Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản 2020

11/02/2020 14:45
11-02-2020 14:45:00+07:00

Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản 2020

Sau đợt giảm sút mạnh vào năm 2019, bước sang năm 2020 thị trường bất động sản (BĐS) khi chưa có dấu hiệu phục hồi trở lại thì tiếp tục gặp khó khăn do dịch nCoV gây ra.

* TP Hồ Chí Minh: Phân khúc bất động sản nào sẽ chiếm ưu thế trong năm 2020?

* Doanh nghiệp bất động sản TP.HCM đối mặt nỗi lo mới

* Bất động sản TP.HCM 'đứng hình'

Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh (HoREA) đã có văn bản báo cáo tổng hợp các đề xuất nhằm tháo gỡ các vướng mắc, hỗ trợ thị trường BĐS phục hồi và phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu nhà ở của các tầng lớp nhân dân. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Thưa ông, ông có đánh giá thế nào về những triển vọng của môi trường kinh doanh BĐS Việt Nam trong năm 2020?

- Thị trường BĐS Việt Nam bước sang năm 2020 với nhiều khó khăn còn tồn đọng từ năm 2019. Cụ thể, qua Báo cáo Môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (World Bank), thì chỉ số môi trường kinh doanh của nước ta năm 2019, từ vị trí 69 xuống vị trí 70/190 nền kinh tế được khảo sát, do nhiều nước khác có tốc độ cải cách mạnh mẽ hơn. Trong khu vực Asean, nước ta chỉ đứng mức giữa và đang bị bỏ lại khá xa so với Singapore (2/190), Malaysia (15/190), Thái Lan (27/190) và Brunei (55/190).

Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu.

Trước đó, vào giữa tháng 10/2019, Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2018 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), nước ta được xếp hạng với vị trí 77/140 nền kinh tế được khảo sát, giảm 3 bậc so với năm 2017, cũng do nhiều nước khác có tốc độ cải cách mạnh mẽ hơn. Phương pháp đánh giá của WEF gồm 98 tiêu chí được chia thành 12 cột trụ thuộc 4 nhóm chính, trước hết là nhóm Môi trường thuận lợi (Thể chế, Cơ sở hạ tầng, Sự phổ cập công nghệ thông tin - viễn thông, Ổn định vĩ mô).

Trong thời gian qua, cả người dân và các DN BĐS đều quan tâm vấn đề liên quan đến hành lang pháp lý cho thị trường. Theo ông những quy định liên quan đến hành lang pháp lý cần được sửa đổi, bổ sung hiện nay là gì?

- Thời gian qua, để kiến tạo môi trường kinh doanh đảm bảo tính minh bạch, công bằng, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh và nâng cao chỉ số cạnh tranh quốc gia, trong đó có lĩnh vực BĐS, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định có liên quan được người dân và các DN đặc biệt quan tâm, đặc biệt là hệ thống pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng, quy hoạch đô thị, nhà ở, kinh doanh BĐS (bao gồm cả các Văn bản dưới luật).

Trong đó, có nhiều quy định về thể chế hành chính, được xem là “điểm nghẽn” đối với thị trường BĐS cần phải sớm tập trung giải quyết. Chính vì vậy, chúng tôi đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát, đề xuất xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật để đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, liên thông.

Thực hiện lộ trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp trong năm 2019; Luật Đất đai, Luật Quy hoạch đô thị và Đề án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) trong năm 2020.

Vậy những giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện cho thị trường BĐS phát triển minh bạch, bền vững trong thời gian tới là gì?

- Theo chúng tôi, cần phải tập trung vào một số giải pháp cho từng vấn đề cụ thể: Đối với việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, có xen kẹt một số thửa đất do Nhà nước quản lý do DN nhận chuyển nhượng liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của các pháp luật về đất đai, về đầu tư, về xây dựng, về quy hoạch đô thị, về nhà ở, về kinh doanh BĐS… nên rất cần được các cơ quan có thẩm quyền của Trung ương xem xét, chỉ đạo để tổ chức thực hiện thống nhất, đồng bộ.

Cần sớm tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến thủ tục hành chính và hành lang pháp lý để thị trường BĐS bình ổn trở lại. (Ảnh: Doãn Thành).

Các cơ quan có thẩm quyền sớm có kết luận đối với các dự án thuộc diện rà soát, thanh tra, để các chủ đầu tư chấp hành, trước hết là thực hiện các nghĩa vụ tài chính bổ sung với Nhà nước (nếu có) và được tiếp tục triển khai thực hiện dự án.

Thực hiện quy trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án nhà ở xã hội có quỹ đất sạch thuộc Nhà nước quản lý, để sớm triển khai thực hiện, nhằm khai thác hiệu quả các quỹ đất sạch. Cùng với đó là giải quyết khó khăn, vướng mắc của DN nhà nước cổ phần hóa, thực hiện đấu giá công khai, xác định tài sản của DN tại thời điểm cổ phần hóa để tránh thất thoát tài sản của Nhà nước.

