IMF: Tăng trưởng GDP 2020 của Việt Nam có thể ở mức 2,7%

15/04/2020 13:50
15-04-2020 13:50:00+07:00

IMF: Tăng trưởng GDP 2020 của Việt Nam có thể ở mức 2,7%

Trong bối cảnh nhiều nền kinh tế lớn sẽ suy giảm mạnh trong năm nay do tác động của Covid-19 trên toàn cầu, Việt Nam cùng một số nước châu Á mới nổi được dự báo “sẽ chứng kiến tăng trưởng trong năm 2020 tương đối nghiệt ngã".

* Dịch Covid-19 ảnh hưởng thế nào đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam?

* Fitch dự báo Việt Nam tăng trưởng GDP năm 2020 về mức 3.3%

* ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Năm 2020, GDP toàn cầu dự kiến giảm 3% - mức giảm kỷ lục kể từ “Đại suy thoái” những năm 1930, IMF nhận định trong "Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới năm 2020".

IMF dự báo dịch Covid-19 sẽ đạt đỉnh ở hầu hết quốc gia trong quý II và giảm dần trong nửa cuối năm. Các hoạt động kinh doanh sẽ được khôi phục do những lệnh phong toả được nới lỏng.

Tuy nhiên, nếu đại dịch kéo sang quý III thì GDP toàn cầu năm 2020 có thể giảm thêm 3% và khả năng phục hồi vào năm 2021 cũng chậm hơn, do ảnh hưởng từ phá sản và thất nghiệp kéo dài.

Nếu xảy ra kịch bản xấu, có một đợt dịch thứ 2 bùng phát thứ vào năm 2021, buộc phải ngừng hoạt động nhiều hơn, có thể làm giảm 5 đến 8 điểm phần trăm trong dự báo cơ sở GDP toàn cầu cho năm đó, khiến thế giới suy thoái trong năm thứ hai liên tiếp.

Nhiều nền kinh tế lớn đang lao dốc mạnh. Kinh tế Mỹ được dự báo giảm 5,9% vào năm 2020 và tăng trở lại 4,7% vào năm 2021, theo kịch bản lạc quan nhất của IMF.

Các nền kinh tế khu vực đồng Euro sẽ giảm 7,5% năm nay. Trong đó, Italy ảnh hưởng nặng nhất, với GDP giảm 9,1%. Tây Ban Nha giảm 8%, Pháp giảm 7,2% và Đức giảm 7%. Khu vực này sẽ tăng trưởng lại 4,7% vào 2021.

Trung Quốc, nơi Covid-19 lên đến đỉnh điểm trong quý đầu tiên và hoạt động kinh doanh đang nối lại với sự trợ giúp của các gói kích thích tài chính lớn, sẽ duy trì mức tăng trưởng dương 1,2% trong năm 2020 và sẽ tăng 9,2% vào năm 2021, theo IMF.

Tăng trưởng năm tài chính 2020 của Ấn Độ dự kiến ở vùng tích cực, nhưng các nền kinh tế Mỹ Latinh, nơi đại dịch đang bùng phát, sẽ giảm 5,2%.

Trong năm 2020 nghiệt ngã này, IMF dự báo thị trường châu Á mới nổi là khu vực hiếm hoi có tốc độ tăng trưởng dương, ở mức 1%.

Trong nhóm ASEAN-5, Việt Nam, Philippines và Indonesia dự kiến ​​sẽ duy trì trạng thái tích cực. Trong đó, Việt Nam chứng kiến tăng trưởng cao nhất trong nhóm này, ở mức 2,7%, kế đến là Philippines với 0,6% và Indonesia 0,5%.

Trong khi các nước còn lại là Thái Lan dự kiến ​​sẽ suy giảm 6,7% và tăng trưởng của Malaysia được cho là giảm xuống âm 1,7%.

