Kinh tế Mỹ lại 'hụt hơi' khi ca nhiễm Covid-19 tăng trở lại

13/07/2020 08:12
13-07-2020 08:12:07+07:00

Kinh tế Mỹ lại 'hụt hơi' khi ca nhiễm Covid-19 tăng trở lại

4 dấu hiệu cho thấy đà phục hồi chữ V của nước Mỹ có thể sụp đổ khi các ca nhiễm Covid-19 tăng trở lại.

Kinh tế Mỹ vài tuần trước có những dấu hiệu phục hồi tích cực từ "đáy" suy thoái cách đây 2 tháng: doanh số bán lẻ tăng kỷ lục, chi tiêu dùng tăng lên; số việc làm tạo mới trong tháng tăng kỷ lục kể từ tháng 4; tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm xuống 11,1%.

Tuy nhiên, những dấu hiệu phục hồi đang chững lại trong những tuần cuối tháng 6 khi các ca nhiễm Covid-19 tăng nhanh trở lại tại nhiều bang.

Mặc dù vậy, cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Donald Trump, ông Larry Kublow nói "việc đóng cửa lần thứ hai sẽ là một sai lầm lớn". Nhưng điều đó không có nghĩa sự lây lan nhanh chóng của nCoV không gây hại cho nền kinh tế.

Business Insider chỉ ra bốn dấu hiệu cho thấy đà phục hồi kinh tế chữ V đang "mất hơi".

1. Người dân hạn chế đi lại khi các ca nhiễm nCoV tăng nhanh

Chỉ số di động và tham gia sử dụng dữ liệu định vị địa lý được Ngân hàng Dự trữ liên bang Dallas công bố cho thấy, tăng trưởng chậm lại, thậm chí giảm ở một số bang, trong khi tăng mạnh vào tháng trước. Chỉ số này theo dõi mức độ dịch chuyển, khoảng cách của người dân trong xã hội giữa đại dịch.

2. Lượng đặt chỗ tại các nhà hàng giảm mạnh

Dữ liệu từ OpenTable cho thấy mọi người đã mạo hiểm quay trở lại nhà hàng vài tuần trước khi nền kinh tế mở cửa trở lại. Nhưng trong vài tuần qua, tỷ lệ đặt chỗ tại các nhà hàng trên nền tảng này giảm mạnh, nhất là tại các bang như Texas, Florida, Georgia.

Biểu đồ về tỷ lệ đặt bàn tại các nhà hàng ở các bang nước Mỹ giảm từ nửa cuối tháng 6. Nguồn: OpenTable

3. Tỷ lệ nhân viên trở lại làm việc giảm

Homebase, một phần mềm theo dõi và lập kế hoạch thời gian làm việc được phần lớn doanh nghiệp nhỏ sử dụng, cho thấy số giờ làm việc của người lao động giảm trong tuần cuối tháng 6 và có khả năng tiếp tục giảm vài tuần tới.

Số giờ làm việc của người lao động Mỹ giảm từ cuối tháng 6. Nguồn: Homebase

Thống kê hàng tháng của Homebase, số lượng nhân viên quay trở lại làm việc tăng 37% vào tháng 5, trong khi tỷ lệ này tháng 6 chỉ khoảng 6%. Ở các bang có số ca nhiễm nCoV cao như Florida, Texas... tỷ lệ người lao động quay trở lại làm việc thấp hơn nhiều so với bình quân chung.

4. Giảm số ca làm việc tại khu vực nhiễm Covid-19 tăng

Thống kê của Kronos, nhà cung cấp dịch vụ quản lý thời gian cho biết, tuần qua 26 bang của nước Mỹ đã chứng kiến sự thay đổi hai chữ số trong ca làm việc.

Tại 11 trong số các tiểu bang đó, số ca nhiễm vượt quá 100 trên 100.000 cư dân trong cùng một khung thời gian, theo Kronos.

Một số bang đã phải thay đổi kế hoạch mở cửa trở lại do thiếu lao động. Tỷ lệ thiếu công nhân tại Texas là 9,4%, gần 9% ở Arizona và 14,6% tại Michigan...

"Kỳ nghỉ Quốc khánh (4/7) tác động tới lực lượng lao động Mỹ trong tuần qua, các trường hợp tăng ca nhiễm Covid-19 ở các bang miền Trung, Đông Nam cũng là thách thức mới cho các doanh nghiệp đang cố gắng mở cửa trở lại", Dave Gilbertson - Phó chủ tịch phụ trách chiến lược và hoạt động tại Kronos, bình luận.

Ông nói thêm, dữ liệu lực lượng lao động tháng tới sẽ cho thấy toàn diện bức tranh ảnh hưởng sự gia tăng các ca nhiễm bệnh tới phục hồi kinh tế Mỹ.

Ngày 11/7, nước Mỹ ghi nhận hơn 3,35 triệu ca nhiễm, 137.385 người tử vong, tăng lần lượt 61.719 và 733 ca trong 24 giờ qua. New York vẫn là bang ghi nhận ca nhiễm lớn nhất với gần 427.000 ca. Các bang như California, Texas, Florida cũng ghi nhận các ca nhiễm nCoV tăng kỷ lục và phải tái áp đặt biện pháp phong tỏa để hạn chế bệnh dịch lây lan.

Kỳ Duyên

Vnexpress







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98