BSR căng mình trong tâm bão Covid-19

18/03/2020 10:48
18-03-2020 10:48:49+07:00

BSR căng mình trong tâm bão Covid-19

Số người nhiễm Covid-19 đang tăng nhanh trên toàn cầu, đối nghịch với thảm họa này là một thế giới “đứng im” - tức gần như mọi hoạt động kinh tế, sinh hoạt của người dân ngừng trệ, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu đã hiện hữu. Các nhà máy lọc dầu và công ty phân phối xăng dầu trên thế giới và Việt Nam đang đứng trước giai đoạn vô cùng khó khăn.

Hoạt động xuất bán xăng dầu tại cảng NMLD Dung Quất.

Nhu cầu xăng dầu giảm mạnh

Trung Quốc là nơi bùng phát dịch Covid-19 và cũng là quốc gia bị ảnh hưởng kinh tế nặng nề nhất từ đại dịch này. Viện Nghiên cứu kinh tế và công nghệ Trung Quốc nhận định, nhu cầu xăng, dầu diesel và nhiên liệu máy bay của Trung Quốc (nước tiêu thụ xăng dầu nhiều nhất thế giới) trong quý 1/2020 ước tính giảm 36% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, hơn 200,000 chuyến bay quốc tế đến và đi từ Trung Quốc cũng như nhiều chuyến bay nội địa tại nước này đã bị hủy bỏ. Người dân được khuyến cáo hạn chế đến nơi đông người và đi du lịch, do đó, nhu cầu nhiên liệu bay dự báo giảm 47% trong quý 1. Theo đó, năm 2020, dự báo Trung Quốc sẽ giảm nhu cầu khoảng 3.2 triệu tấn nhiên liệu bay và 8 triệu tấn xăng dầu.

Các công ty lọc dầu ở Nhật cho biết, xăng và nhiên liệu bay giảm 1/4 doanh số bán hàng. Riêng nhiên liệu hàng không giảm khoảng 80% doanh thu do các chuyến bay nội địa ở Nhật và hàng trăm chuyến sang Trung Quốc bị tạm ngừng hoạt động.

Theo số liệu từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), dịch Covid-19 sẽ làm kinh tế thiệt hại từ 77 tỷ USD (kịch bản khả quan) đến 347 tỷ USD (kịch bản tồi tệ nhất), tương đương 0.1-0.4% GDP toàn cầu. Dịch bệnh đang khiến các hoạt động kinh tế đình trệ, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu theo đó sút giảm mạnh.

Tại thị trường Việt Nam, nhu cầu sản phẩm lọc hóa dầu trong nước cũng giảm mạnh, các khách hàng của Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm xăng dầu giảm từ 30-40% so cùng kỳ các năm trước, trong đó sản phẩm nhiên liệu bay Jet A1 có mức giảm sâu nhất.

Theo hợp đồng kỳ hạn năm 2020, tổng khối lượng xăng dầu BSR giao mỗi tháng cho các khách hàng vào khoảng 634,000 m3, gồm 302,000 m3 xăng 95/92; 272,000 m3 dầu DO và 60,000 m3 nhiên liệu bay Jet A1. Tuy nhiên, do dịch Covid-19, tồn kho xăng dầu của BSR cũng đang có xu hướng tăng nhanh gần đạt ngưỡng khi các khách hàng đều giảm bình quân tới 30% kế hoạch do tình hình tiêu thụ và sức chứa gặp nhiều khó khăn.

Đối với sản phẩm LPG và hạt nhựa PP, nhiều khách hàng cũng đề nghị giảm sản lượng nhận hàng và giãn thời gian giao nhận hàng.

BSR vừa lo bán hàng vừa đảm bảo quân số để sản xuất an toàn

Đứng trước những thách thức lớn từ thị trường, ông Bùi Minh Tiến - Tổng Giám đốc BSR - cho biết: 'Hiện nay, BSR đang nỗ lực nghiên cứu, áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty'.

Một mặt, công ty tích cực làm việc với từng khách hàng, đưa ra các giải pháp, chính sách hỗ trợ để tối đa hoá khả năng tiếp nhận hàng hoá của khách hàng; một mặt từng bước điều chỉnh giảm công suất của nhà máy để phù hợp với sức chứa của nhà máy và khả năng tiếp nhận của khách hàng. Phương án gửi hàng hoá tại tổng kho của các đầu mối phân phối lớn cũng đã được nghiên cứu và triển khai khi thị trường tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu, nhằm đảm bảo kho chứa tại nhà máy không bị tank-top (đầy kho) và nhà máy vẫn sản xuất an toàn.

