Lọc dầu Dung Quất kỳ vọng ở nửa cuối năm

20/07/2020 13:00
20-07-2020 13:00:00+07:00

Dịch vụ

Lọc dầu Dung Quất kỳ vọng ở nửa cuối năm

Bão giá dầu, đại dịch Covid-19 tựa như cơn sóng thần, khiến các nhà máy lọc dầu khắp thế giới lao đao. Bằng nhiều nỗ lực, lọc dầu Dung Quất đã chiến thắng khó khăn, duy trì hoạt động liên tục, sẵn sàng cho giai đoạn hồi phục nửa cuối năm.

Tháng 6, BSR đã kinh doanh tốt và bắt đầu có lãi, sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi hậu Covid-19.

Nhìn lại nửa đầu năm hoạt động, ông Bùi Minh Tiến - Tổng Giám đốc CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) cho biết chưa bao giờ Công ty gặp khó khăn lớn như vậy kể từ khi đi vào hoạt động. Sự hoành hành của dịch Covid-19 từ nửa cuối tháng 2/2020 đến nửa đầu tháng 4/2020 đã kéo theo giá dầu giảm sâu, tiêu thụ sản phẩm vô cùng khó khăn, tồn kho của Dung Quất cao, có thời điểm lên đến 90%, các bể chứa đầy ắp, nhà máy đứng trước nguy cơ phải dừng hoạt động.

Theo Tạp chí Platts công bố, giai đoạn cuối tháng 3, đầu tháng 4, khoảng chênh lệch giữa giá sản phẩm và giá dầu thô (crack spread) thường xuyên ở mức âm. Như sản phẩm Mogas 95 được coi là sản phẩm chủ lực mang lại doanh thu và lợi nhuận cho BSR nhưng trong tháng 4 cũng ghi nhận crack spread trung bình của tháng là -2.98 USD/thùng (tức là cứ bán ra mỗi thùng, BSR lỗ 2.98 USD). Nhìn chung, crack spread của tất cả các dòng sản phẩm đều giảm sâu, vượt xa kết quả thực hiện năm 2019 và kế hoạch sản xuất kinh doanh 2020 của BSR.

Trong tình thế căng như dây đàn, Ban lãnh đạo BSR quyết tâm duy trì nhà máy vận hành liên tục, áp dụng mọi giải pháp để chèo chống qua khó khăn, tránh những đổ vỡ dây chuyền.

Trong khó ló cái khôn, một loạt giải pháp sáng tạo đã được áp dụng như tối ưu dầu thô chế biến, linh hoạt trong việc điều chỉnh công suất nhà máy theo nhu cầu thị trường, giải phóng hàng tồn kho giá cao để có chỗ chứa cho các lô dầu thô có giá thấp. Tối đa tiêu thụ dầu thô trong nước để tăng liên kết chuỗi lợi ích trong ngành. Tận dụng cơ hội mua spot (hợp đồng chuyến) dầu thô trong nước với phụ phí thấp. Phối hợp với khách hàng để tối đa hóa tiêu thụ sản phẩm. Bám sát thị trường, tăng cường công tác dự báo và phân tích, linh hoạt, tối ưu hóa sản xuất với các chế độ vận hành khác nhau. Tối ưu hóa sản phẩm để tìm cơ hội bán các sản phẩm trung gian có giá trị kinh tế cao nhằm gia tăng hiệu quả SXKD. Tăng cường rà soát, kiểm soát, cắt giảm và tối ưu chi phí SXKD góp phần tăng hiệu quả SXKD của Công ty. Chủ động làm việc với nhà cung cấp dầu thô giãn thời gian thanh toán, giảm cước vận chuyển. Tăng cường công tác quản trị dòng tiền, triển khai các giải pháp như tối ưu số dư tiền gửi không kỳ hạn, sử dụng linh hoạt giữa vay vốn lưu động và gửi tiền có kỳ hạn nhằm tận dụng lãi suất vay ưu đãi để tăng thu nhập tài chính cho Công ty. Bên cạnh đó, công tác thu xếp ngoại tệ để thanh toán dầu thô và hàng hóa dịch vụ luôn được đảm bảo chính xác, đúng hạn, tỷ giá ngoại tệ thực hiện/mua được luôn thấp hơn tỷ giá niêm yết tại các Ngân hàng, góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Kết quả, Nhà máy vận hành an toàn, ổn định, liên tục với công suất trung bình trên 105% công suất thiết kế. Khối lượng sản xuất khoảng 3.43 triệu tấn, đạt 61.7% kế hoạch năm và 106.7% kế hoạch 6 tháng đầu năm 2020. Tổng sản lượng tiêu thụ khoảng 3.35 triệu tấn, đạt 60.3% kế hoạch năm và 104.3% kế hoạch 6 tháng đầu năm 2020. Công ty đã nộp ngân sách hơn 3,000 tỷ đồng.

Theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý 2 của BSR cho thấy, tháng 4 và 5 ghi nhận lỗ nhưng sang tháng 6 kinh doanh tốt và bắt đầu có lãi, chấm dứt tình trạng lỗ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và giá dầu giảm sâu. Tuy nhiên, tháng 6 lãi hơn nghìn tỷ đồng cũng chưa bù được khoản lỗ ở các tháng trước. Ghi nhận lợi nhuận trong nửa đầu năm 2020 âm 4,229.9 tỷ đồng. Mức lỗ này thấp hơn so với kịch bản mà PVN và BSR đưa ra nếu không áp dụng khẩn cấp các giải pháp ứng phó với tác động kép.