Nhóm ASEAN-5 được dự đoán sẽ tăng trưởng trung bình 7,8% trong năm 2021. Cụ thể, Việt Nam tăng trưởng 7%, Indonesia 8,2%, Malaysia 9%, Thái Lan 6,1% và Philippines 7,6%.

Mới đây, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch cũng đưa ra dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 là 3,3%, cao hơn mức dự báo 2,7% của IMF.

Dự báo của Fitch phản ánh tác động của đại dịch Covid-19 đến kinh tế Việt Nam, đặc biệt đối với các lĩnh vực như du lịch, xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

Fitch cho rằng du lịch đóng góp trực tiếp 10% GDP nhưng đóng góp của nó vào GDP nói chung cao hơn con số này thông qua các tác động gián tiếp. Lượng khách du lịch trong tháng 3/2020 giảm khoảng 68% so với cùng kỳ.

Về xuất khẩu, Fitch đánh giá các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ và Trung Quốc đang suy giảm do tác động của đại dịch Covid-19. Xuất khẩu yếu ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực sản xuất. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện quý I/2020 ước tính đạt 3,9 tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhu cầu trong nước được đánh giá sẽ trầm lắng, do các biện pháp giãn cách xã hội cứng rắn. Dù vậy, Fitch nhận định giới chức Việt Nam đã có nhiều biện pháp hỗ trợ nhằm xoa dịu tác động từ việc này.

Fitch kỳ vọng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi vào năm 2021, với mức tăng trưởng dự kiến ​​là 7,3% khi nhu cầu trong nước dần hồi phục, xuất khẩu, du lịch và FDI tăng trở lại.

Minh An

VNF







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam có lợi gì nếu được Mỹ công nhận là “nền kinh tế thị trường”?

Mới đây, giới đầu tư hồ hởi trước thông tin Mỹ cân nhắc nâng Việt Nam lên “nền kinh tế thị trường”. Nếu được công nhận, đây sẽ là bằng chứng cho sự cải thiện trong...

Mỹ cân nhắc nâng Việt Nam lên quy chế “kinh tế thị trường”

Mới đây, trang Reuters đưa tin Mỹ đang xem xét việc nâng cấp Việt Nam lên quy chế “nền kinh tế thị trường” trong một nỗ lực củng cố mối quan hệ bền chặt giữa đôi...

Áp lực lạm phát lên chính sách chưa cao và sẽ giảm dần

Mức tăng CPI tuy gần chạm mốc 4,5% mục tiêu, nhưng không quá tiêu cực và áp lực đối với chính sách, bao gồm chính sách tiền tệ, sẽ giảm dần từ quý III/2024.

"Nhiệm vụ của vùng Đông Nam Bộ cao hơn nhiệm vụ của 5 vùng khác của cả nước"

Thủ tướng chỉ đạo, Hội nghị tập trung rà soát các công việc, nhiệm vụ ưu tiên triển khai thực hiện quy hoạch, để triển khai hiệu quả Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ.

Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai là hết sức quan trọng

Theo Thứ trưởng Lê Minh Ngân, các bộ, ngành có liên quan đang khẩn trương, gấp rút chuẩn bị và dự kiến sẽ trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất để Luật Đất đai...

Họp báo Chính phủ: Kết quả 4 tháng đầu năm tốt hơn cùng kỳ

Lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thống nhất nhận định tình hình KTXH tháng 4 tiếp tục tiếp tục chuyển biến tích cực. Nhìn chung 4 tháng đầu năm 2024...

Thủ tướng yêu cầu không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện cải cách tiền lương mới từ 1-7-2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nền kinh tế phục hồi, tăng trưởng tích cực

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, ngày 4/5, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, kinh tế vĩ mô 4 tháng cơ bản ổn định, nền kinh tế...

Chính phủ yêu cầu đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong mọi tình huống

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa thế giới và trong nước, chủ động thực hiện theo...

Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động

Sau khi miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ, Quốc hội phân công Phó Chủ tịch Thường trực Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98