Hai phương án lương tối thiểu vùng 2021

23/06/2020 20:36
23-06-2020 20:36:43+07:00

Hai phương án lương tối thiểu vùng 2021

Hội đồng tiền lương quốc gia ngày 23/6 bàn thảo việc chưa tăng lương tối thiểu vùng hoặc xem xét điều chỉnh tăng 2,5% từ ngày 1/7/2021.

Phiên họp đầu tiên của Hội đồng tiền lương quốc gia diễn ra tại Quảng Ninh với 15 thành viên của ba bên, gồm đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tổng liên đoàn lao động, Phòng Thương mại và Công nghiệp VCCI.

Bộ phận kỹ thuật của Hội đồng đề xuất hai phương án lương tối thiểu vùng năm 2021. Phương án một, khuyến nghị thực hiện tiếp mức lương tối thiểu vùng năm 2020 đến hết năm sau. Lương tối thiểu vùng vẫn giữ nguyên với mức áp dụng lần lượt cho vùng I là 4,42 triệu đồng, vùng II đạt 3,92 triệu, vùng III với 3,43 triệu và vùng IV là 3,07 triệu đồng.

Phương án hai lùi 6 tháng so với thông lệ hàng năm. Từ 1/7/2021, điều chỉnh tăng 2,5% để duy trì mức sống tối thiểu cho người lao động. Nếu thực hiện phương án này, mức tăng dao động từ 80.000 đến 110.000 đồng, tương ứng từ vùng I đến IV lần lượt là 4,53 triệu; 4,02 triệu; 3,52 triệu và 3,15 triệu đồng.

Máy móc của một công ty gia công hàng may mặc bọc nylon, tạm ngừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch. Ảnh: Ngọc Thành.

Phiên họp bàn về vấn đề tiền lương diễn ra trong bối cảnh Covid-19 đang tác động sâu sắc đến nền kinh tế. Theo thống kê của Tổng liên đoàn đến hết tháng 5, cả nước có gần 7.000 doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch. Trong đó, 182 đơn vị giải thể, hơn 5.000 cơ sở ngừng việc, gần 1.800 doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm quy mô lao động, chủ yếu thuộc lĩnh vực du lịch, dịch vụ lưu trú, dệt may, da giày, giáo dục, hàng không... Tổng cộng hơn 461.000 lao động thuộc khu vực chính thức bị ảnh hưởng trực tiếp việc làm, thu nhập và đời sống.

Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn cho biết hội đồng chưa quyết việc tăng hay chưa, hoặc tăng ở mức nào. Quyết định sẽ dựa vào việc đánh giá "sức khỏe doanh nghiệp" và trên cơ sở bảo vệ quyền lợi người lao động, nhất là trong bối cảnh đại dịch.

Đại diện VCCI, ông Hoàng Quang Phòng đề xuất chưa tính đến việc tăng lương "để bồi dưỡng sức cho doanh nghiệp có thể vực dậy sau đại dịch". Ông Phòng phân tích, thị trường cung ứng hiện đang đứt gãy do Covid-19 vẫn còn phức tạp ở nhiều nước. Doanh nghiệp trong nước hợp đồng mới chưa có và hợp đồng cũ cũng chưa thực hiện xong, mối lo lớn nhất hiện là duy trì sản xuất và trả lương công nhân. Ông kêu gọi người lao động cùng chia sẻ với doanh nghiệp.

Lắng nghe ý kiến các bên, thành viên hội đồng thống nhất chưa chốt phương án mà sẽ cần đến các phiên thảo luận sau. Năm 2020, lần đầu tiên sau 6 năm thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia, các thành viên đạt được sự đồng thuận ngay trong phiên đàm phán thứ hai, thay vì phải trải qua 3-4 lần họp như những năm trước.

Lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp thỏa luận, trả lương cho người lao động. Mức lương này áp dụng với người làm việc theo chế độ hợp đồng của Bộ luật Lao động; làm việc trong doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê lao động.

Hoàng Phương

Vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngành thuế nắm dữ liệu ngân hàng của hơn 120 triệu tài khoản cá nhân

Cơ quan thuế nắm dữ liệu của hơn 121 triệu tài khoản cá nhân và 9 triệu tài khoản tổ chức tại 96 ngân hàng thương mại.

Thu thuế hoạt động thương mại điện tử đạt 180 ngàn tỷ trong hai năm qua

Số liệu quản lý thuế trong 2 năm gần nhất đã ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử như sau: Năm 2022 doanh...

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Không để bị động trong quản lý, điều hành giá

Ngày 24/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá xem xét công tác quản lý, điều hành giá quý 1 và định hướng công tác...

Vụ Thuduc House: Cục Thuế TP.HCM xin giảm nhẹ cho các bị cáo trong ngành

Trước phiên xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Thuduc House, Cục Thuế TP.HCM đã có văn bản gửi các cơ quan tố tụng xin xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo nguyên là công...

Hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng - thúc đẩy 3 động lực góp phần tăng trưởng kinh tế

Hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế; đồng thời thúc đẩy 3 động lực chủ yếu góp phần tăng...

Gần 32.000 tỉ đồng tiền hoàn thuế trở về với doanh nghiệp

Thu ngân sách 3 tháng đầu năm qua kênh thuế được 490.196 tỷ đồng thì Nhà nước cũng hoàn thuế trở lại cho các doanh nghiệp tổng cộng 31.892 tỉ đồng.

Ngành Hải quan thu ngân sách hơn 88 ngàn tỷ đồng trong quý 1/2024

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, quý 1/2024, số thu ngân sách của ngành Hải quan đạt 88,354 tỷ đồng, bằng 26.3% dự toán được giao, giảm 4.2% so với cùng kỳ năm...

Sửa Luật Thuế Giá trị gia tăng: Điều gì khiến doanh nghiệp chế xuất lo lắng

Sau hơn 15 năm thực hiện, Luật Thuế Giá trị gia tăng một lần nữa được sửa đổi và lấy ý kiến rộng rãi của cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh những "điểm mừng", dự thảo...

Nhận diện chiêu lừa đảo mới nhằm chiếm đoạt tiền mùa quyết toán thuế

Đối tượng lừa đảo gọi điện thoại tự xưng là cán bộ thuế yêu cầu cung cấp thông tin, hình ảnh CCCD để được hỗ trợ làm thủ tục giảm thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế...

Tổng cục Thuế yêu cầu giải quyết dứt điểm các hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng còn tồn

Tổng cục Thuế yêu cầu công tác thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế phải được thực hiện quyết liệt nhằm kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đảm...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98