Thỏa thuận 'đình chiến thương mại' Mỹ-Trung gặp khó vì dịch COVID-19

16/03/2020 09:10
16-03-2020 09:10:00+07:00

Thỏa thuận 'đình chiến thương mại' Mỹ-Trung gặp khó vì dịch COVID-19

Ông Steve Tsang, người đứng đầu SOAS tại London (Anh), nhận xét dịch COVID-19 và tác động của nó có thể sẽ khiến cả chính phủ Mỹ và Trung Quốc rơi vào cảnh rối trí.

* Mỹ nhắc Trung Quốc: 'Dù bị dịch corona cũng đừng quên thỏa thuận thương mại'

* Dịch corona "lây lan" sang thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Cảng hàng hóa ở Los Angeles, bang California, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Thỏa thuận "đình chiến thương mại" giữa Mỹ và Trung Quốc đang đối mặt với rủi ro khi sự bùng phát dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang tác động tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu, khiến Bắc Kinh khó có thể thực hiện các cam kết của mình.

Theo thỏa thuận thương mại "Giai đoạn một" được Bắc Kinh và Washington ký kết vào tháng 1/2020, Trung Quốc cam kết sẽ mua thêm lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Mỹ trong 2 năm tới, so với mức của năm 2017, trước thời điểm nổ ra cuộc chiến thương mại và thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, những lo ngại ngày càng gia tăng về khả năng các điều kiện của thỏa thuận khó có thể được đáp ứng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang bị đe dọa bởi hàng loạt biện pháp quyết liệt mà các chính phủ trên thế giới triển khai nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, bao gồm các biện pháp cách ly và cấm đi lại.

Ông Steve Tsang, người đứng đầu Viện Trung Quốc thuộc Trường Nghiên cứu Phương Đông và châu Phi (SOAS) tại London (Anh), nhận xét dịch COVID-19 và tác động của nó có thể sẽ khiến cả chính phủ Mỹ và Trung Quốc rơi vào cảnh rối trí.

Các thị trường toàn cầu đã suy giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh, với giá dầu chứng kiến đà giảm rất mạnh trong thời gian qua.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuần này đã cảnh báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm nay sẽ giảm xuống dưới mức 2,9% ghi nhận được trong năm ngoái.

Chuyên gia Tsang nói thêm: "Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu Mỹ và Trung Quốc có thể thực hiện được đầy đủ các điều khoản của thỏa thuận thương mại giai đoạn một."

Mỹ hiện đang đối mặt với tình trạng gián đoạn nghiêm trọng do tác động của dịch COVID-19. Trong khi đó, tại Trung Quốc, làn sóng đóng cửa doanh nghiệp không chỉ tác động tiêu cực đến chi tiêu tiêu dùng và hoạt động chế tạo của nước này, mà còn ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng của thế giới.

Công ty Thương mại Qingzhou Ruiyuan (Trung Quốc) trong tháng này bắt đầu nhập khẩu trở lại đậu tương Mỹ, song lượng nhập khẩu giảm ít nhất 20% so với cùng kỳ năm 2019.

Xuất khẩu của Trung Quốc trong hai tháng đầu năm nay đã giảm 17,2% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi nhập khẩu giảm 4%.

Trung Quốc đã cam kết nhập khẩu thêm hàng nông sản, hải sản, hàng chế tạo như máy bay, máy móc, thép và các sản phẩm năng lượng từ Mỹ./.

K.Dung

Vietnam+







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xung đột Israel-Iran có gây gián đoạn hoạt động vận tải qua eo biển Hormuz?

Dòng chảy thương mại toàn cầu, bao gồm cả việc vận chuyển dầu thô quan trọng, vẫn tiếp tục đi qua eo biển Hormuz sau các cuộc tấn công giữa Israel và Iran. Tuy...

Những khoảng lặng ở cảng biển nhộn nhịp nhất nước Mỹ

Sự sụt giảm trong hoạt động tại cảng Los Angeles diễn ra khi các nhà nhập khẩu hàng hóa và nhà bán lẻ, đặc biệt là những doanh nghiệp có quan hệ thương mại với...

Căng thẳng Israel-Iran ảnh hưởng đến việc vận chuyển 20 triệu thùng dầu mỗi ngày

Căng thẳng Israel-Iran có thể làm gián đoạn vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung dầu toàn cầu và giá dầu tăng cao.

Căng thẳng giữa Israel-Iran bùng phát gây ra tác động gì đến kinh tế thế giới?

Căng thẳng leo thang đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm đến các tài sản an...

Khi các doanh nghiệp từ bỏ các cam kết về khí hậu

Coca-Cola, BP, HSBC cùng hàng loạt doanh nghiệp khác đang lần lượt từ bỏ các mục tiêu môi trường, qua đó cho thấy sự thiếu hiệu quả của các hành động tự nguyện.

Ông Trump phê duyệt thương vụ US Steel-Nippon Steel, Mỹ sẽ sở hữu “cổ phần vàng”

Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp trong ngày 13/06, chính thức phê duyệt thương vụ sáp nhập giữa US Steel và Nippon Steel của Nhật Bản. Quyết...

Cuộc 'nổi loạn' của thị trường trái phiếu

Lần đầu tiên sau gần một thế hệ, các Chính phủ bắt đầu thường xuyên đối mặt với sự phản kháng từ nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu dài hạn.

Kinh tế thế giới trong cơn hỗn loạn

Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã mang đến sự khó lường và hệ quả là niềm tin bị đánh mất.

CBAM của EU có thực sự thúc đẩy giảm phát thải hay là một rào cản thương mại?

Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) của EU là một trong những chính sách môi trường quan trọng nhất của Liên minh châu Âu trong những năm gần đây. Được thiết...

Người duy nhất sống sót kể lại giây phút kinh hoàng trong thảm kịch máy bay 241 người chết

Trong một trong những thảm họa hàng không tồi tệ nhất thập kỷ qua, Ramesh Vishwaskumar, 40 tuổi, trở thành người duy nhất sống sót sau vụ rơi máy bay Air India...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98