Masan tính đóng hàng trăm cửa hàng VinMart, VinMart+ cũ

12/01/2020 20:58
12-01-2020 20:58:42+07:00

Masan tính đóng hàng trăm cửa hàng VinMart, VinMart+ cũ

Cùng với việc mở mới 20-30 siêu thị VinMart và 300-500 cửa hàng VinMart+, Masan dự kiến đóng cửa tối đa 10 siêu thị VinMart và 300 cửa hàng VinMart+ hoạt động không hiệu quả.

Cuối tuần này, Công ty CP Tập đoàn Masan (MSN) đã tổ chức buổi điện đàm thảo luận về thương vụ thâu tóm VinCommerce và NETCO.

Theo tường thuật từ Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (VCSC), lãnh đạo VinCommerce cho biết đến cuối năm 2019, công ty đang vận hành 3.022 điểm bán lẻ mang hai thương hiệu VinMart và VinMart+.

Doanh thu tăng 67%, VinCommerce vẫn lỗ 2.100 tỷ năm 2019

Trong đó, số siêu thị VinMart là 134 với diện tích trung bình 1.500-5.000 m2/cửa hàng, và 2.888 cửa hàng VinMart+, diện tích 80-100 m2/cửa hàng.

Tuy vậy, công ty đang ghi nhận EBITDA (lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao) âm 2.100 tỷ đồng năm 2019, bất chấp việc doanh thu lên tới 26.000 tỷ đồng.

Năm 2019, doanh thu của VinCommerce đã tăng 67% so với cùng kỳ năm trước, nhờ tăng trưởng doanh số từ các cửa hàng hiện hữu 20% tại VinMart và 17% tại VinMart+.

Chuỗi VinMart và VinMart ghi nhận 26.000 tỷ doanh thu năm 2019 nhưng lỗ EBITDA 2.100 tỷ đồng. Ảnh: Hiếu Đam.

Theo lãnh đạo Masan, tình hình hoạt động của VinCommerce tại Hà Nội, đặc biệt là VinMart+ tốt hơn đáng kể so với các thành phố khác. Nguyên nhân do sức mạnh thương hiệu của Vingroup (chủ sở hữu trước đó) tại thủ đô.

Đến cuối năm 2019, Hà Nội chiếm 34% lượng cửa hàng VinMart và 29% lượng cửa hàng VinMart+.

Ngoài ra, hoạt động của VinMart+ tại Hà Nội hiệu quả hơn nhiều so với các thành phố khác, đặc biệt là TP.HCM do có ít cạnh tranh từ chuỗi Bách Hóa Xanh của Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (MWG). Trong đó, thị trường khai thác chính của chuỗi Bách Hóa Xanh hiện nay tập trung ở khu vực miền Nam.

Theo đánh giá, hoạt động của VinCommerce tại Hà Nội đang tiến gần đến điểm hòa vốn EBITDA (đã tính luôn chi phí quản lý doanh nghiệp).

Đóng hàng trăm cửa hàng VinMart, VinMart+ không hiệu quả

Về việc kinh doanh sau khi thương vụ sáp nhập giữa hai bên hoàn tất, Masan đặt kế hoạch VinCommerce sẽ đạt doanh thu hơn 42.000 tỷ đồng năm 2020. So với số thu năm 2019, doanh thu công ty sẽ tăng tương ứng 64%.

Trong đó, tăng trưởng doanh thu đến từ 24-25% các cửa hàng VinMart và VinMart+ hiện hữu, còn lại là đóng góp từ các cửa hàng được mở trong năm 2020.

Ngoài ra, thay vì chiến lược mở rộng liên tục để chiếm địa bàn như chủ cũ Vingroup, Masan sẽ mở rộng chuỗi cửa hàng của VinCommerce theo cách chọn lọc. Công ty sẽ tập trung vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các cửa hàng hiện hữu.

 

Cụ thể, công ty kỳ vọng sẽ mở mới từ 20-30 siêu thị VinMart và 300-500 cửa hàng VinMart+. Tuy nhiên, Masan sẽ đóng cửa tối đa 10 siêu thị và 150-300 cửa hàng hoạt động không hiệu quả.

Ông chủ mới của chuỗi bán lẻ này cũng đặt mục tiêu nâng tỷ lệ đóng góp doanh thu từ mặt hàng tươi sống và thương hiệu thịt của Masan. Hiện tại, công ty lựa chọn các địa điểm VinMart+ phù hợp để triển khai bán thịt Meat Deli. Trong đó, công ty kỳ vọng sẽ tăng tỷ lệ đóng góp doanh thu từ các mặt hàng này cho VinMart+ lên 35% vào cuối năm 2020 so với 30% ở thời điểm hiện tại.

