Gần 70% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh ở Việt Nam

14/02/2020 14:47
14-02-2020 14:47:43+07:00

Gần 70% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh ở Việt Nam

63,9% doanh nghiệp Nhật Bản tham gia khảo sát có định hướng mở rộng kinh doanh ở Việt Nam.

* Các 'ông lớn' FDI lo ngại sản xuất bị ảnh hưởng bởi dịch virus corona

* Dự án tỷ đô “xông đất” cho dòng vốn FDI vào Việt Nam năm 2020

* Ngành nghề nào thu hút FDI nhiều nhất trong năm 2019?

Tại buổi họp báo công bố kết quả "Khảo sát thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản tại Châu Á và Châu Đại Dương năm tài chính 2019" sáng 14-2, ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện văn phòng Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội cho biết triển vọng về lợi nhuận kinh doanh của các DN Nhật Bản tại Việt Nam khá cao với tỉ lệ DN được dự tính có lợi nhuận kinh doanh năm 2019 là 65,5%. Mặc dù tình hình kinh doanh ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang suy giảm thì Việt Nam vẫn có nhiều DN vững mạnh.

Với 63,9% DN tham gia khảo sát có định hướng mở rộng kinh doanh, Việt Nam là nước đứng đầu ASEAN về tỉ lệ này. Lý do các DN Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam là do kỳ vọng lớn về việc gia tăng doanh thu. Tuy nhiên, tỉ lệ này suy giảm so với năm ngoái, theo ông Takeo Nakajima, là do sự suy thoái nói chung của kinh tế thế giới.

Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho rằng nhìn tổng thể, các DN Nhật Bản vẫn tin tưởng và tiếp tục có mong muốn đầu tư tại Việt Nam. Ông Đỗ Nhất Hoàng cho biết năm 2019, các DN đến Việt Nam khảo sát, tìm hiểu thị trường tăng 30%.

Các doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh gì ở Việt Nam? - Ảnh 1.
Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (trái), và ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện văn phòng JETRO Hà Nội tại họp báo

Ông Takeo Nakajima cho biết các dự án được DN Nhật Bản quan tâm là dự án liên quan đến điện và thành phố thông minh. Các lĩnh vực DN Nhật Bản có thể đầu tư nhiều thời gian tới có thể chia làm 2 loại: DN sản xuất, gia công để xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản và DN đầu tư vào Việt Nam hướng vào thị trường nội địa Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều vào thị trường Nhật Bản; còn DN đầu tư vào Việt Nam hướng vào thị trường nội địa Việt Nam sẽ gia tăng trong thời gian tới như lĩnh vực tiêu dùng (Uniqlo), công nghệ thông tin (IT), công nghệ số, lĩnh vực xây dựng, kỹ thuật môi trường, người Việt Nam quan tâm đến sức khoẻ - lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ được DN Nhật bản quan tâm. Ngoài ra, lĩnh vực du lịch đang được nhiều DN quan tâm, song do ảnh hưởng của dịch bệnh nên có độ trễ hơn. Hằng năm 1,4 triệu du khách qua lại giữa hai quốc gia, đây là lĩnh vực rất tiềm năng.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy trong số 122 DN trả lời rằng có di chuyển địa điểm sản xuất trong thời gian tới, thì nguồn di chuyển là Trung Quốc với 62,7%, còn nơi di chuyển đến là Việt Nam với 42,3%, đứng vị trí số 1.

Ông Takeo Nakajima cho biết hiện nay, các DN có xu hướng chuyển dịch sang Việt Nam (hoặc một số nước khác) không phải là chuyển hoàn toàn cơ sở sản xuất, kinh doanh sang Việt Nam mà vẫn duy trì ở Trung Quốc và mở thêm cơ sở ở Việt Nam (hoặc một số nước khác), nhằm phân tán rủi ro kinh doanh tại Trung Quốc. Có thể thời gian tới, có xu hướng nếu Trung Quốc gặp khó trong xuất khẩu thì nhiều DN sẽ chuyển sản xuất sang Việt Nam. "Đây cũng là một xu thế đáng chú ý"- ông đánh giá.

