Thu hút FDI 5 tháng đầu năm 2020 giảm 17% so với cùng kỳ năm trước

29/05/2020 10:30
29-05-2020 10:30:00+07:00

Thu hút FDI 5 tháng đầu năm 2020 giảm 17% so với cùng kỳ năm trước

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (FDI) tính đến ngày 20/5/2020 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 13.9 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 5 tháng đầu năm 2020, Singapore tiếp tục là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam

Trong đó có 1,212 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 7.4 tỷ USD, giảm 11.1% về số dự án và tăng 15.2% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; có 436 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 3.5 tỷ USD, tăng 31.4%; có 3,528 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn gần 3 tỷ USD, giảm 60.9%.

Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 715 lượt góp vốn làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 1.2 tỷ USD và 2,813 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1.8 tỷ USD.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 5 tháng đầu năm ước tính đạt 6.7 tỷ USD, giảm 8.2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 4,933.8 triệu USD, chiếm 73.6% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 721.3 triệu USD, chiếm 10.8%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 599.9 triệu USD, chiếm 9%.

Trong 5 tháng đầu năm, ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 4 tỷ USD, chiếm 53.8% tổng số vốn đăng ký cấp mới; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 2.8 tỷ USD, chiếm 37%, các ngành còn lại đạt 685.3 triệu USD, chiếm 9.2%. Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 5.8 tỷ USD, chiếm 53.3% tổng số vốn; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 3.8 tỷ USD, chiếm 35.3%; các ngành còn lại đạt 1.2 tỷ USD, chiếm 11.4%.

Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 1.1 tỷ USD, chiếm 35.6% tổng vốn; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy đạt 624.5 triệu USD, chiếm 20.9%; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ đạt 324.9 triệu USD, chiếm 10.8%; các ngành còn lại đạt 977.1 triệu USD, chiếm 32.7%.

Trong số 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 5 tháng đầu năm, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 4,318.5 triệu USD, chiếm 58% tổng vốn đăng ký cấp mới; Đài Loan 743.2 triệu USD, chiếm 10%; Trung Quốc 694.9 triệu USD, chiếm 9.3%; Đặc khu hành chính Hồng Công (TQ) 500.3 triệu USD, chiếm 6.7%; Hàn Quốc 441.7 triệu USD, chiếm 5.9%; Nhật Bản 221.1 triệu USD, chiếm 3%; Quần đảo Cay-man 100 triệu USD, chiếm 1.3%.

Nhật Quang

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mỗi ngày đều là cao điểm phòng chống hàng giả

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 23/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu kiên quyết tuyên chiến với hàng giả, đấu tranh thường xuyên với...

"Việt Nam là mảnh ghép còn thiếu trong hệ thống FTA của Thụy Sĩ"

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt - Thụy Sĩ tổ chức ở Zurich ngày 23/06, Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass nhận định việc thiếu vắng một hiệp định thương...

Doanh nghiệp chi tiền gấp 11 lần nhập khẩu dừa giữa lúc giá cao kỷ lục

Việt Nam đang là nhà xuất khẩu dừa lớn thứ 5 thế giới, nhưng 4 tháng qua, các doanh nghiệp ở nước ta đã chi ra số tiền gấp 11 lần so với cùng kỳ năm ngoái để nhập...

Thêm 6 doanh nghiệp cá tra được miễn thuế khi xuất sang Mỹ

Mỹ giữ nguyên thuế chống bán phá giá với cá tra Việt Nam trong kỳ rà soát lần thứ 20, trong đó thêm 6 doanh nghiệp được miễn thuế khi xuất vào nước này.

First Sale Valuation: Giải pháp giúp doanh nghiệp Việt tiết kiệm thuế khi xuất khẩu sang Mỹ

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và hải quan Mỹ tăng cường kiểm soát trị giá khai báo, "First Sale Valuation" (FSV) đang trở thành công cụ đáng chú ý để...

Vì sao tiêu thụ xi măng giảm mạnh?

Khan hiếm cát, đá xây dựng cũng như giá một số loại vật liệu (cát, gạch) tại nhiều địa phương phi mã không chỉ làm chậm tiến độ các dự án mà còn ảnh hưởng nghiêm...

Malaysia dỡ bỏ thuế chống bán phá giá đối với sắt, thép Việt Nam

Malaysia dỡ bỏ việc áp dụng thuế chống bán phá giá và các cuộc điều tra đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Hàn Quốc và Việt Nam, có hiệu lực từ...

Vụ án Tập đoàn Phúc Sơn: Hậu ‘Pháo’ và đồng phạm gây thiệt hại hơn 1.168 tỷ đồng

Hành vi sai phạm của Nguyễn Văn Hậu và các đồng phạm, đối tượng liên quan gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước, với tổng số tiền hơn 1.168 tỷ đồng. Các...

Vụ sữa giả HIUP: Mỗi lon giá gốc 87.000 đồng, bán ra 546.000 đồng

Một lon sữa giả mang tên HIUP 27, giá xuất xưởng chỉ 87.800 đồng, nhưng khi đến tay người tiêu dùng lại được đội giá lên hơn 546.000 đồng/lon, mức chênh lệch hơn 6...

Chính phủ xác định người dân là trung tâm, nông thôn là nền tảng, nông nghiệp là động lực

Phát biểu tại hội nghị chiều 22/06, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề ra 4 định hướng lớn và 3 vai trò tiên phong cho người nông dân, khẳng định đây là nền tảng cho giai...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98