Covid-19 phải chăng là ngày tận thế của ngành bán lẻ?

15/05/2020 14:26
15-05-2020 14:26:55+07:00

Covid-19 phải chăng là ngày tận thế của ngành bán lẻ?

Amazon.com gây tổn thương cho nhiều nhà bán lẻ, còn Covid-19 sẽ đặt dấu chấm hết cho một số nhà bán lẻ.

Thậm chí khi các trung tâm mua sắm và cửa hàng bắt đầu mở cửa trở lại, đại dịch Covid-19 gây thêm thương tổn cho một ngành đã chao đảo vì sự chuyển dịch sang mua sắm trực tuyến. Hơn 2 triệu việc làm bán lẻ đã biến mất trong tháng 4/2020 khi nhiều cửa hàng đóng cửa. Thiệt hại sẽ trở nên rõ ràng hơn trong ngày thứ Sáu (15/06) khi Chính phủ Mỹ tung ra dữ liệu về tháng 4/2020 – được cho là một trong những tháng tệ nhất đối với ngành bán lẻ kể từ Thế Chiến II.

Khoảng 100,000 cửa hàng được dự báo đóng cửa trong vòng 5 năm tới – hơn gấp 3 lần so với con số đóng cửa trong đợt suy thoái lần trước – khi thương mại điện tử nhảy vọt và chiếm tới 25% doanh số bán lẻ của Mỹ, từ mức 15% trong năm 2019, UBS ước tính. Sự đổ xô chuyển sang thương mại điện tử được dự báo sẽ bào mòn biên lợi nhuận và đẩy nhanh quá trình đào thải tại một quốc gia có quá nhiều cửa hàng bán lẻ vật chất trong bối cảnh thế giới ngày càng đi theo hướng kỹ thuật số.

Chỉ mới tháng này, đại gia bán lẻ hàng sang chảnh Neiman Marcus Group, nhà bán lẻ quần áo J.Crew Group và Stage Stores – một nhà vận hành các cửa hàng bách hóa ở vùng nông thôn – đã nộp đơn bảo hộ phá sản. J.C. Penney đang đứng trước ngưỡng cửa phá sản sau khi trễ thanh toán lãi vay.

“Nếu đây không phải là ngày tận thế của ngành bán lẻ thì tôi cũng không biết thế nào mới đúng nữa”, Sarah Wyeth, Chuyên viên phân tích về bán lẻ và nhà hàng tại S&P Global Ratings, cho hay. Bà Wyeth ước tính có xác suất 50% là 19 nhà bán lẻ thuộc phạm vi theo dõi của S&P vỡ nợ. Trong cuộc suy thoái năm 2008, 5 nhà bán lẻ đã vỡ nợ.

Nỗi đau đang thể hiện rõ tại các chuỗi cửa hàng thời trang và các trung tâm thương mại vốn đã lao đao từ trước đại dịch. J.Crew thua lỗ 6 năm liên tục. Còn J.C.Penney chưa có lãi suốt 9 năm.

Thế nhưng, các chuỗi bán lẻ vốn rất phổ biến trước đây bắt đầu thu hút người dân trở lại khi các lệnh hạn chế được gỡ bỏ. Sau khi chôn chân ở nhà, người dân tuần này đeo khẩu trang và xếp hàng kiểm tra thân nhiệt trước khi bước vào các cửa hàng của Apple ở Charleston và đô xô tới các cửa hàng sang chảnh ở Paris.

Sonia Syngal, người vừa lên chức CEO của Gap hồi giữa tháng 3/2020, cho biết Công ty có khả năng sẽ mở lại một vài cửa hàng để bán các sản phẩm hàng đầu của Gap. “Chúng tôi sẽ xem đây là cơ hội để làm mới công ty theo hướng những gì chúng tôi muốn thấy trong vòng 50 năm tới”, ông Syngal chia sẻ trong tuần trước.

Giờ ngày năm ngoái, Brittany Croffie (25 tuổi) còn đang mua váy, giày và kính mới để chuẩn bị cho các bữa tiệc sinh nhật, tiệc nướng mùa hè. Thế mà, trong 4 tuần qua, cô chỉ mua một chiếc laptop mới và các sản phẩm chăm sóc da, Croffie cho biết.

Croffie cho biết việc thay đổi thói quen này có lẽ sẽ gắn liền với cô trong dài hạn. "Tôi đã tiết kiệm rất nhiều tiền vì không mua thêm quần áo", Croffie nói. "Việc này chắc chắn đã dạy tôi cách chi tiền cho những thứ thực sự đáng mua”.

Thế giới rồi cũng sẽ quay về trạng thái bình thường và vẫn sẽ có những người xem việc mua sắm là hoạt động giải trí, muốn thử đồ trước khi mua. Thế nhưng, một số chuỗi không đủ tiền mặt chờ đến ngày đó.

