Các vụ vỡ nợ ở các tỉnh giàu nhất Trung Quốc khiến nhà đầu tư sợ vỡ mật

17/12/2019 19:00
17-12-2019 19:00:00+07:00

Các vụ vỡ nợ ở các tỉnh giàu nhất Trung Quốc khiến nhà đầu tư sợ vỡ mật

Sáu công ty tư nhân ở 1 trong những tỉnh giàu nhất của Trung Quốc đã vỡ nợ hoặc trước ngưỡng cửa vỡ nợ trong 3 tháng qua. Với lượng nợ khoảng 68.1 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 9.7 tỷ USD) của 6 công ty này, tình trạng căng thẳng tài chính ở Sơn Đông đã gây khiếp đảm cho nhiều nhà đầu tư, thậm chí là những nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm.

Vấn đề không chỉ là những vụ vỡ nợ - các tỉnh khác thậm chí còn chứng kiến tình trạng tồi tệ hơn rất nhiều. Việc một công ty đảm bảo nợ cho công ty khác là một chuyện thường thấy ở tỉnh Sơn Đông. Các công ty không buộc phải công khai những khoản nợ này, từ đó khiến nhà đầu tư tự hỏi ai có dính dáng đến nợ của công ty. Khi nền kinh tế công nghiệp từng một thời vững mạnh này đang phát đi tín hiệu đáng sợ, mối quan hệ mờ ám giữa các công ty tư nhân tại Sơn Đông có khả năng kéo cả đám cùng lao xuống vực.

Đây là một trong nhiều thách thức khiến nhà đầu tư trái phiếu “suy nghĩ bể đầu” tại thời điểm này, sau khi tổng giá trị vỡ nợ tại Trung Quốc tăng mạnh lên mức 126.7 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 18 tỷ USD) trong năm 2019, từ mức 0 chỉ mới vài năm trước.

Ở Sơn Đông và một số tỉnh khác, vẫn còn chưa rõ chính quyền sẽ can thiệp bằng cách nào. Các nhà quyết sách một mặt tỏ rõ ý muốn để các công ty yếu ớt phá sản, nhưng mặt khác, họ cũng chịu áp lực phải giữ nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng và ổn định thị trường.

Tính tới thời điểm này, chính quyền địa phương và thành phố của Sơn Đông đã nhảy vào can thiệp với các khoản cứu trợ tạm thời. Vẫn còn chưa rõ liệu chính quyền tỉnh có làm điều tương tự hay không. Kết quả là các công ty tại Sơn Đông có nguy cơ bước vào một vòng quay lẩn quẩn có thể nhân rộng rủi ro vỡ nợ ra toàn khu vực này, theo báo cáo tháng 10/2019 từ S&P Global Ratings.

Tỷ lệ vỡ nợ trái phiếu của các công ty tư nhân tại Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục 4.5% trong 10 tháng đầu năm 2019, Fitch Ratings cho biết trong báo cáo ngày 03/12/2019, đồng thời nói thêm rằng con số này chưa thể hiện đúng mức độ vỡ nợ khi xét tới việc một số công ty đi vay thanh toán với các trái chủ một cách bí mật thay vì thông qua cơ quan thanh toán bù trừ. Tỷ lệ vỡ nợ của các công ty Nhà nước chỉ 0.2% nhờ các sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ và khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng tốt hơn, Fitch Ratings cho biết.

Ở Sơn Đông, nỗi lo sợ rủi ro lan rộng thể hiện một cách rất bất thường. Vào cuối tháng 10/2019, thông tin xấu về một tập đoàn bắp ngô và thép ở Sơn Đông đã tác động tiêu cực đến các trái phiếu tại ít nhất là hai công ty vốn chẳng mấy liên quan trong tỉnh. Nhà sản xuất nhôm China Hongqiao Group và nhà phân phối thực phẩm Shandong Sanxing Group nổi tiếng vì đảm bảo nợ cho các công ty khác. Vì thế, nhà đầu tư lo ngại rằng chính điều này sẽ khiến trái phiếu của hai công ty xuống mức thấp kỷ lục.

Hongqiao cố gắng trấn an các chủ nợ, cho rằng họ không có mối quan hệ kinh doanh với tập đoàn bắp ngô và thép, đồng thời không có kế hoạch cung cấp hỗ trợ tài chính. Mặc dù ba công ty xếp hạng tín nhiệm quốc tế không thay đổi đánh giá của họ về tập đoàn bắp ngô và thép này, nhưng các nhà đầu tư vẫn cảm thấy thiếu thuyết phục. Lợi suất của một trái phiếu đinh danh bằng USD của công ty này chạm mức 14% trong tuần trước, mức kỷ lục mới. Được biết, lợi suất tăng thì giá phiếu sẽ giảm.

“Tỷ lệ vỡ nợ của các công ty tư nhân tại Sơn Đông không quá cao khi so với các khu vực khác”, Jenny Huang, Giám đốc phụ trách nghiên cứu doanh nghiệp Trung Quốc tại Fitch Ratings, cho hay. “Thế nhưng, gần đây, rủi ro đã tăng vọt”.

