Nhiều sai phạm trong sử dụng vốn tạm ứng ở Vinashin

23/01/2020 18:00
23-01-2020 18:00:00+07:00

Nhiều sai phạm trong sử dụng vốn tạm ứng ở Vinashin

Theo Thanh tra Chính phủ, Vinashin xây dựng phương án sử dụng vốn tái cơ cấu có nhiều nội dung thiếu căn cứ, không phù hợp nguyên tắc sử dụng vốn tạm ứng.

Ngày 22/01, Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận thanh tra việc quản lý, sử dụng đối với 2.200 tỷ đồng của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) trả nợ cho Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin, nay là SBIC); và số tiền 4.190 tỷ đồng Chính phủ tạm ứng cho Vinashin tái cơ cấu.

Theo đó, Vinashin đã nhận hơn 2.200 tỷ đồng tạm ứng từ PVN nhưng không mở tài khoản để theo dõi đặc biệt, mà sử dụng tài khoản chung mở tại Ngân hàng Oceanbank (theo dõi chung cho tất cả các nguồn thu khác).

Trên sổ sách kế toán tại Vinashin cũng không theo dõi riêng; việc thu, chi không theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, giám sát nguồn tiền này.

Vinashin đã sử dụng hơn 166 tỷ đồng từ nguồn 2.200 để chi hỗ trợ các đơn vị thi công hoàn thiện 19 tàu dự kiến bàn giao năm 2011, trong khi đã đề nghị, phê duyệt sử dụng nguồn 4.190 tỷ đồng. Điều này cho thấy việc theo dõi, sử dụng các nguồn tiền của Vinashin không chính xác.

Mặc dù Vinashin đề nghị Thủ tướng "trong thời gian nhàn rỗi cho phép tập đoàn được sử dụng công cụ tiền gửi có kỳ hạn tại Oceanbank để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn", tuy chưa được Thủ tướng đồng ý, nhưng Vinashin đã gửi tiền có kỳ hạn tại Ngân hàng Oceanbank để thu lãi.

Số lãi thu phản ánh trên sổ sách là hơn 436 tỷ đồng; đã chi trên 114 tỷ đồng cho các hoạt động của đơn vị.

"Đáng chú ý là một số cá nhân thuộc Vinashin đã chiếm đoạt tiền lãi ngoài hợp đồng do Ngân hàng Oceanbank chi trả, vi phạm pháp luật phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật", Thanh tra Chính phủ kết luận.

Về khoản tiền 4.190 tỷ đồng, theo Thanh tra Chính phủ, Vinashin/SBIC cũng không theo dõi riêng mà sử dụng một tài khoản tại Oceanbank theo dõi chung cho tất cả các nguồn thu.

Tập đoàn còn xây dựng phương án sử dụng vốn có nhiều nội dung thiếu căn cứ, không phù hợp nguyên tắc sử dụng vốn tạm ứng; một số tàu được hỗ trợ từ nguồn 4.190 tỷ đồng nhưng thực tế không triển khai.

Kết luận thanh tra cũng nêu, Vinashin đề xuất sử dụng nguồn 4.190 tỷ đồng hỗ trợ cho 43 tàu (24 tàu dự kiến bàn giao năm 2011 và 19 tàu dự kiến bàn giao năm 2012), nhưng thực tế tập đoàn sử dụng vốn hỗ trợ cho 32 tàu, trong đó có 2 tàu ngoài danh sách hỗ trợ.

Số tiền tạm ứng 4.190 tỷ đồng của Chính phủ là để Vinashin tập trung phục vụ ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, hoàn thành các hợp đồng đóng tàu dở dang. Nhưng khi tiếp nhận vốn, Vinashin đã sử dụng gửi có kỳ hạn tại ngân hàng trong khi chưa được Thủ tướng cho phép.

Đến khi Thủ tướng ban hành quyết định thu hồi, Vinashin đã không thu hồi được khoản tiền 1.050 tỷ đồng từ nguồn 4.190 tỷ đồng gửi tại Oceanbank để nộp về Bộ Tài chính. "Việc này có có dấu hiệu cố ý làm trái, vi phạm nguyên tắc bảo toàn vốn, phải được điều tra làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật", kết luận thanh tra nêu.

Bên cạnh đó, một số cá nhân của Vinashin đã chiếm đoạt khoản tiền Oceanbank chi lãi suất ngoài hợp đồng, vi phạm pháp luật đang được cơ quan tố tụng xử lý.

Thanh tra Chính phủ xác định với những vi phạm trên, trách nhiệm chính thuộc về các ông: Nguyễn Ngọc Sự - Chủ tịch HĐQT/HĐTV Vinashin, Trương Văn Tuyến - Tổng giám đốc, Phạm Thanh Sơn - Phó tổng giám đốc, Trần Đức Chính - Trưởng ban Tài chính kế toán.

