VinMart, Masan và câu chuyện 'Người Việt dùng hàng Việt'

06/12/2019 19:00
06-12-2019 19:00:00+07:00

Dịch vụ

VinMart, Masan và câu chuyện 'Người Việt dùng hàng Việt'

Nhà bán lẻ 5 năm tuổi đã chuyển giao hệ thống cho nhà sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu với hơn 20 năm kinh nghiệm. Cả 2 doanh nghiệp, bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao đều là những doanh nghiệp quy mô lớn nhất cả nước. Vậy thì người tiêu dùng được lợi gì ?

Chuyên gia kinh tế gọi đó là “sự lạ”

Nhận xét về cuộc chuyển giao này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng đó là sự lạ bất thường, khi hiếm có doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nào lại kiêm luôn cả bán lẻ. Bởi thông thường, sản xuất và thương mại bán lẻ luôn là hai lĩnh vực khác biệt hoàn toàn về tính chất hoạt động, do các doanh nghiệp nên tập trung vào một lĩnh vực để phát triển tốt nhất.

Theo đó, việc Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) nhận chuyển giao VinCommerce (chuỗi siêu thị VinMart, cửa hàng VinMart+) và Công ty VinEco được đánh giá là một lựa chọn bất ngờ, đặc biệt với tham vọng trở thành nhà sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu tầm cỡ khu vực của Tập đoàn này.

Tuy vậy, điều này cũng có lý khi nhìn vào hệ thống khổng lồ, với hơn 2,600 siêu thị và cửa hàng VinMart và VinMart+ của VinCommerce tại 50 tỉnh thành, và hệ thống 14 nông trường công nghệ cao từ VinEco mà Masan tiếp nhận. Đây là hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu hiện là lớn nhất Việt Nam, và vẫn đang phát triển tiếp.

Việc tiếp nhận hệ thống 2,600 siêu thị và cửa hàng lập tức khiến quy mô lao động của Masan tăng lên thêm trên 20,000 người. Theo đó, số lượng lao động của Masan gần như tăng gấp 3 sau thương vụ sáp nhập này.

Trong năm 2018, doanh thu mảng bán lẻ của Vingroup (HOSE: VIC) với hệ thống VinMart và VinMart+ là nòng cốt) đạt 21,257 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu mảng bán lẻ này đạt 23,571 tỷ đồng. Trong khi đó, lũy kế cả năm 2018, Tập đoàn Masan ghi nhận hơn 38,188 tỷ đồng doanh thu thuần. Nếu loại trừ doanh thu từ các ngành không liên quan như khai khoáng, thức ăn gia súc…., doanh thu từ hàng tiêu dùng, thực phẩm của Masan cũng chênh lệch không lớn với doanh thu từ khối bán lẻ vừa tiếp nhận.

Như vậy, với việc tiếp nhận VinCommerce, quy mô của Masan đã gần như tăng gấp đôi. Nói cách khác, việc tiếp nhận này cũng là một thách thức không nhỏ.

Lợi ích thực

Về cơ bản, như mọi nước trên thế giới, hệ thống bán lẻ của Việt Nam hiện có 4 kênh chính, gồm: bán tại siêu thị hoặc trung tâm thương mại, bán tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, bán hàng online của các cá nhân, và bán qua website thương mại điện tử của doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại đang là sự cạnh tranh quyết liệt giữa doanh nghiệp nội và ngoại, với ưu thế của doanh nghiệp ngoại. Tình hình tương tự cũng diễn ra trong phân khúc thương mại điện tử.

Về cơ cấu bán hàng, cả hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, các cá nhân bán hàng online và các website thương mại điện tử của doanh nghiệp đều tập trung vào các mặt hàng tiêu dùng thông thường, điện máy, công nghệ, đồ xa xỉ…

Tuy nhiên, các loại hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu lại là thế mạnh và được bán chủ yếu trong các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini vốn luôn được xây dựng và vận hành ngay trong các khu dân cư tập trung. Đó cũng chính là chuỗi sản phẩm chủ chốt của Masan, cũng như của cả hệ thống VinMart & VinMart+.

Nói cách khác, có sự tương đồng về cơ cấu sản phẩm do Masan sản xuất với sản phẩm bán tại hệ thống bán lẻ mà doanh nghiệp này vừa nhận lại.

Masan cũng là doanh nghiệp chịu đầu tư cho hoạt động R&D, có nhà máy hiện đại để cho ra sản phẩm tiên tiến, chất lượng đảm bảo và đặc biệt hợp “gu” của đa số người tiêu dùng. Nhờ vậy, Tập đoàn này hiện đã là nhà sản xuất lớn nhất cả nước trong lĩnh vực gia vị, thực phẩm, đặc biệt là nước mắm, nước tương chiếm khoảng 70% thị trường cả nước.

