Bộ KH&ĐT dự báo GDP năm 2020 có thể chỉ đạt 5.96%

12/02/2020 16:04
12-02-2020 16:04:00+07:00

Bộ KH&ĐT dự báo GDP năm 2020 có thể chỉ đạt 5.96%

Tại cuộc họp Chính phủ chiều 12/2 về đánh giá tác động dịch virus corona tới nền kinh tế, Bộ Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT) đã đưa ra kịch bản mới dự báo tăng trưởng năm nay.

* Hiến kế để kinh tế Việt Nam bật dậy trong dịch virus corona

* Kinh tế Việt Nam trong vòng xoáy virus corona

* Cơ hội nào cho kinh tế Việt Nam trong dịch virus corona?

Theo Bộ KH&ĐT, các tổ chức quốc tế đều đánh giá kinh tế thế giới năm 2020 tiếp tục xu hướng giảm, cộng với tác động từ dịch sẽ làm suy giảm nhanh hơn, đặc biệt tình trạng khi bệnh dịch kéo dài. Kinh tế Trung Quốc và toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thiệt hại có thể lớn gấp 3 đến 4 lần so với dịch SARS, lên tới 160 tỉ USD.

Dịch đã ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, gây gián đoạn chuỗi cung ứng nhiều sản phẩm hàng hóa của thế giới, đình trệ trong sản xuất kinh doanh; suy giảm nhu cầu tạm thời từ Trung Quốc đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, ảnh hưởng tới tăng trưởng của khu vực và toàn cầu. Việt Nam có độ mở của nền kinh tế lớn và có đường biên giới dài với Trung Quốc, chắc chắn sẽ chịu những ảnh hưởng không nhỏ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo, trong trường hợp khống chế được dịch trong quý 1/2020 thì tăng trưởng của nước ta dự báo là 6.25%, giảm 0.55 điểm % so với Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ.

Trường hợp dịch được khống chế trong quý 2/2020 thì tăng trưởng của ta dự báo là 5.96% giảm 0.84 điểm % so với Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ và giảm 0.29 điểm % so với kịch bản khống chế được dịch trong quý 1/2020.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo năm 2020 chỉ ở mức 5.96% nếu dịch nCoV chỉ được khống chế trong quý 2

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, với các biện pháp mạnh, cụ thể, hiệu quả, tình hình dịch bệnh nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, nếu chỉ lo chống dịch mà không lo phát triển kinh tế, giữ gìn quốc phòng, an ninh, bảo đảm an sinh xã hội thì không thể nói là hoàn thành tốt nhiệm vụ. Vì nhiệm vụ năm 2020 được giao rất nặng nề. “Tinh thần là không được vì việc này mà bỏ mất việc kia”, Thủ tướng nêu rõ.

Đặc biệt là tiếp tục thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển tốt nhất nhằm hoàn thành nhiệm vụ. Cho nên, chúng ta phải chống cả 2 loại virus, một là virus Corona và một loại virus nữa là “virus trì trệ”, không chịu làm việc, lấy lý do dịch bệnh nên không hành động, ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội của đất nước

Nhật Quang

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng:Tăng trưởng kinh tế có thể tích cực hơn trong quý 2

Phát biểu tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, kinh tế vĩ mô tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2023 cơ bản...

Thủ tướng Australia công bố khoản hỗ trợ hàng trăm triệu dollar với Việt Nam

Thủ tướng Australia Anthony Albanese đánh giá Việt Nam đã trở thành một "cường quốc sản xuất" và Australia xác định Việt Nam giữ vai trò trung tâm trong chiến lược...

Lạm phát cơ bản là gì?

Các thuật ngữ dưới đây sẽ giúp nhà đầu tư hiểu thêm về một số vấn đề của nền kinh tế.

Quốc hội đồng ý tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 luật

Chính phủ sẽ trình Quốc hội dự án Luật Đường bộ và dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại kỳ họp thứ 6, vào tháng 10-2023

Kinh tế xã hội năm 2022: Nhiều chỉ tiêu kinh tế, xã hội tốt hơn số đã báo cáo Quốc hội

Ngày 31/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực...

Đại biểu: Cơ chế đặc thù cho TP HCM 'chưa vượt trội'

Trong số các chính sách mới nêu tại dự thảo Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù cho TP HCM, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng "chưa thấy vượt trội".

Toàn cảnh tình hình kinh tế xã hội Việt Nam tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2023

Do tình hình kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2023 gặp nhiều khó khăn nên đã tác động đến các hoạt động kinh tế trong nước. Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu hàng...

CPI tháng 5/2023 tăng nhẹ so với tháng trước

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, giá lương thực, thực phẩm tăng, giá điện, nước sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng kéo dài là những nguyên nhân chính làm chỉ...

Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Kiểm soát lạm phát để hạn chế ảnh hưởng đến 'nồi cơm, túi tiền' của người dân

Trong bối cảnh bề bộn khó khăn của kinh tế toàn cầu, việc Việt Nam giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì đà tăng trưởng, kiềm chế lạm phát, bảo đảm thu – chi,… là...

ĐBQH Trần Hoàng Ngân: Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư để phục hồi, phát triển kinh tế

Ngày 27/05/2023, phát biểu tại phiên thảo luận về chương trình giám sát của Quốc hội (QH) năm 2024, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn ĐBQH TPHCM) nêu vấn đề tình hình...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98