‘Dính’ sơ chế, doanh nghiệp thủy sản có khả năng bị truy thu thuế?

23/06/2020 20:48
23-06-2020 20:48:43+07:00

‘Dính’ sơ chế, doanh nghiệp thủy sản có khả năng bị truy thu thuế?

Dù đã nhiều lần phản ánh và gửi công văn kiến nghị nhưng các công ty thủy sản vẫn không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nếu sản phẩm bị cho là hàng sơ chế thì doanh nghiệp thủy sản vẫn phải chịu thuế TNDN 20%Ảnh: Dũng Minh

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết vừa gửi công văn số 85/2020 đến Cục thuế tỉnh Cà Mau về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với hoạt động chế biến thủy sản.

Theo phản ánh, đầu tháng 6 các doanh nghiệp thủy sản tại Cà Mau đã nhận được thông báo của Cục Thuế tỉnh Cà Mau về việc điều chỉnh kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) từ kỳ tính thuế năm 2015 đối với hoạt động chế biến thủy sản. Trong đó, vấn đề nổi cộm là việc áp dụng một số văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn của Tổng cục thuế khiến cho đa số các sản phẩm thủy sản chế biến bị quy là “sơ chế” dẫn đến các doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TNDN. Cụ thể, theo quy định hiện hành, doanh nghiệp chế biến thủy sản sẽ được phép áp dụng mức thuế suất TNDN là 10% nếu nằm trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc là 15%, nhưng nếu là hàng sơ chế thì vẫn phải áp dụng thuế TNDN 20%.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng các mặt hàng đầu ra đa số là các sản phẩm đã qua chế biến dù thành phẩm vẫn còn là hàng tươi sống đông lạnh như sản phẩm cá tra fillet đông lạnh, tôm sú nguyên con đông lạnh, mực cắt khoanh đông lạnh… Vấn đề này đã được các doanh nghiệp và VASEP kiến nghị nhiều lần từ đầu năm 2018 đến nay. Báo Thanh Niên cũng có phản ánh về bất cập này nhưng vẫn chưa có kết quả.

Trong thời gian chờ văn bản chính thức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phân biệt giữa sản phẩm sơ chế và chế biến, VASEP đề nghị Cục thuế tỉnh Cà Mau xem xét giải quyết đối với doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề kinh doanh là chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản (mã ngành 1020) và có nhà máy chế biến thủy sản được ưu đãi thuế TNDN theo Nghị định 12/2015 của Chính phủ khi thỏa các điều kiện quy định.

Ông Trương Đình Hòe – Tổng thư ký VASEP nhấn mạnh các định nghĩa về sản phẩm chế biến và sơ chế không rõ ràng, khó áp dụng trong thực tế. Những giải thích về sản phẩm như thế nào sẽ được coi là “sản phẩm khác với nguyên liệu đầu vào”, khái niệm “sơ chế thực phẩm” và “chế biến thực phẩm” của Bộ Tài chính cũng khác với hướng dẫn tại Luật An toàn Thực phẩm 2010…

Ông Hòe ví dụ: Nếu sản phẩm từ lúa chỉ đơn giản qua xay xát thành gạo thì được gọi là chế biến nhưng từ con tôm nguyên liệu, doanh nghiệp chặt đầu, lột vỏ và đóng gói thì vẫn bị cho là sơ chế. “Con tôm không có thay đổi tên dù trải qua nhiều công đoạn hơn từ lúa thành gạo. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp chủ yếu tự kê khai thuế TNDN với mức thuế suất ưu đãi khi thấy đủ điều kiện. Nếu các cơ quan thuế điều chỉnh quyết toán thuế từ năm 2015 đến nay, đồng nghĩa doanh nghiệp không chỉ ở Cà Mau mà ở nhiều tỉnh thành khác như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, An Giang... sẽ bị tăng thuế TNDN. Việc bị truy thu thuế đó sẽ gây khó khăn cho hoạt động các công ty, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của ngành thủy sản”, ông Hòe nhấn mạnh.

Mai Phương

Thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất cho phép hộ kinh doanh lập 'biên nhận bán hàng điện tử' qua app, Zalo, SMS

Bộ Tài chính đang dự thảo hồ sơ xây dựng dự án Luật Quản lý thuế (thay thế), đề xuất chính sách đổi mới phương pháp quản lý đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, bao gồm...

Hộ kinh doanh sẽ tự khai doanh thu, tính toán nâng ngưỡng không chịu thuế lên 400 triệu/năm

Từ năm 2026, chính sách thuế sẽ được định hướng theo hướng phân loại hộ và cá nhân kinh doanh thành 4 nhóm dựa trên mức doanh thu để áp dụng các phương pháp quản lý...

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Nên áp dụng thuế khoán đối với hộ kinh doanh, buôn bán nhỏ, doanh thu dưới 1 tỷ đồng

Bộ Tài chính cần nghiên cứu để tham mưu cho cấp có thẩm quyền quy định về thuế khoán theo mức doanh thu tính thuế, tạo thuận lợi cho những hộ nghèo, những hộ buôn...

ĐBQH Hoàng Văn Cường: Chính phủ có giải pháp gì để để hộ kinh doanh hứng khởi nộp thuế?

“Chính phủ đã có kế hoạch, giải pháp nào để thực thi cách tính thuế mới đối với hộ kinh doanh sau khi bỏ thuế khoán, để các hộ thấy thuận lợi hơn, chuyên nghiệp hơn...

Hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ đều bị xem là vi phạm

Theo quy định, kinh doanh hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ bị xem là vi phạm.

Thanh toán cho vốn đầu tư công đạt hơn 200.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Đến ngày 31/5, Kho bạc Nhà nước đã phát hành 170.917 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn bình quân 9,95% năm và lãi suất bình quân 2,9%/năm, kết quả này đã góp...

Lãnh đạo Cục Thuế: Thuế khoán không còn phù hợp, nhiều hộ kinh doanh bán hàng xuyên biên giới

Theo lãnh đạo Cục Thuế, hình thức thuế khoán đã không còn phù hợp với thực tế hiện nay vì quy mô hoạt động kinh doanh đã khác trước.

Không lập hoá đơn, lập hoá đơn sai thời điểm có thể bị phạt tới 100 triệu

Bộ Tài chính đề xuất phạt tiền từ 60 - 100 triệu đồng nếu không lập hoá đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ với 50 số hóa đơn trở lên.

Đề xuất sớm điều chỉnh thuế TNCN theo hướng nâng mức giảm trừ gia cảnh

ĐBQH đề nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội để có chính sách tăng tổng cầu và cần thiết phải sớm điều chỉnh lại thuế thu nhập cá nhân theo hướng nâng mức giảm trừ gia...

Không có chuyện truy thu thuế khoán

Nếu doanh thu thực tế trong năm biến động trên 50%, hộ kinh doanh có thể chủ động đề nghị điều chỉnh mức thuế. Điều chỉnh chỉ tính từ thời điểm phát sinh biến động...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98