Các gia tộc siêu giàu đổ xô rót tiền vào thị trường nợ tư nhân

06/05/2020 10:48
06-05-2020 10:48:54+07:00

Các gia tộc siêu giàu đổ xô rót tiền vào thị trường nợ tư nhân

 

  • Các công ty quản lý tài sản gia đình (family office) đang tăng cường đầu tư vào thị trường nợ tư nhân khi đại dịch đẩy lợi suất tăng cao
  • Các family office có thể đem lại sự linh hoạt và tiếp cận tiền mặt nhanh hơn

 

Michel Andre Heller đang tìm kiếm đối tượng để cho vay trong bối cảnh tín dụng bị thắt chặt.

Là người tư vấn bất động sản cho một gia tộc tỷ phú tại Trung Đông, Michel Andre Heller đang thực hiện các thương vụ đầu tư trị giá tới 5 triệu bảng Anh (6.2 triệu USD) vào các dự án khu dân cư. Chưa hết, ông cùng với các nhà đầu tư khác đang rót gấp đôi số tiền đó vào các bất động sản lớn hơn như văn phòng và khách sạn.

Ông Heller nhận định: “Từ quan điểm của một công ty quản lý tài sản gia đình (family office), bạn không muốn chấp nhận quá nhiều rủi ro nhưng vẫn phải phân bổ vốn”.

Khi đại dịch Covid-19 khiến các thị trường tài chính chao đảo, các công ty quản lý tài sản gia đình dư dả tiền đã tăng cường đầu tư vào thị trường nợ tư nhân và các khoản tín dụng để tận dụng lợi thế từ các mức định giá rẻ hơn và tránh được sự biến động của các thị trường chứng khoán. Trong khi đó, các ngân hàng trung ương đang nỗ lực hỗ trợ nền kinh tế thông qua các chính sách tiền rẻ và lãi suất âm, qua đó khiến các tài sản thường được sử dụng để bảo toàn và gia tăng tài sản của các gia đình trở nên ít hiệu quả hơn.

“Chúng tôi đã nghe rất nhiều khách hàng nói rằng ‘tôi nên đầu tư vào đâu nếu muốn tham gia vào thị trường nợ?’”, Luigi Pigorini - người đứng đầu bộ phận châu Âu, Trung Đông, và châu Phi tại đơn vị ngân hàng tư nhân của Citigroup - cho biết.

Luigi Pigorini - người đứng đầu bộ phận châu Âu, Trung Đông, và châu Phi tại đơn vị ngân hàng tư nhân của Citigroup

Lợi suất đối với các khoản nợ tư nhân có rủi ro cao đã tăng vọt trong đại dịch và kết quả khảo sát các nhà đầu tư trong tháng 3 cho thấy viễn cảnh bi quan nhất về tình trạng vỡ nợ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Các thị trường đã phục hồi trrong tháng 4 và lợi suất đối với trái phiếu có bậc tín nhiệm thấp (junk-bond) của Mỹ đã giảm xuống mức khoảng 8.1% so với mức đỉnh 11.7% vào cuối tháng 3/2020. Dù vậy, thị trường nợ vẫn có những phân khúc đang trong tình trạng cực kỳ căng thẳng, như tại các lĩnh vực năng lượng và bán lẻ, qua đó báo hiệu nguy cơ vỡ nợ.

Tầm nhìn xa hơn

Điều đó có thể làm một số nhà đầu tư nản chí, nhưng một số nhà đầu tư không có tầm nhìn xa như các công ty quản lý tài sản gia đình, vốn có nhiệm vụ gia tăng tài sản qua nhiều thế hệ và có ít ràng buộc hơn so với các công ty tổ chức. Theo tổ chức nghiên cứu Preqin, số lượng các công ty quản lý tài sản gia đình hoạt động trong thị trường nợ tư nhân đã tăng gấp đôi kể từ năm 2015.

“Các công ty quản lý tài sản gia đình đã nhanh chóng thừa nhận phần bù rủi ro đã gia tăng trong đại dịch”, nhận định của Jean-Damien Marie và Andre Portelli, đồng giám đốc đầu tư tại ngân hàng tư nhân Barclays. “Họ đã tham gia vào cả hoạt động tín dụng tư nhân và tín dụng có thanh khoản cao”.

Các công ty quản lý tài sản gia đình thường là các công ty tư nhân quản lý tiền cho giới giàu có và các công ty này thường được quản lý rất lỏng lẻo. Một số người giàu nhất thế giới, chẳng hạn Chủ tịch Alphabet Eric Schmidt, gia tộc Ferrero của Ý, và ông trùm viễn thông Hồng Kông Lý Gia Thành, đều có các hoạt động đầu tư rất tinh vi, thường thấy hơn ở những nhà đầu tư tổ chức.

Những nhà cho vay tư nhân thường tập trung vào bất động sản. Cùng với đó, các công ty phát triển bất động sản đang chuyển hướng các công ty quản lý tài sản gia đình để gia tăng sự linh hoạt và tiếp cận nhanh hơn đến nguồn tiền mặt thay vì tìm đến các ngân hàng. Đổi lại, công ty quản lý tài sản gia đình thường có được sự an toàn từ các khoản bảo đảm bằng tài sản.

Cũng giống như các nhà cho vay khác, họ cũng có thể kiểm soát tài sản nếu người đi vay vỡ nợ, và trong kịch bản vỡ nợ, một vài gia tộc giàu có đã giữ lại những ngôi nhà (từ con nợ) để sử dụng cho mục đích cá nhân, Paul Welch – nhà sáng lập của largemortgageloans.com cho biết.

“Câu hỏi đầu tiên dành cho một số gia tộc khi họ cho vay là: Chúng tôi có muốn sở hữu tài sản đảm bảo hay không?”, ông cho biết.

Các nhà đầu tư giàu có hoạt động trong thị trường nợ tư nhân bao gồm chủ sở hữu trước đây của Los Angeles Dodgers – Frank McCourt, và hai tỷ phú người Anh – Simon và David Reuben, người đã hoàn tất khoản vay tư nhân trong tháng 2 cho Apthorp, một chung cư tại phía tây Thượng Manhattan của New York.

Hiện tại, các gia tộc giàu có đang cho vay trên thị trường nợ tư nhân khá thận trọng với các cơ hội mới.

“Chúng tôi vẫn đang tìm kiếm đối tượng để cho vay và có sẵn nguồn vốn nội bộ trong gia tộc để thực hiện điều này”, nhận định của đồng sáng lập Avamore Capital - Michael Dean, người đã tài trợ cho nhà cho vay Anh thông qua công ty của đầu tư gia đình . Tuy nhiên, “mức độ linh hoạt tài chính của chúng tôi sẽ không còn như trước đây”.

Tuệ Nhiên (Theo Bloomberg)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98