Có tiếp tục cách ly xã hội sau 15.4?

13/04/2020 08:12
13-04-2020 08:12:44+07:00

Có tiếp tục cách ly xã hội sau 15.4?

Theo dự kiến, hôm nay 13.4 Bộ Y tế và các bộ ngành sẽ đưa ra ý kiến và có đề xuất tiếp theo về việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, trong đó có cách ly xã hội sau ngày 15.4 hay không.

Có tiếp tục cách ly xã hội sau 15.4?
Mọi người dân đều mong dịch chóng qua để trở lại nhịp sống bình thường. Ảnh: Phạm Quang Vinh

Tối 12.4, trao đổi với PV, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết hôm nay 13.4, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 sẽ có cuộc họp đánh giá về kết quả việc thực hiện cách ly xã hội trong phòng chống dịch Covid-19, từ 1.4 vừa qua, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 16 về "Thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19". Tại cuộc họp này, các chuyên gia của Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan cũng sẽ đưa ra ý kiến và có đề xuất tiếp theo về việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, bao gồm có cách ly xã hội sau ngày 15.4. Theo đó, sẽ có phương án cụ thể để nếu tiếp tục thực hiện cách ly xã hội sau 15.4 thì sẽ áp dụng toàn bộ các nội dung đã thực hiện trong các ngày qua, hay sẽ chỉ triển khai một số nội dung đã thực hiện.

Cách ly xã hội đã giúp ngăn chặn dịch lây lan rộng

Phân tích về giãn cách xã hội trong việc ngăn chặn dịch Covid-19 bùng phát, PGS-TS Trần Đắc Phu, cố vấn của Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế), cho hay 15 ngày chưa phải là nhiều, có những nước còn thực hiện cả tháng, thậm chí gần như phong tỏa. Tuy nhiên, tùy tình hình dịch bệnh, mỗi quốc gia sẽ áp dụng phù hợp. “Với việc thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng là rất quyết liệt trong chống dịch, đã thực hiện sớm, hợp lý và rất phù hợp. Nếu làm muộn, có thể khi đó dịch đã lan rộng, thậm chí bùng lên không dập được như ở một số nước. Chúng ta đã áp dụng giãn cách xã hội đúng thời điểm, không bỏ lỡ giai đoạn vàng”, ông Phu nói.

Hiện tại, tâm lý người dân ở Việt Nam đang rất tốt. Những phản ứng của chính quyền nhìn chung là hợp lý, đem lại niềm tin cho công chúng. Do vậy, việc đánh giá các kịch bản có thể xảy ra và đưa thông tin đa dạng để kỳ vọng người dân gần với thực tế là hết sức quan trọng

TS Huỳnh Thế Du, giảng viên Chính sách công, Đại học Fulbright Việt Nam

Ông Phu cho rằng, với việc số ca lây nhiễm trong cộng đồng đã được phát hiện, nhưng không nhiều (hơn 60% ca bệnh vẫn là từ nước ngoài về), cho thấy dịch tại Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn được kiểm soát. Tuy vậy, đây là giai đoạn người dân không được chủ quan. “Chỉ số lây nhiễm đầu vụ dịch được WHO cho biết là 2 (1 người lây cho 2 người). Nhưng hiện tại, chỉ số này đã lên 4, rõ ràng là đã có tăng lên”, ông Phu phân tích.

PGS-TS Nguyễn Vũ Trung, Phó giám đốc Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới T.Ư, đánh giá: “Chúng ta đang đối mặt với một vi rút mới, một đại dịch chưa từng có trong tiền lệ ở thời hiện đại và mức độ ảnh hưởng toàn cầu. Với dịch này, khi thiếu các liệu pháp điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc xin, thì các kỹ thuật xét nghiệm hiện có sẽ là một phương tiện đặc biệt quan trọng giúp việc xác định ca bệnh, chẩn đoán, điều trị, dự phòng sự lây lan của vi rút”. Ngoài ra, sự tham gia của cả hệ thống chính trị, cá nhân và cộng đồng, đặc biệt là các biện pháp quyết liệt như “giãn cách xã hội” là các yếu tố quyết định góp phần chiến thắng đại dịch này.

Chợ Bến Thành (TP.HCM) vắng lặng trong những ngày cách ly xã hội. Ảnh: Ngọc Dương

Cần tính đến đa mục tiêu

TS Huỳnh Thế Du, giảng viên Chính sách công Đại học Fulbright Việt Nam, học giả nghiên cứu Đại học Indiana (Mỹ), nhìn nhận thực tế cho thấy chính sách cách ly toàn xã hội hiệu quả trong kéo giảm số ca nhiễm. Theo thống kê của Chính phủ, trong tuần đầu tiên cách ly xã hội (từ 1 - 7.4), số ca nhiễm chỉ bằng 42% tuần trước đó; 45/63 tỉnh, thành không có người nhiễm.

Tuy nhiên, TS Du cũng đặc biệt quan tâm tới vấn đề kinh tế khi Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố kết quả khảo sát nhanh cho thấy 3 tháng đầu năm có gần 85% doanh nghiệp bị thu hẹp thị trường tiêu thụ, 43% phải giảm quy mô lao động do thiếu việc làm...