Cũng theo Trưởng đại diện văn phòng JETRO, Hà Nội, nguyên nhân của việc di chuyển địa điểm sản xuất không chỉ là tránh ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Hiện nay chi phí sản xuất ở Trung Quốc khá cao, nên có thể các DN Nhật Bản muốn phân tán rủi ro trong sản xuất kinh doanh do chi phí cao, và một trong các địa bàn được lựa chọn là Việt Nam

Chi phí nhân công rẻ không còn là lợi thế lớn nhất

Số DN Nhật Bản đánh giá lợi thế về môi trường đầu tư là quy mô và tính tăng trưởng của thị trường là nhiều nhất. Số DN đánh giá rằng chi phí nhân công rẻ là lợi thế đã giảm so với năm ngoái. Rủi ro về môi trường đầu tư là chi phí nhân công tăng và tỉ lệ nhân viên nghỉ việc cao.

Tỉ lệ thu mua linh phụ kiện, vật liệu nội địa là 36,3%, không thay đổi so với năm trước, tỉ lệ thu mua từ DN địa phương là 13,6% và có khả năng cải thiện hơn.

Các DN sản xuất tại Việt Nam phần lớn là xuất khẩu sang Nhật Bản. Tỉ lệ xuất khẩu sang Nhật Bản là cao nhất với 65%, tăng 2,6 điểm. Tỉ lệ áp dụng FTA và EPA tăng lên 54%. Các DN Nhật Bản tại Việt Nam quan tâm đến việc cải thiện năng suất, đặc biệt là việc Việt Nam rất quan tâm đến việc ứng dụng robot để tăng năng suất; quan tâm lớn đến việc hợp tác với các công ty khởi nghiệp địa phương và có được tành tích nhiều nhất về mảng này trong các nước ở Châu Á và Châu Đại Dương. Tốc độ tăng tiền lương có chậm lại so với trước đây nhưng vẫn ở mức cao là 7%, tuy nhiên, mức lương vẫn còn ở mức thấp.

Tin-ảnh: D.Ngọc

Người lao động





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh

Sau khi các hãng hàng không tăng chuyến, giá vé chặng bay vàng Hà Nội - TPHCM bắt đầu hạ nhiệt, giảm một nửa so với đợt sau Tết Âm lịch.

Bắt cựu chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương 

Ngày 26/04, nguồn tin từ Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01), đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Lê Tiến...

Quý 1/2024, doanh thu của Viettel Global tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%

Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1 năm 2024. Theo đó, doanh thu của Viettel Global tiếp tục...

Đốn hơn 400 cây xanh để xây metro số 2: TPHCM trồng số lượng lớn cây thay thế

Thông tin về việc đốn hạ hơn 400 cây xanh làm Metro Bến Thành - Tham Lương, đại diện Sở Xây dựng khẳng định TPHCM sẽ trồng mới cây xanh sau khi hoàn tất việc thi...

Bộ trưởng Công Thương: Mua giá 0 đồng điện mặt trời mái nhà dư thừa để ngăn trục lợi chính sách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giải thích về giải pháp giá 0 đồng đối với điện mặt trời mái nhà trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia. Bộ trưởng Công Thương...

Doanh nghiệp giảm được gần 15% tiền điện từ việc điều chỉnh phụ tải

Một số doanh nghiệp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện đã tiết giảm được 25-30% tổng công suất tiêu thụ điện từ đó tiết kiệm được gần 15% tiền điện.

Việt Nam chỉ có 18 tháng để tham gia cuộc đua bán dẫn

Đây là phát biểu của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn”, tổ chức vào chiều ngày...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Kết luận tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” tổ chức vào chiều ngày 24/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phải coi...

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98