Áp dụng linh hoạt những cơ chế xử lý phần đất giáo dục, y tế hoặc đất có mục đích kinh doanh khác trong dự án nhà ở thương mại. Giải quyết sự thiếu thống nhất giữa những khái niệm “đất” và “đất ở”, “nhà đầu tư” và “chủ đầu tư”.

Một trong những vấn đề quan trọng là hoàn thiện cơ chế thanh toán cho Nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).

Đối với hệ thống hạ tầng giao thông, đề nghị Bộ GTVT chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan như: Bộ Xây dựng, Bộ KH&ĐT quy hoạch đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông với quy hoạch phát triển đô thị, các khu đô thị mới, các khu dân cư mới, các điểm dân cư nông thôn, bao gồm đồng bộ các tuyến đường cao tốc, đường vành đai, các tuyến metro, đường sắt, monorail, các tuyến xe buýt, xe buýt nhanh (BRT), các bãi giữ xe, các tuyến đường đi bộ trên cao kết nối với các ga metro, cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, để phát huy hiệu quả khai thác giao thông vận tải, logistics và gia tăng tiện ích phục vụ DN, người dân và khách vãng lai.

Xin cảm ơn ông!

Doãn Thành

Kinh tế Đô thị





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Văn Phú – Invest: Kỳ vọng chuyển mình trong bối cảnh kinh tế phục hồi

Những dấu hiệu phục hồi của thị trường bất động sản thời gian qua, cùng một số yếu tố thuận lợi từ nền kinh tế vĩ mô, giúp ban lãnh đạo và cổ đông Công ty cổ phần...

Đà Lạt đấu giá loạt tài sản công, gồm nhà hàng đại gia trả giá 15 tỷ rồi bỏ cọc

Nhiều nhà hàng, khách sạn, vườn hoa và khu đất nhà hàng Thủy Tạ được TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) đưa ra đấu giá sau khi hoàn thành công tác kiểm kê, xây dựng phương...

Vinhomes làm rõ lợi ích tại loạt dự án "mang tên, không sở hữu"

Khi thấy dự án mang tên "Vinhomes" nhưng chủ đầu tư là đơn vị khác, không chỉ cổ đông mà cả khách hàng cũng đặt câu hỏi: Ai thực sự sở hữu, ai đang hưởng lợi? Lãnh...

Vì sao chung cư Hà Nội ồ ạt giảm giá, có căn rớt hàng trăm triệu?

Có tới 47% dự án chung cư tại Hà Nội giảm giá bán thứ cấp so với quý trước, dấu hiệu cho thấy xu hướng điều chỉnh giá diễn ra trên phạm vi rộng, theo một khảo sát...

Đấu giá 20 lô 'đất vàng', giá trúng cao hơn 19 tỷ so với khởi điểm

20 lô đất được xem là khu đất vàng tại trung tâm TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng vừa được đấu giá thành công với tổng số tiền xấp xỉ 51,8 tỷ đồng, tăng hơn 19 tỷ đồng so...

Hà Nam đấu giá 225 lô đất, khởi điểm thấp nhất hơn 2 triệu đồng/m2

225 lô đất tại huyện Lý Nhân và Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam sẽ được tổ chức đấu giá quyền sử dụng trong tháng 5 tới. Giá khởi điểm thấp nhất 2,2 triệu đồng/m2 và cao...

HoREA kiến nghị TP HCM bỏ lệnh cấm dịch vụ cho thuê căn hộ ngắn ngày

HoREA đề nghị xem lại cách hiểu và nên quản lý thay vì cấm cho thuê căn hộ chung cư ngắn ngày, theo giờ (ứng dụng AirBnB).

'Mất bình quân 34 năm thu nhập để mua nhà tại TP HCM'

Người lao động sinh sống và làm việc tại TP HCM cần tích lũy trung bình khoảng 34 năm thu nhập mới đủ tài chính mua nhà tại thành phố này, theo Numbeo.

Phân khúc nhà dưới 2 tỷ đồng gần như biến mất

Trong bối cảnh nguồn cung dự án mới vẫn nghiêng hẳn về phân khúc cao cấp, khiến giá nhà tăng cao đã làm giấc mơ an cư của người thu nhập trung bình và thấp ngày...

TPHCM: Quận, khu vực có lượng tìm kiếm BĐS nhiều và giá cho thuê tốt nhất?

Thị trường chung cư ở TPHCM ghi nhận mức độ quan tâm và giá bán cải thiện. Trong khi nguồn cung mới tập trung ở phía Đông, lực cầu lại tăng ở khu vực phía Tây nhờ...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


Hotline: 0908 16 98 98