Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm một số bộ để Việt Nam bị hạ tín nhiệm

21/12/2019 08:58
21-12-2019 08:58:00+07:00

Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm một số bộ để Việt Nam bị hạ tín nhiệm

Ngay sau khi Moody’s hạ triển vọng tín nhiệm của Việt Nam, Tổ công tác của Thủ tướng làm việc với các bộ, cơ quan liên quan trong việc chậm thanh toán, trả nợ nước ngoài với một số dự án.

* 18 ngân hàng Việt bị Moody’s hạ triển vọng tín nhiệm xuống tiêu cực

* Moody’s hạ triển vọng tín nhiệm Việt Nam, Bộ Tài chính lên tiếng

Chiều 20/12, Tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng chủ trì làm việc với các bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải và các bộ, cơ quan: Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về những nội dung liên quan đến trách nhiệm trong việc chậm thanh toán, trả nợ nước ngoài đối với các dự án La Sơn – Túy Loan, Quốc lộ 20 và Thủy điện Hồi Xuân.

“Phải nói rằng đây là trách nhiệm rất lớn. Thủ tướng rất không hài lòng, yêu cầu kiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan, làm rõ trách nhiệm để báo cáo Chính phủ và Thủ tướng”, Tổ trưởng Tổ công tác Mai Tiến Dũng nêu rõ.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ trong việc thanh toán trả nợ cho bên cho vay nước ngoài, không để xảy ra tình trạng trả nợ chậm làm ảnh hưởng tiêu cực đến hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành các Quyết định cho phép ứng Quỹ tích lũy trả nợ để thanh toán.

Về việc xử lý thư của Ngân hàng Thế giới (WB) gửi Bộ Tài chính đề xuất 3 phương án về trả nợ nhanh IDA của các bộ, ngay sau khi nhận được thông tin, Thủ tướng Chính phủ đã có ngay ý kiến chỉ đạo để Bộ Tài chính thông báo cho WB. Nếu không xử lý kịp thời, việc này có thể có ảnh hưởng lớn hơn nữa.

Tại buổi làm việc, các Bộ, cơ quan đã báo cáo về công tác quản lý vay và trả nợ nước ngoài; giải trình cụ thể nguyên nhân việc chậm thanh toán, trả nợ nước ngoài với một số dự án nêu trên; các khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý vay và trả nợ nước ngoài, việc khắc phục triệt để tình trạng chậm thanh toán, trả nợ nước ngoài.Các Bộ, cơ quan cũng báo cáo về tình hình công tác phối hợp trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao liên quan đến thanh toán, trả nợ nước ngoài, khó khăn, vướng mắc và các kiến nghị, đề xuất.

Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng nhấn mạnh tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là minh bạch thông tin, rút kinh nghiệm, chấn chỉnh kịp thời. “Dù gì cũng phải rút kinh nghiệm, bởi có những việc khó khăn hơn mà chúng ta làm được, năm 2019 đã đạt kết quả rất toàn diện, trong khi với việc này, chúng ta có tiền mà không trả kịp thời”, Tổ trưởng Tổ công tác nhấn mạnh.

Trước hết, việc chậm trễ là do trách nhiệm của các cơ quan khi không thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, chậm xử lý, báo cáo kịp thời các vấn đề phát sinh, thậm chí đến hạn trả nợ mới báo cáo. Như khi xử lý thư của WB được gửi vào tháng 6/2019, đề nghị thời hạn cho Việt Nam trả lời trước 30/11 nhưng tới 5/12, Bộ Tài chính mới có văn bản trình Thủ tướng.

“Lãnh đạo Chính phủ đã có chỉ đạo rất sớm, nêu rõ trách nhiệm các Bộ nhưng thực hiện chưa nghiêm. Nhiệm kỳ này, việc bảo lãnh Chính phủ đã chặt chẽ hơn nhiều, nhưng với các dự án đã bảo lãnh thì phải bảo đảm trách nhiệm trả nợ”, Tổ trưởng Tổ công tác nhấn mạnh.

Cùng với đó, các bộ phải nhận thiếu sót trước Thủ tướng về sự phối hợp thiếu nhịp nhàng, chặt chẽ, tích cực, trả lời không đúng hạn khi được lấy ý kiến. “Khi thiếu nguồn thanh toán lãi vay cho dự án nào thì Bộ GTVT phải làm việc cụ thể với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bố trí nguồn, vì Bộ GTVT chịu trách nhiệm chính với dự án đó”, Tổ trưởng Tổ công tác nói.

Sắp tới, các Bộ cũng cần báo cáo thêm với Thủ tướng về các phương bố trí nguồn vốn cho việc trả nợ.

“Phải xử lý tốt từng việc cụ thể để không ảnh hưởng đến tình hình chung. Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng, cái gì đã làm tốt thì phát huy, những gì chưa tốt thì các cơ quan phải rút kinh nghiệm, khắc phục, không để lặp lại việc tương tự”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Trước đó, ngày 18/12, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service điều chỉnh triển vọng tín nhiệm của Việt Nam xuống Tiêu cực, kết thúc thời gian đưa hồ sơ tín dụng của Việt Nam vào diện theo dõi hạ bậc kể từ ngày 9/10/2019.

Cơ sở Moody’s đưa ra quyết định này là nhận định vẫn còn tiềm ẩn rủi ro chậm trả nghĩa vụ nợ gián tiếp của Chính phủ. Theo đó, các khoản thanh toán chậm phản ánh vấn đề về mặt hành chính hơn là sự yếu kém về tài chính, bao gồm các vấn đề về các thủ tục hành chính phức tạp cản trở việc thanh toán kịp thời và suôn sẻ.

Tuy nhiên, Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức Ba3 đối với các khoản phát hành bằng đồng nội tệ và ngoại tệ và các khoản vay cao cấp không được bảo đảm. Trần tín nhiệm với trái phiếu dài hạn phát hành bằng ngoại tệ vẫn được giữ nguyên ở Ba1. Mức tín nhiệm tối đa với tiền gửi và trái phiếu bằng nội tệ vẫn là Baa3.

Nhật Quang

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bắt cựu chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương 

Ngày 26/04, nguồn tin từ Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01), đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Lê Tiến...

Quý 1/2024, doanh thu của Viettel Global tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%

Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1 năm 2024. Theo đó, doanh thu của Viettel Global tiếp tục...

Đốn hơn 400 cây xanh để xây metro số 2: TPHCM trồng số lượng lớn cây thay thế

Thông tin về việc đốn hạ hơn 400 cây xanh làm Metro Bến Thành - Tham Lương, đại diện Sở Xây dựng khẳng định TPHCM sẽ trồng mới cây xanh sau khi hoàn tất việc thi...

Bộ trưởng Công Thương: Mua giá 0 đồng điện mặt trời mái nhà dư thừa để ngăn trục lợi chính sách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giải thích về giải pháp giá 0 đồng đối với điện mặt trời mái nhà trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia. Bộ trưởng Công Thương...

Doanh nghiệp giảm được gần 15% tiền điện từ việc điều chỉnh phụ tải

Một số doanh nghiệp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện đã tiết giảm được 25-30% tổng công suất tiêu thụ điện từ đó tiết kiệm được gần 15% tiền điện.

Việt Nam chỉ có 18 tháng để tham gia cuộc đua bán dẫn

Đây là phát biểu của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn”, tổ chức vào chiều ngày...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Kết luận tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” tổ chức vào chiều ngày 24/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phải coi...

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98