Dịch COVID-19 ngày 12-3: Mỹ có thể công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia

12/03/2020 06:34
12-03-2020 06:34:43+07:00

Dịch COVID-19 ngày 12-3: Mỹ có thể công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia

Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc tình trạng khẩn cấp quốc gia sau khi 23 bang đã tuyên bố khẩn cấp. Ông sắp công bố các giải pháp trong sáng nay. Số ca nhiễm tại nhiều nước tiếp tục tăng.

Dịch COVID-19 ngày 12-3: Mỹ có thể công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia - Ảnh 1.
Các nhân viên y tế tham gia tẩy trùng trung tâm dưỡng lão Life Care Center of Kirkland ở Washington, Mỹ - Ảnh: REUTERS

Mỹ sắp đề xuất tình trạng khẩn cấp

Đài CNN cho biết tổng thống Mỹ Donald Trump sắp đưa ra các đề xuất chống dịch COVID-19 trong ngày, trong đó bao gồm tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia theo Luật Stafford nhằm tăng cường nguồn hỗ trợ.

Nhiều bang, thành phố của Mỹ tiếp tục tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Ngày 11-3, thống đốc bang Arizona Doug Ducey đặt bang này vào tình trạng khẩn cấp sau khi số ca nhiễm tăng lên 9. "Chúng tôi dự kiến số ca dương tính sẽ tăng thêm" - ông Ducey cảnh báo.

Thị trưởng thủ đô Washington, bà Muriel Bowser, tuyên bố tình trạng khẩn cấp do virus corona chủng mới, cũng với dự đoán số ca nhiễm sẽ tăng.

Đã có tổng cộng 23 bang của Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho biết số ca nhiễm ở Mỹ đã tăng lên 1.162 ca tại 41 bang và thủ đô Washington. Số ca tử vong tăng lên 37 sau khi có thêm bốn người ở bang Washington tử vong.

Ca nhiễm tăng mạnh tại châu Âu

Dịch COVID-19 vẫn đang lây lan với tốc độ nhanh tại châu Âu với số ca nhiễm mới tăng tại nhiều nước.

Theo thông báo tối 11-3 của Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Véran, hiện nước này có 2.281 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, tăng 497 người trong vòng 24 giờ. Số ca tử vong cũng đã tăng lên 48 người so với 33 ca ghi nhận tối hôm trước. Hiện Pháp vẫn ở giai đoạn 2 của dịch vì chưa lây lan ra cả cả nước.

Tại quốc gia láng giềng Bỉ, Bộ Y tế nước này thông báo có 314 ca mắc COVID-19, tăng từ con số 267 ca thông báo trước đó, và đã có 3 người tử vong. Hiện tại, các bệnh viện của Bỉ đang tiếp nhận ngày càng nhiều ca nhiễm trùng đường hô hấp dưới, báo hiệu có thể đang ở thời điểm đầu dịch.

Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) có trụ sở tại thủ đô Brussels của Bỉ xác nhận đã có 4 nhân viên dương tính với virus SARS-CoV-2. Cơ quan này yêu cầu tất cả các nhân viên từ Ý trở về phải thực hiện cách ly trong hai tuần.

Tại Thụy Điển, thông báo mới nhất từ chính phủ nước này cho biết số ca mắc COVID-19 đã lên tới 500 người, tăng 147 người chỉ trong một ngày. Chính phủ Thụy Điển đã ra lệnh cấm toàn bộ các hoạt động có từ 500 người tham gia trở lên. Ai vi phạm sẽ bị phạt tiền hoặc ngồi tù 6 tháng.

Anh sắp chuyển sang giai đoạn 2

Hãng tin AFP ngày 12-3 đưa tin chính phủ Anh chuẩn bị áp dụng giai đoạn 2 "trì hoãn" trong kế hoạch chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, Quốc hội Anh vẫn tiếp tục hoạt động bất chấp một nghị sĩ đã bị nhiễm. Số ca nhiễm tại Anh đã tăng lên 456 với 8 ca tử vong.

Báo Guardian cho biết đã có ít nhất ba bộ trưởng bị cách ly chờ kết quả xét nghiệm COVID-19.

Ấn Độ đình chỉ tất cả thị thực du lịch

Ngay sau khi WHO tuyên bố đại dịch COVID-19, Ấn Độ đã đình chỉ tất cả các loại thị thực du lịch nhằm ngăn chặn COVID-19 lây lan tại nước này. Biện pháp này có hiệu lực từ ngày 13-3 đến ngày 15-4. Tuy nhiên một số đối tượng được miễn trừ như những người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ, tổ chức quốc tế và những người có thị thực làm việc hoặc dự án.

Chính quyền liên bang Thụy Sĩ tuyên bố đóng cửa một phần biên giới với Ý, theo đó sẽ đóng cửa ngay lập tức 9 trạm kiểm soát phụ tại biên giới giữa hai nước song các cửa khẩu chính vẫn sẽ được hoạt động.

