Hàn Quốc tung gần 10 tỷ USD hỗ trợ nền kinh tế

04/03/2020 09:52
04-03-2020 09:52:34+07:00

Hàn Quốc tung gần 10 tỷ USD hỗ trợ nền kinh tế

Bộ Tài chính Hàn Quốc hôm nay công bố đề xuất ngân sách bổ sung 11.700 tỷ won (9,8 tỷ USD) nhằm xoa dịu tác động từ Covid-19.

* Tổng thống Hàn Quốc 'tuyên chiến' với COVID-19, báo động 24 giờ

* Mối nguy khác với nền kinh tế Hàn Quốc ngoài Covid-19

Chính phủ Hàn Quốc dự kiến trình đề xuất lên Quốc hội vào ngày mai (5/3). Bộ trưởng Tài chính nước này Hong Nam-ki cho biết ngân sách bổ sung sẽ đổ vào hệ thống y tế, chăm sóc trẻ em và hỗ trợ doanh nghiệp.

Cụ thể, trong 11.700 tỷ won, 3.200 tỷ won sẽ để bù đắp thâm hụt ngân sách và 8.500 tỷ won để bơm thêm vào nền kinh tế. 2.300 tỷ won sẽ được cấp cho các tổ chức y tế và nỗ lực cách ly. 3.000 tỷ won hỗ trợ chăm sóc trẻ em và giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ trả lương nhân viên.

Khoản vay của các hãng xuất khẩu cũng sẽ được nới lỏng điều khoản. Những người mất việc sẽ được đào tạo lại.

Một nhà hàng tại Seoul vắng vẻ khi dịch bệnh bùng phát. Ảnh: Yonhap

Để huy động ngân sách bổ sung, chính phủ Hàn Quốc dự kiến phát hành 10.300 tỷ won trái phiếu trong năm nay. Nợ chính phủ sẽ tăng lên 41,2% GDP sau việc này.

"Chúng tôi hiểu rằng nền kinh tế đang trong tình trạng khẩn cấp. Chúng tôi đang tập trung toàn bộ chính sách vào việc giảm thiểu tác động kinh tế, đặc biệt với các ngành bị tổn thương, doanh nghiệp vừa và nhỏ và lao động tự do", ông Hong cho biết trong cuộc họp báo.

Hàn Quốc hiện là ổ dịch lớn nhì thế giới, sau Trung Quốc. Tiêu dùng yếu đi đã khiến Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc Lee Ju-yeol tuần trước cảnh báo nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á có nguy cơ tăng trưởng âm quý này.

Thông báo của Hàn Quốc được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất khẩn cấp thêm 0,5%, nhằm giúp nền kinh tế đối phó Covid-19. Cách đây một giờ, Hong Kong cũng tuyên bố giảm lãi suất thêm 0,5% với lý do tương tự.

Hà Thu

Vnexpress







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thêm một ngân hàng Mỹ phá sản

Trong ngày 26/04, Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã thông báo về việc đóng cửa ngân hàng Republic First Bank, đánh dấu vụ sụp đổ ngân hàng đầu tiên tại...

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98