Nước mắm Nam Ngư là 1 trong 2 sản phẩm được chọn mua nhiều nhất tại thành thị (4 thành phố lớn) và nông thôn

Từ trước đến nay, việc cam kết chất lượng và chỉ sử dụng nhãn hàng tin cậy là lý do chủ chốt khiến VinMart và VinMart+ giành được lợi thế kinh doanh so với chợ, cửa hàng truyền thống. Đương nhiên, khi tiếp nhận lại, chắc chắn Masan sẽ tiếp tục duy trì triết lý này.

Trong nhiều năm gần đây, khẩu hiệu “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” luôn được nêu cao, thậm chí tổ chức thành chương trình hành động. Tuy nhiên, chương trình ấy thiếu hẳn những tiêu chí, tiêu chuẩn, và đặc biệt là thiếu hẳn những thương hiệu tin cậy cụ thể. Và do thế, người Việt ưu tiên dùng hàng Việt luôn là lời kêu gọi, hơn là chương trình có hiệu quả kinh tế cụ thể.

Điều này giải thích cho quyết định của Masan khi tiếp nhận hệ thống VinMart và VinMart+ từ Vingroup. Vì với 200,000 điểm bán và hệ thống vài chục sản phẩm, tiếp nhận VinMart+ từ Vingroup thực sự không có nhiều tác động tới doanh thu từ sản phẩm truyền thống của Masan.

Tác động lớn nhất sẽ đến từ việc doanh nghiệp này trực tiếp quản lý và góp phần hỗ trợ, giám sát để nâng cao chất lượng hàng Việt bán trong hệ thống của mình. Đó là một mục tiêu khiến doanh nghiệp được lợi và người tiêu dùng cũng được lợi.

Hợp tác VinMart - Masan mang đến nhiều lợi ích cho người tiêu dùng Việt

FILI






TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán FPT chốt quyền trả 5% cổ tức tiền mặt và 40% cổ phiếu thưởng

Sau kỳ nghỉ lễ dài ngày, cổ đông CTCP Chứng khoán FPT (FPTS, HOSE: FTS) nhận tin vui khi được chia thưởng cổ phiếu tỷ lệ 40% và cổ tức bằng tiền tỷ lệ 5%. Ngày giao...

PDR chốt thời gian chào bán hơn 134 triệu cp cho cổ đông hiện hữu

Sau khi cập nhật lại phương án chào bán hơn 134 triệu cp cho cổ đông hiện hữu vào tháng 2/2024, CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) mới đây công bố...

Novaland chốt phương án chào bán gần 1.2 tỷ cp cho cổ đông hiện hữu trước thềm ĐHĐCĐ thường niên

Trước thềm ĐHĐCD thường niên tổ chức ngày 25/04/2024, HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) ngày 22/04 đã thông qua liên tiếp 3 nghị quyết...

Masan huy động thành công vốn cổ phần trị giá 250 triệu USD từ Bain Capital

CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) ngày 23/04 đã công bố hoàn tất việc huy động vốn cổ phần trị giá 250 triệu USD từ Bain Capital (Bain).

Chứng khoán Sen Vàng đổi chủ, muốn tăng vốn thêm 5,000 tỷ 

Mới đây, gần 65% vốn của CTCP Chứng khoán Sen Vàng (GLS) đã được sang tay. Bên cạnh biến động cơ cấu cổ đông, nhiều diễn biến cho thấy GLS đang chuyển mình. ĐHĐCĐ...

HDC sắp chào bán cổ phiếu thấp hơn 54% thị giá, huy động 300 tỷ thanh toán nợ vay

Ngày 11/04, CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (HOSE: HDC) thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng nhằm huy động 300 tỷ đồng thanh toán các khoản nợ vay, thời...

TNG dự kiến phát hành 12.3 triệu cp giá 10,000 đồng/cp

CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) vừa công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ năm 2024 thông qua 2 hình thức, bao gồm phát hành hơn 9 triệu cp để trả cổ tức 2023...

SBBS muốn tăng vốn lên 500 tỷ đồng, nhóm cổ đông chiếm hơn 30% vốn phản đối

Theo biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Chứng khoán Saigonbank Berjaya (SBBS), toàn bộ 9 nội dung trình cổ đông đã được thông qua tại đại hội. Đáng chú ý...

Bain Capital dự kiến hoàn tất rót 250 triệu USD vào Masan ngày 22/04

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã nhận được đầy đủ hồ sơ phát hành riêng lẻ cổ phiếu ưu đãi cổ tức có thể chuyển đổi từ Tập đoàn Masan (HOSE: MSN). Hồ sơ này liên quan...

MBS nhập cuộc đường đua tăng vốn, dự kiến phát hành hơn 138 triệu cp

Trong bối cảnh các công ty chứng khoán đua nhau lên kế hoạch trình cổ đông tăng vốn điều lệ, CTCP Chứng khoán MB (HNX: MBS) cũng không ngoại lệ. MBS dự kiến phát...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98