“Mọi chuyện luôn có sự đánh đổi. Nếu chỉ giảm tối đa ca nhiễm Covid-19 thì đóng cửa, dừng tất cả mọi thứ là hợp lý. Nhưng nếu nhìn rộng ra với đa mục tiêu hơn, cân nhắc được - mất của mỗi lựa chọn, thì vấn đề phức tạp hơn rất nhiều. Rất nhiều người dân phải kiếm sống mỗi ngày ở những lĩnh vực không phục vụ các nhu cầu thiết yếu (như bán vé số, đánh giày, nhặt rác, thậm chí cả bán hoa tươi…). Thêm vào đó, một nền kinh tế mở như Việt Nam không thể đóng cửa mãi với thế giới. Khi một số nước đối tác lớn qua đỉnh dịch - nhưng khả năng lây nhiễm vẫn còn, rục rịch mở cửa giao thương, thì phương án của Việt Nam là gì? Theo tôi hiểu, mục tiêu của Việt Nam đang là duy trì số ca ít nhất có thể, kéo giãn đỉnh dịch để số ca nhiễm cùng một thời điểm luôn nằm trong sức chịu đựng của hệ thống y tế. Tuy nhiên, cũng cần phải đặt ra câu hỏi ngoài sức chịu đựng của ngành y tế, khả năng chống chịu tối đa của xã hội trước việc cách ly này là bao lâu”, TS Huỳnh Thế Du phân tích.

TS Du cũng cho rằng, không có mô hình cụ thể để tính toán sức chịu đựng cho toàn xã hội. Từng ngành, từng địa phương phải ước tính được những rủi ro và giới hạn chịu đựng của mình. Tuy nhiên, điều này không thể làm dựa vào cảm tính là “nguy cơ cao” hay “nguy cơ thấp”, mà phải bằng những tính toán cụ thể - điều mà Việt Nam đang rất thiếu.

“Sở dĩ Việt Nam đạt được kết quả chống dịch như hiện nay là toàn bộ máy hướng tới một mục tiêu duy nhất là chống dịch với hệ thống điều hành thống nhất thông qua các mệnh lệnh hành chính. Đây là điểm mạnh của Việt Nam. Thêm vào đó, nguồn lực được đưa vào chống dịch là các nguồn có sẵn như các khu cách ly, lực lượng tham gia hỗ trợ. Vấn đề đặt ra bây giờ là phải hướng tới đa mục tiêu - ngoài việc chống dịch, trong giai đoạn “bình thường mới” sắp đến. Làm sao để có những hoạt động trong xã hội vẫn được duy trì, đảm bảo nguồn lực hiệu quả nhất nhưng giảm thiểu tối đa rủi ro”, TS Du nhấn mạnh và lưu ý rằng, thực tế trong mùa dịch, mọi người vẫn tìm cách giao lưu, tương tác và cố gắng xử lý các rủi ro, chứ không phải dừng tương tác.

Cũng theo TS Du, đương nhiên việc nới rộng để xã hội hoạt động trở lại sẽ là thách thức lớn hơn cho chính quyền so với việc đóng cửa cố thủ; nhưng chúng ta cũng không thể phòng ngự mãi. “Hiện tại, tâm lý người dân ở Việt Nam đang rất tốt. Những phản ứng của chính quyền nhìn chung là hợp lý, đem lại niềm tin cho công chúng. Do vậy, việc đánh giá các kịch bản có thể xảy ra và đưa thông tin đa dạng để kỳ vọng người dân gần với thực tế là hết sức quan trọng”, TS Du nhấn mạnh.

Thanh Niên

Thanh niên







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

McDonald’s Vietnam và cú “mắc xương” theo trend!

"McDonald's xin gửi lời xin lỗi sâu sắc chân thành đến bạn Mèo Béo và gia đình, quý khách hàng và cho biết sẽ tháo gỡ toàn bộ các nội dung gây bức xúc đang hiện...

TPHCM: Hàng hóa rục rịch tăng giá

Ảnh hưởng từ tỷ giá, xăng dầu, chi phí vận chuyển… cùng thời tiết nắng nóng kéo dài nên giá nhiều mặt hàng rục rịch tăng.

Kiểm tra hoạt động bán vé máy bay của các hãng hàng không từ ngày 7/5

Cục Hàng không Việt Nam vừa quyết định kiểm tra hoạt động bán vé, kê khai, niêm yết giá vé máy bay của các hãng hàng không Việt Nam.

Thanh Hóa dẫn đầu doanh thu và lượng khách dịp lễ 30/04

Theo dữ liệu Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Thanh Hóa đứng đầu cả nước về doanh thu và lượng khách du lịch dịp lễ 30/04, tuy nhiên mức chi tiêu bình quân của du...

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo thông qua các hội nhóm, nhóm chat đầu tư chứng khoán

Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an phát hiện tình trạng một số đối tượng lừa đảo đã lập các nhóm chat (group), giả danh các “chuyên...

Phản ứng của người dân TP HCM khi nhận hóa đơn tiền điện tháng 4

Hóa đơn tiền điện tháng 4 của nhiều hộ dân trên địa bàn TP HCM tăng đến 40%-50%, thậm chí tăng gấp đôi so với tháng trước.

Con số bất ngờ về lượng khách qua sân bay Tân Sơn Nhất dịp lễ

Trong khi khách bay quốc tế qua sân bay Tân Sơn Nhất dịp lễ 30-4 tăng thì khách bay nội địa lại giảm mạnh.

Cả nước đón 8 triệu lượt khách du lịch trong đợt nghỉ lễ 30/4-1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5 (từ 27/4 đến 1/5), ngành du lịch ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14.2% so với cùng kỳ năm 2023.

Bất ngờ với giá cua biển Cà Mau dịp lễ 30-4 và 1-5

Nhiều hộ nuôi ở Cà Mau vẫn "bỏ túi" tiền triệu dù giá cua biển chỉ tăng nhẹ vào dịp lễ

Các dịch vụ đi lại, lưu trú, ăn uống dịp nghỉ lễ 30-4 gây áp lực lên mặt bằng giá

Bộ Tài chính cho biết công tác điều hành giá thời gian tới sẽ đối mặt với một số áp lực, do đó cần sự chủ động, linh hoạt để ứng phó


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98