Kim ngạch ngoại thương của Mỹ giảm kỷ lục trong tháng Tư

05/06/2020 08:20
05-06-2020 08:20:00+07:00

Kim ngạch ngoại thương của Mỹ giảm kỷ lục trong tháng Tư

Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 4/6, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ Mỹ đã giảm hơn 20% so với tháng Ba vừa qua, trong khi nhập khẩu giảm ở mức khiêm tốn hơn là 13,7%.

* Mỹ - Trung khó xảy ra chiến tranh tài chính

* Mỹ đình chỉ mọi chuyến bay của các hãng hàng không Trung Quốc

Người dân xếp hàng chờ nhận thực phẩm cứu trợ tại Brooklyn, New York, Mỹ ngày 14/5. (Ảnh: THX/TTXVN)

Trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa và giao thông bị ngưng trệ, kim ngạch ngoại thương của Mỹ giảm kỷ lục trong tháng Tư đã khiến thâm hụt thương mại của nước này tăng 7 tỷ USD lên 49,5 tỷ USD.

Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 4/6, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ Mỹ đã giảm hơn 20% so với tháng Ba vừa qua, trong khi nhập khẩu giảm ở mức khiêm tốn hơn là 13,7%.

Tính từ đầu năm tới nay, thâm hụt thương mại Mỹ đã tăng 26 tỷ USD (tương đương 13%) so với cùng kỳ năm ngoái.

Trước đó, một báo cáo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) công bố ngày 2/6 nhận định rằng nền kinh tế của Mỹ có thể sẽ mất gần một thập kỷ để phục hồi hoàn toàn sau những ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, khi một loạt các cuộc khảo sát cho thấy xu hướng tiếp tục suy yếu của sản xuất toàn cầu.

CBO dự báo đại dịch COVID-19 có thể sẽ khiến sản lượng kinh tế của Mỹ thiệt hại khoảng 8.000 tỷ USD trong thập kỷ này, giảm khoảng 3% so với những dự báo trước khi dịch bệnh bùng phát.

Theo CBO, những chương trình kích thích trị giá lên tới 3.300 tỷ USD do Quốc hội Mỹ thông qua kể từ hồi tháng Ba sẽ chỉ “giúp giảm thiểu phần nào tác động của suy thoái kinh tế.”

Liên quan đến tình hình thị trường lao động, Bộ Lao động Mỹ cho biết số người Mỹ mất việc do dịch bệnh đã vượt 42 triệu người, khi có thêm 1,87 triệu người đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp vào tuần trước.

Đáng chú ý, số người nộp đơn vào tuần cuối tháng Năm đã thấp hơn tuần trước đó 249.000, dấu hiệu cho thấy xu hướng này đang chậm lại.

Chuyên gia Jared Bernstein tại Trung tâm Ngân sách và ưu tiên chính sách của Mỹ nhận định những dấu hiệu trên cho thấy thị trường việc làm không phải đang cải thiện mà chỉ không xấu thêm nhanh hơn.

Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, số người nhận trợ cấp thất nghiệp thực tế trong tuần kết thúc vào ngày 23/5 đã tăng thêm 0,5% lên 14,8%, tương đương 21,5 triệu người. Điều này cho thấy đang có ít người quay trở lại làm.

Theo báo cáo tuần trước, số người nhận trợ cấp đang giảm, một phần là do các bang cho phép doanh nghiệp hoạt động trở lại.

Các dữ liệu trên được công bố một ngày trước khi Bộ Lao động Mỹ đưa ra báo cáo thất nghiệp hằng tháng vào ngày 5/6. Dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên so với mức 14,7% trong tháng Tư.

Theo chuyên gia Bernstein, tỷ lệ thất nghiệp trên toàn quốc nhiều khả năng sẽ ở mức 20% hoặc cao hơn, gấp đôi so với mức đỉnh trong giai đoạn Đại suy thoái./.

Đặng Ánh

Vietnam+







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngành rượu Trung Quốc đang "tan nát" vì 3 cú sốc

Có điều gì đó thiếu vắng khi Kweichow Moutai, công ty rượu có giá trị lớn nhất thế giới, tổ chức cuộc họp cổ đông thường niên vào tháng 5. Những người tham dự không...

Các ngân hàng toàn cầu ráo riết săn lùng nhân tài tại Nhật Bản

Trong bối cảnh thị trường lao động tại Nhật Bản thuộc hàng khan hiếm nhất thế giới, các nhà tuyển dụng sẵn sàng giữ ứng viên trong phòng phỏng vấn nhiều giờ liền và...

Đâu là nỗi lo lớn nhất của giới đầu tư?

Căng thẳng thương mại và thuế quan đang gia tăng đã vượt lên trở thành mối lo lắng hàng đầu của các nhà đầu tư toàn cầu, bỏ xa tất cả những rủi ro kinh tế khác...

Khi mốc quan trọng trong cuộc chiến thương mại của Mỹ cận kề

Những phát biểu của ông Trump và các quan chức trong tuần trước cho thấy hàng loạt kịch bản đang được cân nhắc khi mốc quan trọng trong cuộc chiến thương mại của Mỹ...

Xung đột Israel-Iran có gây gián đoạn hoạt động vận tải qua eo biển Hormuz?

Dòng chảy thương mại toàn cầu, bao gồm cả việc vận chuyển dầu thô quan trọng, vẫn tiếp tục đi qua eo biển Hormuz sau các cuộc tấn công giữa Israel và Iran. Tuy...

Những khoảng lặng ở cảng biển nhộn nhịp nhất nước Mỹ

Sự sụt giảm trong hoạt động tại cảng Los Angeles diễn ra khi các nhà nhập khẩu hàng hóa và nhà bán lẻ, đặc biệt là những doanh nghiệp có quan hệ thương mại với...

Căng thẳng Israel-Iran ảnh hưởng đến việc vận chuyển 20 triệu thùng dầu mỗi ngày

Căng thẳng Israel-Iran có thể làm gián đoạn vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung dầu toàn cầu và giá dầu tăng cao.

Căng thẳng giữa Israel-Iran bùng phát gây ra tác động gì đến kinh tế thế giới?

Căng thẳng leo thang đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm đến các tài sản an...

Khi các doanh nghiệp từ bỏ các cam kết về khí hậu

Coca-Cola, BP, HSBC cùng hàng loạt doanh nghiệp khác đang lần lượt từ bỏ các mục tiêu môi trường, qua đó cho thấy sự thiếu hiệu quả của các hành động tự nguyện.

Ông Trump phê duyệt thương vụ US Steel-Nippon Steel, Mỹ sẽ sở hữu “cổ phần vàng”

Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp trong ngày 13/06, chính thức phê duyệt thương vụ sáp nhập giữa US Steel và Nippon Steel của Nhật Bản. Quyết...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98