Báo động ổ dịch Covid-19 ở Iran, Ý

24/02/2020 06:25
24-02-2020 06:25:42+07:00

Báo động ổ dịch Covid-19 ở Iran, Ý

Số người chết vì dịch Covid-19 ở Trung Quốc đại lục đã vượt mốc 2.400, trong khi đó ở Ý, Iran có số ca nhiễm tăng vọt.

Báo động ổ dịch Covid-19 ở Iran, Ý
Người dân đeo khẩu trang ở trung tâm thủ đô Tehran, Iran
Reuters

Đa số trường hợp tử vong là ở TP.Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), nơi vi rút Corona chủng mới (SARS-CoV-2) bùng phát cuối năm ngoái.

Trong thông báo ngày 23.2, Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc ghi nhận hơn 630 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm ở khắp Trung Quốc đại lục lên khoảng 77.000. Chính quyền Vũ Hán hôm qua bắt đầu áp dụng biện pháp bắt buộc cách ly 14 ngày đối với bệnh nhân mắc Covid-19 đã bình phục. Động thái này được đưa ra sau khi một số bệnh nhân xuất viện vẫn có nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng ngày cho biết tình hình dịch Covid-19 vẫn đang “phức tạp và nghiêm trọng”, sẽ ảnh hưởng khá lớn đến kinh tế - xã hội nước này, theo Tân Hoa xã. Ông Tập gọi dịch Covid-19 là “tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng lớn nhất” kể từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập vào năm 1949.

Tuyên bố được đưa ra giữa lúc dịch Covid-19 đã lan rộng đến hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo nguy cơ dịch bệnh lan sang châu Phi sau khi Ai Cập có ca nhiễm đầu tiên.

Ý cách ly ổ dịch như cách của Trung Quốc

Chính phủ Ý đã bắt đầu đưa ra các biện pháp phong tỏa tương tự như Trung Quốc áp dụng ở tâm dịch Vũ Hán. Thủ tướng Ý Giuseppe Conte tuyên bố cấm bất kỳ ai đến hoặc rời khỏi các ổ dịch sau khi số ca nhiễm SARS-CoV-2 tăng mạnh lên hơn 100 vào ngày 23.2 và có 2 người tử vong, theo AFP. Hai người chết gồm một công dân Ý và một du khách Trung Quốc. Ông Conte cảnh báo số ca nhiễm có thể tiếp tục gia tăng, nhưng kêu gọi người dân không nên hoảng loạn.

Khu vực chịu ảnh hưởng nhất là vùng Lombardy, phía bắc nước Ý với số ca nhiễm là 89, còn lại là tại vùng Veneto và thủ đô Rome. Ông Conte tuyên bố 11 thị trấn ở Lombardy và Veneto sẽ bị phong tỏa, đồng nghĩa cách ly khoảng 50.000 người. Chính quyền Lombardy tuyên bố đóng cửa tất cả trường học và hủy những sự kiện tập trung đông người kể từ ngày 24.2.

Phát biểu tại cuộc họp với các chuyên gia của Bộ Y tế Ý và vùng Lombardy, Giám đốc phụ trách châu Âu của WHO, ông Hans Kluge nói: “Điều đáng lo ngại về tình hình dịch Covid-19 ở Ý là không phải tất cả các trường hợp nhiễm có lịch sử dịch tễ học rõ ràng, như có mối liên hệ thông qua hoạt động đi lại tới Trung Quốc hoặc với các trường hợp nhiễm bệnh trước đó”.

Iran quyết liệt dập dịch

Chính phủ Iran ra lệnh đóng cửa tất cả trường học và trung tâm văn hóa tại 14 tỉnh ngay sau khi số ca nhiễm SARS-CoV-2 tăng vọt lên 43 và 8 trường hợp tử vong vào ngày 23.2. Đây là con số tử vong cao nhất bên ngoài Trung Quốc đại lục. Phát ngôn viên Bộ Y tế Iran Kianoush Jahanpour cho biết chỉ trong ngày 23.2 nhiều ca nhiễm mới được ghi nhận tại thủ đô Tehran, các thành phố Qom, Gilan, Markazi và Tonekabon. Từ khi Iran xác nhận ca nhiễm đầu tiên hôm 19.2, số ca nhiễm gia tăng nhanh và rải rác nhiều nơi.

Quốc gia láng giềng Iraq đã áp dụng biện pháp đề phòng như cấm các chuyến bay và tàu thuyền từ Iran. Hôm qua, Thổ Nhĩ Kỳ cũng tuyên bố sẽ đóng cửa biên giới với Iran.

Cũng liên quan đến dịch Covid-19, lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei hôm qua cáo buộc truyền thông nước ngoài lợi dụng dịch bệnh để gây hoang mang và cản trở cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử của nước này hôm 21.2.

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ tố chính phủ Nga đứng sau hàng ngàn tài khoản mạng xã hội tung tin giả về dịch Covid-19 để đổ lỗi cho Mỹ tạo ra SARS-CoV-2, nhưng Moscow bác bỏ cáo buộc này.

Tại Nhật Bản, Bộ trưởng Y tế Katsunobu Kato hôm qua 23.2 đã xin lỗi vì để cho 23 hành khách rời du thuyền Diamond Princess lên bờ mà không được xét nghiệm SARS-CoV-2. Tàu Diamond Princess, chở khoảng 3.700 người, bị cách ly ở cảng Yokohama từ ngày 5 - 19.2. Bộ Y tế Nhật ghi nhận hơn 600 ca nhiễm từ du thuyền và 3 hành khách tử vong. Hơn 1.000 thủy thủ đoàn tiếp tục bị cách ly trong 14 ngày. Một số hành khách nước ngoài còn ở lại trên tàu, chờ chính phủ điều máy bay đến để đưa về nước, số khác đã hồi hương tiếp tục bị cách ly. Ngoài ra, Nhật Bản có hơn 130 ca nhiễm cùng 1 người chết trên đất liền.

Phúc Duy

Thanh niên







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98