IMF: Kinh tế GCC giảm 7,6% năm 2020 do dịch COVID-19 và giá dầu thấp

01/07/2020 13:34
01-07-2020 13:34:00+07:00

IMF: Kinh tế GCC giảm 7,6% năm 2020 do dịch COVID-19 và giá dầu thấp

Doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ của các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), chiếm gần 20% nguồn cung dầu mỏ thế giới, dự kiến giảm 200 tỷ USD trong năm nay.

Giám đốc phụ trách khu vực Trung Đông và Trung Á của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ông Jihad Azour, ngày 30/6 cho biết nền kinh tế của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) có thể giảm 7,6% trong năm 2020, mức giảm mạnh nhất trong nhiều thập kỳ qua, do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 và giá dầu thấp.

Mức giảm dự kiến nói trên lớn hơn con số ước giảm 2,7% mà IMF đưa ra đối với kinh tế GCC cách đây gần hai tháng.

Doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ của các nước GCC, chiếm gần 20% nguồn cung dầu mỏ thế giới, dự kiến giảm 200 tỷ USD trong năm nay.

Ngành dầu mỏ của GCC dự kiến giảm khoảng 7%, kéo theo sự sụt giảm của lĩnh vực phi dầu mỏ.

Tuy nhiên, ông Azour dự báo GCC sẽ chứng kiến sự hồi phục nhanh hơn trong năm 2021 khi các nền kinh tế vùng Vịnh tăng trưởng 2,5%.

GCC bao gồm Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Bahrain, Kuwait, Oman và Qatar.

Ngoài ra, ông Azour cho biết giá dầu (đã được điều chỉnh theo lạm phát) đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1973 vào đầu năm 2020 trước khi hồi phục phần nào sau một thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và một số nước sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC+.

Theo ông Azour, giá dầu giảm và tác động từ đại dịch COVID-19 dẫn tới tình trạng nợ gia tăng ở các nền kinh tế GCC, một vấn đề mà ông Azour cho rằng cần phải giải quyết.

Hồi tuần trước, IMF đã giữ nguyên dự báo cho rằng giá dầu Brent sẽ ổn định ở mức khoảng 36 USD/thùng, tương đương khoảng 50% mức giá trung bình của năm 2019./.

Anh Quân

Vietnam+







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ ba đoạt Nobel Kinh tế 2024: Acemoglu, Johnson và Robinson

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vừa công bố quyết định trao tặng Giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2024 cho ba nhà kinh tế học xuất sắc: Daron Acemoglu, Simon...

Trung Quốc nhận thêm tin đáng ngại về xuất khẩu

Xuất khẩu của Trung Quốc tăng yếu hơn dự báo trong tháng 9, từ đó kìm hãm đà phục hồi thương mại vốn là điểm sáng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong nhiều...

Tính đột phá và giá trị khoa học là những yếu tố quyết định giải Nobel Kinh tế

Theo chuyên gia Magnus Henrekson từ Viện Nghiên cứu Kinh tế Công nghiệp ở Stockholm (Thụy Điển), có thể dự đoán người thắng giải Nobel Kinh tế dựa trên mối quan tâm...

Trung Quốc đối mặt áp lực giảm phát ngày càng lớn

Áp lực giảm phát của Trung Quốc ngày càng tăng trong tháng 9, với giá tiêu dùng vẫn yếu và giá sản xuất tiếp tục giảm.

"Bóng ma" lạm phát thấp trở lại Eurozone, ECB có thể phải xem xét giảm lãi suất

Trong tháng Chín vừa qua, lạm phát tại Eurozone đã giảm xuống 1,8%, lần đầu tiên trong hơn ba năm chỉ số này xuống dưới mức mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương...

Tín hiệu mới về gói kích thích từ Trung Quốc

Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lan Fo'an nói với các phóng viên vào thứ Bảy trong một cuộc họp báo rằng Chính phủ trung ương có dư địa để tăng nợ và thâm hụt.

Giới đầu tư Trung Quốc mong chờ gói kích thích mới 283 tỷ USD

Các nhà đầu tư và phân tích kỳ vọng Trung Quốc sẽ triển khai gói kích thích tài khóa mới lên tới 2,000 tỷ Nhân dân tệ (283 tỷ USD) khi Bắc Kinh tìm cách củng cố nền...

PBOC khởi động công cụ 71 tỷ USD để vực dậy thị trường chứng khoán

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa công bố một công cụ thanh khoản mới trị giá 500 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 70.6 tỷ USD). Đây là một phần trong gói kích...

Hàn Quốc hạ lãi suất lần đầu sau gần 2 năm

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) đã cắt giảm lãi suất cơ bản 25 điểm cơ bản xuống 3.25%, đánh dấu lần đầu tiên xứ sở kim chi hạ lãi suất kể từ khi Fed bắt đầu...

Tin buồn của Fed: CPI Mỹ tăng nóng hơn dự báo trong tháng 9

Lạm phát tiêu dùng của Mỹ bất ngờ tăng mạnh hơn dự báo khi các quan chức Fed đang cân nhắc bước đi kế tiếp, theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98