Châu Âu sẽ phải dùng đến 'tiền trực thăng' để giải cứu kinh tế?

25/04/2020 09:57
25-04-2020 09:57:26+07:00

Châu Âu sẽ phải dùng đến 'tiền trực thăng' để giải cứu kinh tế?

Điều này chưa bao giờ được thực hiện trong khu vực đồng euro nhưng cuối cùng, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) có thể đạt đến điểm mà 'tiền trực thăng' là sự lựa chọn tốt nhất trong bối cảnh khủng hoảng vì virus corona, hai nhà phân tích nói với CNBC.

Chủ tịch ECB, Christine Lagarde.

Thuật ngữ 'tiền trực thăng' được nhà kinh tế học của thế kỷ 20 Milton Friedman đặt ra, đề cập đến chính sách tiền tệ 'không bình thường', trong đó ngân hàng trung ương in thêm tiền và phân phối trực tiếp cho công dân. Ý tưởng này - gợi lên hình ảnh tiền bị ném khỏi trực thăng cho những người bên dưới - để thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng, giúp phục hồi kinh tế trong thời kỳ suy thoái. Tuy nhiên, có nhiều ý tưởng khác nhau về cách các ngân hàng trung ương có thể tiến hành điều này.

Các quốc gia châu Âu là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Covid-19, khi Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo ​​mức giảm GDP là 7.5% trong năm nay cho khu vực đồng euro.

ECB đã thực hiện các bước khác nhau để giảm bớt một số tác động, bao gồm cam kết mua 750 tỷ euro (815 tỷ USD) trái phiếu Chính phủ trong năm nay. Tuy nhiên, dữ liệu được công bố đầu tuần cho thấy chương trình của ECB có thể hết hạn vào tháng 10 nếu ngân hàng trung ương này tiếp tục mua trái phiếu Chính phủ với tốc độ hiện tại.

Các chuyên gia nói với CNBC rằng tiền trực thăng làm tăng mối lo ngại về sự độc lập của ngân hàng trung ương, đầu tư nước ngoài (vì nó sẽ làm mất giá tiền tệ) và không rõ mọi người sẽ sử dụng số tiền mặt được phát như thế nào. 

John Wraith, người đứng đầu bộ phận chiến lược lãi suất của Vương quốc Anh tại UBS, nói với CNBC hôm thứ Ba rằng nếu ECB tiếp tục mua trái phiếu Chính phủ trong 6-12 tháng nữa mà kết quả đạt được vẫn khiêm tốn thì “Chúng ta có thể phải thử dùng đến cách tiền trực thăng”.

Dario Perkins, Giám đốc điều hành tại công ty nghiên cứu vĩ mô toàn cầu TS Lombard, cũng nói tiền trực thăng có thể là một lựa chọn. “ECB không cần làm điều đó ngay bây giờ, nhưng bạn có thể nghĩ ra một cuộc khủng hoảng khác lớn như thế này không?”, ông nói.

Đến thời điểm này, ECB vẫn tránh xem tiền trực thăng là một khả năng thực sự. Trong một lá thư được ký bởi Chủ tịch ECB Christine Lagarde vào hôm thứ Tư, ngân hàng này cho biết: “Hội đồng điều hành chưa bao giờ thảo luận về vấn đề tiền trực thăng. Do đó, ECB đã không chấp nhận tính chính thức của vấn đề này”.

Khi ECB nói họ chưa bao giờ thảo luận về điều đó thì có thể họ đã làm”, Frederik Ducrozet, chiến lược gia tại Pictet Wealth Management, nói với CNBC hôm thứ Tư.

Câu hỏi rất quan trọng là làm thế nào để có khả năng cung cấp tiền trực thăng. “Bạn có thể sáng tạo với điều này”, Giám đốc Dario Perkins của TS Lombard, nói với CNBC.

Làm điều đó thế nào?

Đầu tháng này, Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp, François Villeroy de Galhau, đề nghị nếu có rủi ro lớn đối với sự ổn định giá cả, ngân hàng trung ương có thể lựa chọn tiền trực thăng cho các doanh nghiệp, bằng cách hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, thay vì cho các công dân.

Một số nhà phân tích đề xuất ECB có thể đưa ra lãi suất âm với khoản tài trợ dài hạn dành cho các ngân hàng, thông qua chương trình tái cấp vốn dài hạn đúng mục tiêu (TLRO), nghĩa là ngân hàng trung ương này sẽ trả tiền cho các ngân hàng thương mại để họ có được vốn mới, do đó sẽ cho phép người dân và doanh nghiệp có được tín dụng với những điều kiện ưu đãi hơn.

Chúng ta có thể nghĩ ra những ví dụ khác thường về điều này, chẳng hạn như TLRO 10 năm ở mức -1%, trong đó tiền được cung cấp cho các ngân hàng với điều kiện họ phải cho khách hàng vay với lãi suất 0%”, Duczzet nói.

Tùy chọn này có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và vượt qua một số lời chỉ trích xung quanh khái niệm ban đầu của tiền trực thăng. Dù cuối cùng, các công dân cũng phải trả nợ (mặc dù không bị tính lãi) nhưng điều đó sẽ cho phép ngân hàng trung ương này xua tan đi những lo ngại về tính độc lập của nó. Điều này do các ngân hàng thương mại sẽ tuân theo các quy tắc để cung cấp tín dụng, thay vì nhờ Chính phủ nói cho ngân hàng trung ương biết ai sẽ được nhận tiền và nhận bao nhiêu.

Bất chấp những thách thức vốn có, một số quốc gia đã áp dụng ý tưởng của Friedman.

Chẳng hạn, hồi tháng 2, Hồng Kông đã quyết định cung cấp cho các cư dân thường trú khoản tiền mặt khoảng 1,200 USD để hỗ trợ nền kinh tế sau đại dịch, cũng như sau nhiều cuộc xuống đường phản đối dự luật dẫn độ năm 2019. Macau, Singapore và Mỹ cũng đã công bố những kế hoạch tương tự.

“Với bất cứ ai đang xem xét chính sách tiền trực thăng, điều đáng an tâm là tất cả chúng ta đều ở cùng chiếc thuyền”, chuyên gia John Wraith của UBS cho biết. Ông nói thêm: “Bạn có thể ít thấy những hậu quả nghiêm trọng (từ tiền trực thăng) hơn nếu ai cũng đang làm điều đó”.

Nhã Thanh (Theo CNBC)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhiều nước châu Á đẩy lùi thời điểm giảm lãi suất

Với triển vọng ngày càng mờ mịt về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng tiền tệ trong năm, nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á buộc phải đẩy lùi thời điểm...

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98