Cổ phiếu ngân hàng chuyển động ra sao trong tháng 6?

07/07/2020 09:21
07-07-2020 09:21:48+07:00

Cổ phiếu ngân hàng chuyển động ra sao trong tháng 6?

Mặc dù thanh khoản cổ phiếu ngân hàng vẫn tiếp tục được cải thiện nhưng giá cổ phiếu của các nhà băng có sự phân hóa mạnh. Trong đó, các cổ phiếu như BID, CTG, VCB, MBB, ACB, TCB, VPB cuối tháng 6 không mấy khả quan gây áp lực lên nhóm ngành ngân hàng.

Kết thúc phiên 30/06, chỉ số VN-Index giảm 39.36 điểm, tương đương giảm 5% so với cuối tháng trước 29/05, đóng cửa ở mức 825.11 điểm. Dữ liệu VietstockFinance cho thấy, chỉ số ngành ngân hàng vào cuối phiên theo đó cũng giảm 12.03 điểm, tương đương giảm 5% so với cuối phiên 29/05, lùi về mức 225.55 điểm.

Vốn hóa ngân hàng giảm gần 39,400 tỷ đồng

Giá trị vốn hóa của nhóm ngân hàng đã giảm 39,368 tỷ đồng, xuống mức 882,262 tỷ đồng (tính đến phiên 30/06), tương đương giảm 4% so với mức 921,630 tỷ đồng của phiên cuối tháng trước 29/05.

Nguồn: VietstockFinance

Dễ thấy, vốn hóa ngành ngân hàng bị kéo xuống chủ yếu bởi 3 ‘ông lớn’ VCB (-6%), BID(-5%) và CTG (-4%) đều có vốn hóa giảm so với cuối tháng trước 29/05.

Bên cạnh đó, vốn hóa của những ngân hàng cổ phần tư nhân như VPB (-12%), MBB (-2%), TCB (-6%) cũng sụt giảm so với phiên 29/05.

Trái lại, LPB (+4%), HDB (+4%), STB (+9%), VIB (+7%)… là một trong số ít nhà băng lội ngược dòng khi có vốn hóa tăng so với tháng trước.

Đáng chú ý, cổ phiếu LPB cũng có thị giá tăng mạnh nhất vào cuối tháng 6, với mức tăng 11% so với tháng trước, lên mức 8,200 đồng/cp. Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 vừa qua, Tổng Giám đốc Phạm Doãn Sơn ước tính lợi nhuận ngân hàng tính đến 30/06/2020 đạt xấp xỉ 1,000 tỷ đồng, thực hiện được 59% kế hoạch 2020 đã được thông qua.

Nguồn: VietstockFinance

Thanh khoản VBB giảm mạnh nhất liên tiếp 2 tháng

Nhìn vào thanh khoản cổ phiếu ngân hàng trong tháng qua, đã có gần 75 triệu cp/ngày được chuyển giao, tăng 15% so với tháng 5, tương ứng với giá trị giao dịch hơn 1,324 tỷ đồng/ngày, tăng 10% so với tháng trước.

Nguồn: VietstockFinance

Sacombank (STB) vẫn giữ vị trí đứng đầu về thanh khoản khi có hơn 17 triệu cp/ngày được giao dịch trong tháng 6, tăng 40% so với tháng trước. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp, STB dẫn đầu về thanh khoản trong nhóm ngân hàng.

Xét về giá trị tương đối, BID (-28%), CTG (-27%), HDB (-10%), MBB (-7%), SHB (-9%), TPB (-20%),  VBB (-89%), VCB (-30%) và VPB (-28%) là 9 mã có khối lượng giao dịch bình quân giảm. Trong đó, Vietbank (VBB) có thanh khoản giảm mạnh nhất, chỉ còn 893 cp/ngày được giao dịch trong tháng 06, giảm 89% so với tháng trước.

Ngược lại, KienlongbanK (KLB) là nhà băng có thanh khoản tăng phi mã, gấp 142 lần tháng 5, với 141,284 cp/ngày được giao dịch. Đứng vị trí thứ hai về tốc độ tăng trưởng thanh khoản còn có LPB với 8.2 triệu cp/ngày được giao dịch, gấp 2.7 lần tháng 5.

Nguồn: VietstockFinance

Khối ngoại mua ròng 63 tỷ đồng

Trong tháng 6, khối ngoại đã mua ròng 2.8 triệu cp ngành ngân hàng, với giá trị mua ròng 63 tỷ đồng, giảm 69% về khối lượng và giảm 93% về giá trị.

Nguồn: VietstockFinance

Xét về khối lượng mua ròng, LienVietPostBank (LPB) là nhà băng có khối ngoại mua ròng mạnh nhất với 7.5 triệu cp, giá trị hơn 65 tỷ đồng, gấp 2 lần về khối lượng và 2.3 lần về giá trị.

Còn VietinBank (CTG) là nhà băng có giá trị khối ngoại mua ròng lớn nhất với 157 tỷ đồng, khối lượng mua ròng gần 7.2 triệu cp.

Ngược lại, ACB, BID, EIB, HDB, MBB, SHB, STB, TCB, VPB là 9 nhà băng có khối ngoại bán ròng. Trong đó, khối ngoại bán ròng mạnh nhất 6.2 triệu cp SHB với giá trị 95 tỷ đồng.

Ái Minh

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (16)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tại sao chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên phải xác thực sinh trắc học?

Kể từ ngày 1/7/2024, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền.

Chính phủ sẽ không vì áp lực lạm phát mà tăng lãi suất

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển khi nói về áp lực tăng lãi suất nhằm kìm hãm lạm phát cũng như tỷ giá trong thời gian qua.

Tài sản thế chấp của Tân Hoàng Minh ế ẩm, ngân hàng tiếp tục đại hạ giá

Sau nhiều lần rao bán không thành công các khoản nợ xấu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và loạt công ty thành viên, Ngân hàng Agribank mới đây lại tiếp tục đại hạ giá...

Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng, ngân hàng vẫn tiếp tục gặp khó trong năm 2024?

Dù dự báo tình hình kinh tế năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều ngân hàng lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận thận trọng.

Bán ngoại tệ can thiệp – kế tiếp là gì?

Với lượng dự trữ ngoại hối hiện nay không phải là nhiều, chỉ xấp xỉ ba tháng nhập khẩu, khi trước đó – năm 2022 đã giảm hơn 22,7 tỉ đô la Mỹ cũng vì phải bán ra để...

Đà tăng giá USD chững lại

Tuần qua (22-26/04/2024), giá USD trên thị trường quốc tế giảm nhẹ sau khi dữ liệu cho thấy kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, làm gia tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên...

Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz của SeABank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê

Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng...

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất...

Quý 1/2024 - Nam A Bank ghi nhận lợi nhuận tăng hơn 30%

Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần...

Chuyển đổi số ngân hàng: Nhân tài và tư duy số là thách thức

Chuyên gia đến từ các ngân hàng đều đồng ý rằng con người và tư duy số là những yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của bất kỳ tổ chức nào.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98