Về mức sinh lời, Masan đặt mục tiêu đưa EBITDA năm 2020 của chuỗi này về điểm hòa vốn (hiện tại là -3%) nhờ công tác thu mua hiệu quả hơn, cải thiện danh mục sản phẩm, tối ưu hóa hoạt động của các trung tâm phân phối và lợi thế kinh tế về quy mô.

Theo các chuyên gia của VCSC, triển vọng dài hạn của thương vụ này phụ thuộc vào việc liệu Masan có thể đưa biên lợi nhuận của VinCommerce từ âm sang dương hay không.

Nhận sáp nhập VinMart, VinMart+ và VinEco từ Vingroup là thương vụ lớn nhất của Masan trong năm 2019 vừa qua.

Theo thỏa thuận giữa hai tập đoàn này, Masan đã tiếp nhận 83,74% tổng số cổ phần phổ thông đang lưu hành của Công ty CP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM (VCM), chủ sở hữu VinCommerce và VinEco.

Đồng thời, Masan đã phát hành quyền chọn cho Vingroup được nhận cổ phần tại công ty mới là công ty con của Masan. Trong đó, công ty con mới này sẽ sở hữu 83,74% cổ phần VCM và 85,7% cổ phần Masan Consumer Holdings.

Tại công ty mới hình thành sau sáp nhập này, Masan sẽ là cổ đông chi phối hoạt động sở hữu 70% vốn, còn Vingroup và các bên khác của VCM sẽ nắm giữ tổng cộng 30%.

Với Vingroup, việc chuyển giao chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi nói trên cho Masan cũng chấp dứt gần 7 năm kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ của tập đoàn này. Cùng với việc bán VinMart, VinMart cho Masan, Vingroup cũng tuyên bố sáp nhập trang thương mại điện tử Adayroi và VinID và giải thể chuỗi bán lẻ điện máy VinPro.

Quang Thắng

Zing.vn





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chưa hết khó khăn, Xi măng Bỉm Sơn nối dài chuỗi thua lỗ

CTCP Xi măng Bỉm Sơn (HNX: BCC) cho biết nhu cầu sử dụng xi măng bao đang dần thấp hơn xi măng rời, tiếp tục làm giảm lợi thế và thương hiệu xi măng của Công ty...

Bầu Đức bán Bệnh viện cho ai?

Cuối năm 2023, bầu Đức cho biết chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại CTCP Bệnh viện Đại học Y Dược - Hoàng Anh Gia Lai để trả nợ gốc trái phiếu, chính thức loại bỏ...

ACV sẽ vay 1.8 tỷ đô để đầu tư dự án sân bay Long Thành

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) dự kiến vay 1.8 tỷ USD từ ba ngân hàng quốc doanh là Vietcombank, VietinBank và BIDV để tài trợ cho dự án sân bay...

Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, Danh Khôi Holdings bị xử phạt

Ngày 04/05/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Đầu tư Danh Khôi Holdings về hành vi...

Các hãng hàng không Việt chi bao nhiêu để thuê máy bay mỗi năm?

Trong những năm gần đây, ngành hàng không đã chứng kiến một xu hướng đáng chú ý: Chi phí thuê máy bay ngày càng tăng, trong khi lượng cung máy bay không tăng nhiều...

Thị trường thuận lợi, công ty chứng khoán lại có một quý “hốt bạc”

Quý 1/2024, lợi nhuận của các công ty chứng khoán (CTCK) đạt mức cao thứ 3 trong lịch sử.

Đạm Hà Bắc tiếp tục có lãi nhờ tái cơ cấu khoản nợ khổng lồ

Kết thúc quý 1, CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (UPCoM: DHB) tiếp tục báo lãi dù cùng kỳ lỗ gần 130 tỷ đồng. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Công ty thực chất...

Sau lần 1 bất thành, Gilimex còn gì để "khoe" với ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 2?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 1 của Gilimex không thể diễn ra vào ngày 05/05 do không đủ tỷ lệ cổ đông tham dự. Với việc lãi trở lại trong quý 1/2024, nhờ động lực...

Không còn tiền đền bù va chạm, Cảng Hải Phòng kinh doanh ra sao trong quý 1?

CTCP Cảng Hải Phòng (UPCoM: PHP) khép lại quý 1/2024 với lãi thuần từ hoạt động kinh doanh hơn 219 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Nhưng do cùng kỳ phát sinh tiền...

BV Land cùng hai doanh nghiệp bị phạt do vi phạm liên quan đến công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt 3 công ty do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin. Trong đó, phạt nặng nhất CTCP BV Land (UPCoM: BVL) số...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98