Ý đóng cửa toàn bộ hàng quán

Thủ tướng Ý Giuseppe Conte tuyên bố đóng cửa toàn bộ nhà hàng, cửa hàng, quán bar trên toàn quốc để ngăn dịch COVID-19 lây lan. Biện pháp sẽ kéo dài từ nay đến ngày 25-3.

Chỉ có các nhà thuốc và siêu thị được phép hoạt động trong thời gian này. Các quán ăn chỉ được phép giao thức ăn còn các công ty phải chuyển sang hình thức làm việc từ xa.

Dịch COVID-19 ngày 12-3: Mỹ có thể công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia - Ảnh 2.
Các nhà hàng, cửa hàng tại Ý cũng phải đóng cửa để ngăn dịch COVID-19 - Ảnh: REUTERS

Nghị sĩ Đức nhiễm bệnh COVID-19

Người phát ngôn đảng đoàn Dân chủ Tự do (FDP) trong Quốc hội Đức tối 11-3 xác nhận một nghị sĩ quốc hội liên bang của đảng này đã bị nhiễm COVID-19.

Những người liên quan tới nghị sĩ này đã được cách ly phòng ngừa tại nhà. Trước đó, khoảng 15 nghị sĩ đảng Dân chủ Xã hội (SPD) và nhân viên làm việc trong Quốc hội Đức đã phải cách ly tại nhà phòng nguy cơ bị lây nhiễm do đã có tiếp xúc với một trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 đến từ Bộ Tư pháp liên bang.

Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội liên bang Wolfgang Schäuble và lãnh đạo các đảng đoàn trong Quốc hội đã thống nhất sẽ không tiến hành biểu quyết theo tên trong phiên họp Quốc hội tuần này nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm khi thẻ của các nghị sĩ được bỏ vào thùng phiếu trong quá trình thực hiện biểu quyết theo tên.

TRẦN PHƯƠNG

Tuổi trẻ







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mỗi ngày đều là cao điểm phòng chống hàng giả

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 23/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu kiên quyết tuyên chiến với hàng giả, đấu tranh thường xuyên với...

"Việt Nam là mảnh ghép còn thiếu trong hệ thống FTA của Thụy Sĩ"

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt - Thụy Sĩ tổ chức ở Zurich ngày 23/06, Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass nhận định việc thiếu vắng một hiệp định thương...

Doanh nghiệp chi tiền gấp 11 lần nhập khẩu dừa giữa lúc giá cao kỷ lục

Việt Nam đang là nhà xuất khẩu dừa lớn thứ 5 thế giới, nhưng 4 tháng qua, các doanh nghiệp ở nước ta đã chi ra số tiền gấp 11 lần so với cùng kỳ năm ngoái để nhập...

Thêm 6 doanh nghiệp cá tra được miễn thuế khi xuất sang Mỹ

Mỹ giữ nguyên thuế chống bán phá giá với cá tra Việt Nam trong kỳ rà soát lần thứ 20, trong đó thêm 6 doanh nghiệp được miễn thuế khi xuất vào nước này.

First Sale Valuation: Giải pháp giúp doanh nghiệp Việt tiết kiệm thuế khi xuất khẩu sang Mỹ

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và hải quan Mỹ tăng cường kiểm soát trị giá khai báo, "First Sale Valuation" (FSV) đang trở thành công cụ đáng chú ý để...

Vì sao tiêu thụ xi măng giảm mạnh?

Khan hiếm cát, đá xây dựng cũng như giá một số loại vật liệu (cát, gạch) tại nhiều địa phương phi mã không chỉ làm chậm tiến độ các dự án mà còn ảnh hưởng nghiêm...

Malaysia dỡ bỏ thuế chống bán phá giá đối với sắt, thép Việt Nam

Malaysia dỡ bỏ việc áp dụng thuế chống bán phá giá và các cuộc điều tra đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Hàn Quốc và Việt Nam, có hiệu lực từ...

Vụ án Tập đoàn Phúc Sơn: Hậu ‘Pháo’ và đồng phạm gây thiệt hại hơn 1.168 tỷ đồng

Hành vi sai phạm của Nguyễn Văn Hậu và các đồng phạm, đối tượng liên quan gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước, với tổng số tiền hơn 1.168 tỷ đồng. Các...

Vụ sữa giả HIUP: Mỗi lon giá gốc 87.000 đồng, bán ra 546.000 đồng

Một lon sữa giả mang tên HIUP 27, giá xuất xưởng chỉ 87.800 đồng, nhưng khi đến tay người tiêu dùng lại được đội giá lên hơn 546.000 đồng/lon, mức chênh lệch hơn 6...

Chính phủ xác định người dân là trung tâm, nông thôn là nền tảng, nông nghiệp là động lực

Phát biểu tại hội nghị chiều 22/06, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề ra 4 định hướng lớn và 3 vai trò tiên phong cho người nông dân, khẳng định đây là nền tảng cho giai...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98