Sơn Đông là một trong những trung tâm kinh tế lâu đời nhất của Trung Quốc, lúc đầu được xây dựng dựa trên thương mại, sau đó là nông nghiệp, khai khoáng và khoan dầu. Cách đây không lâu, nền kinh tế vẫn còn bùng nổ, tín dụng khá rẻ và các công ty tư nhân chi tiêu vô tội vạ, và chỉ bị kìm hãm bởi khả năng tiếp cận vốn hạn chế. Ở Trung Quốc, các ngân hàng Nhà nước thường thích cho vay các công ty Nhà nước.

Vì vậy, chính quyền thành phố khuyến khích lĩnh vực tư nhân tự hỗ trợ nhau. Đảm bảo chéo là một giải pháp lúc bấy giờ. Nhưng chúng cũng khiến rủi ro tài chính tập trung lại, Cindy Huang, Chuyên viên phân tích của S&P, cho hay.

“Đảm bảo chéo thường co cụm xung quanh một số thành phố và khu vực nhất định thay vì xảy ra ở khắp tỉnh”, bà nói. “Chúng thường diễn ra giữa các công ty tư nhân chưa niêm yết từ cùng thành phố hoặc cùng lĩnh vực, hoặc những CEO quen biết”.

Hiện cũng chưa rõ mức độ phổ biến của tình trạng đảm bảo chéo ở phần còn lại của Trung Quốc – một khoảng trống thông tin khiến nhà đầu tư lo lắng không thôi. Có một chuyên viên phân tích đã theo dõi tình trạng này ở Citic Securities, và ông đã rời lĩnh vực trước đó trong năm nay. Cuộc khảo sát gần nhất của ông trong năm 2018 cho thấy đảm bảo chéo khiến các công ty ở Sơn Đông dễ bị tổn thương hơn so với các khu vực khác.

Trong năm 2018, nền kinh tế Sơn Đông đã giảm tốc đáng kể. Nhu cầu về các sản phẩm công nghiệp đã giảm; ở Sơn Đông, lợi nhuận từ các công ty công nghiệp đã rớt 15.5% trong 10 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm trước. Đây vẫn là tỉnh giàu thứ ba của Trung Quốc, nhưng trong 9 tháng đầu năm 2019, Sơn Đông chỉ tăng trưởng 5.4%, một trong những khu vực tăng trưởng chậm nhất ở Trung Quốc.

Gần đây, mỗi tuần lại có thêm thông tin về một vụ vỡ nợ mới hoặc công ty đang căng thẳng tài chính. Hai công ty Shandong Yuhuang Chemical Co. và Xiwang Groupđã vỡ nợ đối với 4 tỷ USD Nhân dân tệ (tương đương 572 triệu USD) trái phiếu kể từ tháng 10/2019. Nhà đầu tư đang theo dõi liệu “gã khổng lồ” quần áo sang chảnhShandong Ruyi Technology Group có thanh toán nợ 344 triệu USD trái phiếu vào ngày thứ Năm (19/12) hay không. Moody’s Investors Service hạ bậc tín nhiệm của Công ty này trong tuần trước vì rủi ro tái tài trợ gia tăng.

Một số công ty của Sơn Đông có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và thành phố. Chẳng hạn, công ty Nhà nước Jining City Constructionđã giải cứu Ruyi trong tháng 10/2019. Họ đồng ý trở thành cổ đông lớn thứ hai của Ruyi và cung cấp đảm bảo cho một số oản nợ của Ruyi. Dù vậy, S&P vẫn hạ bậc tín nhiệm Ruyi, từ đó đẩy giá trái phiếu Ruyi xuống mức thấp kỷ lục.

Các cơ quan chức trách Trung Quốc có lý do để cứu vớt việc làm và bảo tồn sự ổn định tại địa phương, nhưng họ khó lòng cứu vớt tất cả công ty đang gặp rắc rối. Xét về mặt chính trị, sự sẵn lòng cứu vớt các công ty tư nhân đã giảm bớt kể từ khi Bắc Kinh cho phép vụ vỡ nợ đầu tiên diễn ra vào năm 2014.

Điều này làm gia tăng áp lực đối với các doanh nghiệp và các trái chủ trong việc tìm ra giải pháp để tự cứu lấy chính mình. “Bước đi kế tiếp là xem xét liệu các công ty địa phương có thể tái tài trợ thành công hay không”, Ivan Chung, Trưởng bộ phận nghiên cứu và phân tích tín dụng Trung Quốc đại lục tại Moody’s, cho hay. Ông lại kêu gọi các công ty cung cấp thêm thông tin cho nhà đầu tư.

“Trong dài hạn, các công ty phải trở nên minh bạch hơn và cải thiện tình hình quản trị doanh nghiệp để khôi phục lại niềm tin vào các định chế tài chính”.

Vương Đông (Theo Bloomberg)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98