Trong nửa cuối năm 2020, BSR dự kiến sản lượng sản xuất và tiêu thụ khoảng 2.5 triệu tấn sản phẩm các loại, doanh thu khoảng 23.6 nghìn tỷ đồng và nộp NSNN khoảng 2 nghìn tỷ đồng. Ban lãnh đạo Công ty kỳ vọng, kết quả kinh doanh có thể bắt đầu phục hồi trong 6 tháng cuối năm 2020, với giả định dịch Covid-19 không bùng phát trở lại, và giá dầu biến động sát với kỳ vọng.

6 tháng đầu năm 2020, BSR đã sản xuất khoảng 3.43 triệu tấn, đạt 61.7% kế hoạch năm.

Việc quan trọng nhất đối với BSR trong quý 3 là tổ chức công tác chuẩn bị và thực hiện thành công đợt bảo dưỡng tổng thể lần 4 NMLD Dung Quất đảm bảo an toàn, chất lượng, tiết kiệm chi phí, phấn đấu rút ngắn thời gian để tăng hiệu suất hoạt động của Nhà máy, tạo ra hiệu quả cao nhất. Bảo dưỡng tổng thể không chỉ nâng cao “sức khỏe” cho NMLD Dung Quất mà còn gián tiếp giúp khâu kinh doanh bán hàng thêm thuận lợi - tận dụng cơ hội các chi phí sản xuất của Nhà máy giảm do dừng bảo dưỡng gần 2 tháng.

Bên cạnh đó, BSR tiếp tục đầu tư mạnh cho công tác nghiên cứu khoa học, tập trung nghiên cứu đa dạng hóa nguồn dầu thô, tỷ lệ phối trộn; tối ưu hóa công suất vận hành nhà máy và các phân xưởng, linh hoạt trong việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm phù hợp với tình hình thị trường, giảm hao hụt, tiêu hao nội bộ...

Vượt qua thời kỳ khó khăn chưa từng có tiền lệ của ngành lọc hóa dầu, BSR đã chứng minh kinh nghiệm, bản lĩnh và khả năng linh hoạt ứng phó của những người dầu khí cùng nhau đi qua tâm bão. Đây cũng chính là sức mạnh để Công ty vững vàng trên hành trình và thực hiện sứ mạng an ninh năng lượng quốc gia.

PV

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sonadezi Châu Đức đặt kế hoạch lãi 228 tỷ, tỷ lệ cổ tức 10%

CTCP Sonadezi Châu Đức (HOSE: SZC) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2024, với chỉ tiêu doanh thu hơn 881 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 228 tỷ đồng, lần lượt...

Bị đồn đóng cửa vì doanh số liên tục giảm, nhà sách Fahasa đang kinh doanh ra sao?

Bị tung tin thất thiệt về việc đóng cửa vì doanh số giảm, lãnh đạo nhà sách Fahasa cho rằng hành động này nhằm câu view của một số tài khoản mạng xã hội. Vậy thực...

Chứng khoán KAFI đặt mục tiêu tổng tài sản 10,000 tỷ đồng năm 2024, lãi trước thuế 300 tỷ 

CTCP Chứng khoán KAFI (KAFI) công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 với nhiều nội dung.

CEO đặt kế hoạch lãi sau thuế tăng 24%

Dù kết quả kinh doanh năm 2023 không mấy khả quan, Tập đoàn C.E.O vẫn đặt kế hoạch 2024 lạc quan với lãi sau thuế 150 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2023.

Chính thức khai trương tổ hợp khoáng nóng Nhật Bản giữa lòng Ecopark, cách hồ Hoàn Kiếm 14km

Tổ hợp khoáng nóng Mori Onsen nằm giữa lòng thành phố xanh Ecopark, rộng 2,000m2, gồm 15 bể tắm khoáng, spa, xông hơi, nhà hàng, bể bơi chính thức khai trương giúp...

ICON4 đã sử dụng hết 320 tỷ đồng của đợt chào bán năm 2022

ICON4 cho hay đã sử dụng hết số tiền 320 tỷ đồng huy động được từ đợt chào bán cách đây hơn 1 năm, trong đó dành 170 tỷ đồng bổ sung vốn lưu động thực hiện các gói...

Cuộc đua CASA ngân hàng: Từ “thách thức kép” 2023 sang “thuận lợi kép” 2024

Hai tháng đầu năm 2024, mặt bằng lãi suất tiền gửi và cho vay tiếp tục giảm so với cuối năm 2023 khiến các nhà đầu tư thiên về nhu cầu để tiền gửi không kỳ hạn...

VNPT đề nghị công ty con Telvina nâng doanh thu kế hoạch 2024 lên 187 tỷ đồng

Cụ thể, kế hoạch doanh thu năm 2024 của Telvina được đề nghị điều chỉnh tăng từ 186 tỷ đồng lên thành 187.5 tỷ đồng, trong đó doanh thu trong thị trường VNPT sẽ là...

Chứng khoán DNSE đặt kế hoạch lãi sau thuế 2024 gần gấp đôi năm trước

CTCP Chứng khoán DNSE (DNSE) vừa hé lộ kế hoạch kinh doanh năm 2024. Lãi sau thuế mục tiêu tối đa là 445 tỷ đồng, gần gấp đôi năm trước.

Hé lộ chân dung ngân hàng nắm giữ “chìa khóa” tăng trưởng theo cấp số nhân

Các chuyên gia từ tổ chức "Big Four" Deloitte cho rằng “Khả năng giành chiến thắng” (Ability to win) và “Năng lực chuyển đổi” (Capacity for change) là chìa khóa cho...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98