Kỹ sư vận hành tại phòng Điều khiển Trung tâm Nhà máy.

Một thách thức khác với BSR, theo ông Tiến, là đảm bảo an toàn sức khoẻ cho CBCNV trong giai đoạn cao điểm của dịch Covid-19, nhất là với đội ngũ kỹ sư, công nhân vận hành, bảo dưỡng Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất. Để đảm bảo nhà máy vận hành liên tục ổn định và an toàn, BSR đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 để chỉ đạo sát sao công tác này. Theo đó, ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Chính phủ và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, BSR còn đưa ra những quy định riêng, cụ thể để tăng cường việc ngăn ngừa khả năng lây nhiễm, trang bị các công cụ, dụng cụ để hỗ trợ người lao động, đồng thời xây dựng các kịch bản xảy ra các nguy cơ lây nhiễm để có giải pháp ứng phó kịp thời.

Ông Bùi Minh Tiến tin tưởng rằng với việc chủ động triển khai các giải pháp nêu trên, Công ty đang từng bước hạn chế ảnh hưởng tiêu cực do dịch Covid-19 gây ra, đồng thời tiếp tục bình tĩnh ứng phó với những diễn biến có thể phức tạp hơn trong thời gian tới.

PV

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá trị của một doanh nghiệp được xác định như thế nào?

Việc xác định giá trị doanh nghiệp là một bước không thể thiếu trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư. Vậy xác định như thế nào mới đúng?

CEO Lê Văn Quang: Minh Phú có thể lãi ít nhất 100 tỷ đồng/tháng từ tháng 6

Dù quý đầu năm chỉ đạt hơn 17 tỷ đồng lợi nhuận, ông Lê Văn Quang - Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) vẫn khẳng định có đủ cơ sở để hoàn...

Chủ tịch VNZ Lê Hồng Minh: AI chỉ là công cụ, không thể thay thế con người

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ, Chủ tịch HĐQT CTCP VNG (UPCoM: VNZ) Lê Hồng Minh khẳng định Tập đoàn không có ý định hay chiến lược cắt giảm lao động khi tập trung vào phát...

Vietravel Airlines lên kế hoạch nâng vốn điều lệ lên 2.6 ngàn tỷ đồng

Thông tin trên website, hãng hàng không Vietravel (Vietravel Airlines) cho biết đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 vào ngày 19/06 vừa qua. Đại hội đã thông qua nội...

Chứng khoán BETA lên kế hoạch tăng trưởng mạnh

ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Chứng khoán BETA đã diễn ra vào ngày 20/06, thông qua kế hoạch mang về 43 tỷ đồng doanh thu hoạt động và 7 tỷ đồng lãi trước thuế...

Giám đốc CLL: Điều chỉnh mô hình kinh doanh để thích nghi biến động thị trường

Tại ĐHĐCĐ thường niên diễn ra hôm 20/06, lãnh đạo CTCP Cảng Cát Lái (HOSE: CLL) cho biết nhiều kế hoạch mở rộng đang chững lại do vướng mắc thủ tục, trong bối cảnh...

APS rút nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, chưa có kế hoạch tăng vốn, "hẹn" cổ tức đến năm 2026

Sau hai lần tổ chức bất thành, ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (HNX: APS) đã được tổ chức thành công với các câu chuyện “nóng”...

Vinatex lãi gần 556 tỷ đồng nửa đầu 2025, chưa vội chuyển sàn niêm yết

Dù thị trường dệt may toàn cầu còn nhiều bất định, Vinatex vẫn ghi nhận lợi nhuận hợp nhất 6 tháng đầu năm gần gấp đôi cùng kỳ, đạt 556 tỷ đồng. Song song đó...

TNT “vô tình” ẩn lô đất gần 51 tỷ đồng đấu giá được trong BCTC quý 1

Trong công bố thông tin ngày 20/06, CTCP Tập đoàn TNT (HOSE: TNT) cho biết đã phát hiện sai sót cần đính chính, bổ sung tại BCTC hợp nhất quý 1/2025 liên quan đến...

Chủ tịch SGN: "Vietjet tự phục vụ, chúng tôi mất 40% doanh thu và 20% lợi nhuận"

Sáng ngày 20/06, ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Phục vụ Mặt đất Sài Gòn (SAGS, HOSE: SGN) diễn ra trong bối cảnh công ty vừa mất đi một khách hàng quan trọng và...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98