8/7

Hàn Quốc thúc giục Mỹ miễn trừ thuế thép, ôtô trước hạn 8/7 để duy trì thương mại song phương công bằng và ổn định giữa hai nước.

Thêm một quan chức Fed ủng hộ hạ lãi suất vào tháng 7

Trong ngày 23/06, Thống đốc Fed Michelle Bowman bày tỏ sự ủng hộ hạ lãi suất tại cuộc họp chính sách tháng 7, với điều kiện lạm phát tiếp tục được kiềm chế.

Giá cước vận chuyển LNG tăng vọt lên mức cao nhất trong tám tháng

Vào ngày 23/6, giá cước vận tải tại Đại Tây Dương đối với loại tàu phổ biến, sử dụng động cơ hai kỳ và có sức chứa 174.000m3 LNG, được định giá 51.750 USD/ngày, mức...

Mỹ áp thuế cao hơn với thiết bị gia dụng chứa thép từ ngày 23/06

Từ ngày 23/06, Mỹ chính thức áp thuế quan cao hơn lên các thiết bị gia dụng có chứa thép theo thông báo mới của chính phủ. Người tiêu dùng có thể phải đối mặt với...

Việt Nam, Đài Loan, Thái Lan xuất khẩu kỷ lục sang Mỹ trước hạn chót thuế quan của ông Trump

Các doanh nghiệp châu Á vội vã xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ trước hạn chót hoãn thuế thuế quan đối ứng của Tổng thống Donald Trump, qua đó càng khiến thâm hụt thương...

Nghịch lý kinh tế Israel

Trong bối cảnh xung đột Israel–Palestine leo thang nghiêm trọng từ cuối năm 2023, ít ai ngờ nền kinh tế Israel lại có những dấu hiệu khởi sắc đáng kinh ngạc.

Ông Trump thông báo Israel và Iran đạt thỏa thuận ngừng bắn

Trong một diễn biến bất ngờ, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Israel và Iran đồng ý thực hiện lệnh ngừng bắn "hoàn toàn và toàn diện", mở ra hy vọng chấm dứt cuộc...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98