Kết luận cũng chỉ rõ, Vinashin chưa kịp thời kiểm tra, giám sát để các đơn vị thành viên chậm nộp thuế; khi nhận được tiền hoàn thuế không chuyên trả ngay Vinashin/SBIC mà gửi ngân hàng để thu lãi hoặc giữ lại sử dụng vào việc khác (Công ty Nam Triệu); không hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong sử dụng và thu hồi vốn... Do đó, khó có khả năng thu hồi số tiền hỗ trợ nộp thuế còn nợ là 414 tỷ đồng.

Một số khoản hỗ trợ hoàn thiện tàu dở dang nhằm giảm lỗ, giảm thiểu thiệt hại, nhưng không thu hồi được nguồn tiền tạm ứng. Thậm chí tại một số tàu, việc hỗ trợ không những không có hiệu quả, không thu hồi được vốn hỗ trợ mà còn thiệt hại lớn hơn so với không đầu tư thêm (tàu 700TEU-NT29 tại Công ty Nam Triệu; tàu 4000T tại Công ty Bến Thủy).

Việc hỗ trợ hoàn thiện "tàu 700TEU-NT29 tại Công ty Nam Triệu, thiệt hại số tiền 151 tỷ đồng cần phải được điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Vinashin/SBIC nộp về Bộ Tài chính 1.578 tỷ đồng, để hoàn trả 4.190 tỷ đồng cho Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp Trung ương.

Vinashin/SBIC cũng phải có trách nhiệm thu hồi các khoản tiền hỗ trợ từ nguồn 2.200 tỷ đồng, nguồn 4.190 tỷ đồng và các nguồn khác từ các đơn vị thành viên, nộp về Bộ Tài chính để hoàn trả nguồn 4.190 tỷ đồng và trả các khoản nợ đến hạn, quá hạn theo quyết định của Thủ tướng.

Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ, đề nghị Thủ tướng chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra 2 vụ việc.

Đầu tiên là việc lập, sử dụng các chứng từ, tài liệu để rút tiền từ nguồn vốn 4.190 tỷ đồng gửi có kỳ hạn tại ngân hàng khi chưa được Thủ tướng cho phép, có dấu hiệu cố ý làm trái, vi phạm nguyên tắc bảo toàn vốn, nguy cơ thiệt hại 1.050,4 tỷ đồng gửi tại Oceanbank.

Thứ hai là việc hỗ trợ hoàn thiện tàu 700TEU NT29 tại Công ty Nam Triệu, lỗ hơn 456 tỷ đồng, thiệt hại số tiền đã hỗ trợ trên 151 tỷ đồng.

Từng được xem là quả đấm thép, với kỳ vọng trở thành thương hiệu đóng tàu hàng đầu thế giới, Vinashin đã dần lún sâu vào nợ nần do những sai lầm trong quyết định đầu tư dàn trải, ngoài ngành. Nhiều cựu lãnh đạo của tập đoàn đã vướng vòng lao lý từ nhiều năm trước do gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng, mất cân đối tài chính và đứng trước nguy cơ phá sản. 

Từ năm 2010, Chính phủ, Thủ tướng đã có các giải pháp về tài cơ cấu Vinashin, trong đó có việc chuyển nguyên trạng một số doanh nghiệp, dự án của Vinashin về PVN và Vinalines. Bên cạnh khoản tiền Vinashin tạm ứng từ PVN là 2.200 tỷ đồng, tập đoàn này còn được cấp tạm ứng 4.190 tỷ đồng từ quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trung ương nhằm ổn định hoạt động sản xuất, tạo việc làm, tạo nguồn trả nợ, dần giảm lỗ.

Phương Sơn

Vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đốn hơn 400 cây xanh để xây metro số 2: TPHCM trồng số lượng lớn cây thay thế

Thông tin về việc đốn hạ hơn 400 cây xanh làm Metro Bến Thành - Tham Lương, đại diện Sở Xây dựng khẳng định TPHCM sẽ trồng mới cây xanh sau khi hoàn tất việc thi...

Bộ trưởng Công Thương: Mua giá 0 đồng điện mặt trời mái nhà dư thừa để ngăn trục lợi chính sách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giải thích về giải pháp giá 0 đồng đối với điện mặt trời mái nhà trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia. Bộ trưởng Công Thương...

Doanh nghiệp giảm được gần 15% tiền điện từ việc điều chỉnh phụ tải

Một số doanh nghiệp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện đã tiết giảm được 25-30% tổng công suất tiêu thụ điện từ đó tiết kiệm được gần 15% tiền điện.

Việt Nam chỉ có 18 tháng để tham gia cuộc đua bán dẫn

Đây là phát biểu của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn”, tổ chức vào chiều ngày...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Kết luận tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” tổ chức vào chiều ngày 24/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phải coi...

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98