Rất nhiều hãng bán lẻ đã lao đao từ trước khi có lệnh phong tỏa. Gần ba phần tư hãng bán lẻ được S&P theo dõi có xếp hạng trái phiếu rác (junk bond) trước đại dịch, kể cả các tên tuổi như Abercrombie & Fitch hay Foot Locker. Macy’s cũng mất bậc tín nhiệm “đầu tư” (investment-grade) hồi tháng 2.

Sự trỗi dậy của Amazon.com và mua sắm trực tuyến – vốn minh bạch về giá và miễn phí vận chuyển – đã ăn mòn lợi nhuận các hãng bán lẻ. Trong nhóm 25 hãng bán lẻ lớn được hãng tư vấn AlixPartners theo dõi, lợi nhuận trước thuế vã lãi vay năm ngoái đã giảm xuống chỉ còn chiếm 7% doanh thu, thay vì mức 11% năm 2012. Trong khi đó, tỷ lệ này của các hãng thương mại điện tử tăng từ 10% lên 18%.

Patrik Frisk – Tổng Giám đốc của nhà sản xuất trang phục thể thao Under Armour – cho biết trong 2 năm tới, nhiều thương hiệu sẽ phải đối mặt với lựa chọn khó khăn hơn, khi việc mua sắm dần chuyển sang trực tuyến.

"Sẽ vẫn còn nhiều cửa hàng truyền thống và mặt bằng bán lẻ. Vì vậy, chắc chắn sẽ có người thắng và kẻ thua trong môi trường này. Không chỉ trong lĩnh vực của chúng tôi”, ông cho biết trước các nhà đầu tư tuần này. “Tôi cho rằng đây là tình hình chung của ngành bán lẻ".

UBS ước tính số cửa hàng bán lẻ Mỹ sẽ giảm còn 782.000 trong 5 năm tới, từ mức 883.000 năm ngoái. Mức giảm này mạnh hơn nhiều so với khủng hoảng tài chính, khi 28,455 cửa hàng phải đóng cửa.

Vũ Hạo (Theo WSJ)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

NHTW Anh nói chưa chắc giảm lãi suất vào tháng 6

Sau cuộc họp chính sách ngày 09/05, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) giữ nguyên lãi suất như dự báo và cho biết chính sách tiền tệ thắt chặt đang kìm hãm lạm phát...

Thái Lan đối mặt nguy cơ vỡ nợ tín dụng

Thái Lan đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ tín dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực các khoản vay bằng thẻ tín dụng, khi Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) đã tăng tỷ lệ...

Mỹ sắp áp thuế với xe điện, pin và tấm năng lượng mặt trời từ Trung Quốc?

Chính quyền Tổng thống Joe Biden sắp công bố một quyết định sâu rộng về thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc ngay trong tuần tới, Bloomberg dẫn lại nguồn tin thân...

Xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng trở lại trong tháng 4

Kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh hơn dự báo trong tháng 4/2024, theo dữ liệu của cơ quan hải quan Trung Quốc trong ngày 09/05.

Trung Quốc muốn ghìm cương cơn sốt sản xuất pin

Trung Quốc đã công bố một dự thảo nhằm kiềm chế sự mở rộng nhanh chóng của ngành công nghiệp sản xuất pin, một vấn đề đã khiến Mỹ và châu Âu lên án về tình trạng dư...

AI bùng nổ, các trung tâm dữ liệu sẽ mọc như nấm ở châu Á trong năm 2024

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo bùng nổ thúc đẩy nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, các nhà đầu tư tư nhân và nhà quản lý tài sản trên khắp thế giới đã sẵn sàng...

EU cứng rắn với Trung Quốc về thương mại

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tuyên bố Liên minh Châu Âu (EU) sẵn sàng sử dụng mọi công cụ để bảo vệ nền kinh tế, nếu Trung Quốc không mở cửa...

Maersk: Vận tải biển quốc tế gặp khó vì Houthi mở rộng phạm vi tấn công tàu hàng

Theo thông báo của Maersk gửi tới khách hàng được Thời báo New York đăng tải, các tàu vận tải hiện đối mặt với phạm vi nguy hiểm mở rộng, khiến việc giao hàng thêm...

Hậu COVID-19, 3 đại gia vắc-xin làm ăn ra sao?

AstraZeneca báo cáo lợi nhuận sau thuế 2.18 tỷ USD trong quý đầu tiên năm 2024, tăng đáng kể so với mức 1.8 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Đà tăng trưởng này có được...

Châu Âu và "ván cược" ngành chip lần hai

Từng là trung tâm của ngành chip toàn cầu những năm 90, châu Âu giờ đã tụt hậu đáng kể trong ngành so với Mỹ hay các nền kinh tế châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98