Mỹ gieo hỗn loạn trong cuộc chiến Covid-19

08/07/2020 20:49
08-07-2020 20:49:39+07:00

Mỹ gieo hỗn loạn trong cuộc chiến Covid-19

Những thông điệp hỗn loạn về mức độ nghiêm trọng của Covid-19 từ giới chức liên bang và cấp bang đã góp phần thổi bùng làn sóng lây nhiễm ở Mỹ.

Sau nhiều ngày ghi nhận 50.000 - 60.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, giới chức y tế cộng đồng giờ đây cảnh báo Mỹ có thể chứng kiến mức tăng tới 100.000 ca nhiễm mới. Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận gần 3 triệu người nhiễm và hơn 131.000 ca tử vong vì Covid-19 kể từ khi dịch bùng phát.

Sau nhiều tháng đánh giá thấp mối đe dọa của nCoV, Nhà Trắng đã thay đổi quan điểm, thúc giục người Mỹ đeo khẩu trang và tránh tụ tập đông người. Nhưng không rõ liệu công chúng có còn lắng nghe họ, sau nhiều tháng nói về phục hồi và các cuộc tranh cãi chính trị về mọi thứ, từ khẩu trang cho tới mô hình đại dịch.

Các chuyên gia y tế cộng đồng nói cánh cửa hành động đang dần khép lại và nếu chính quyền Tổng thống Donald Trump muốn "sửa sai" trong cuộc chiến chống Covid-19, giới chức cần phải đưa ra các thông điệp nhất quán, rõ ràng.

"Họ nên thẳng thắn về những điều chúng ta còn chưa biết về nCoV, nhấn mạnh số phận của mỗi người gắn liền với tập thể và tập trung vào các biện pháp an toàn như che mặt khi ra ngoài, duy trình cách biệt cộng đồng và rửa tay thường xuyên", Dan Goldberg, biên tập viên của Politico, nhận định.

Tiến sĩ Anthony Fauci họp báo về Covid-19 tại Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, ở Washington, hôm 26/6. Ảnh: AP.

"Các lãnh đạo quốc gia, bao gồm Tổng thống, Phó tổng thống và các thống đốc, không nên chỉ nói và khuyến khích mọi người nghe theo hướng dẫn về sức khỏe cộng đồng, mà chính họ nên làm gương ở mọi nơi có thể", Tom Inglesby, giám đốc Trung tâm An ninh Y tế thuộc Đại học Johns Hopkins, cho hay. "Thay vì tiếp tục đưa ra quan điểm rằng đây là 'lựa chọn cá nhân', hãy nghĩ rằng bạn đang bảo vệ những người xung quanh".

Một quan chức chính quyền Trump bác quan điểm cho rằng các thông điệp của Nhà Trắng gây nhầm lẫn và thiếu nhất quán. "Từ tháng 3, chính quyền đã liên tục khuyến nghị sử dụng vải che mặt, nhất quán với hướng dẫn của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Thông điệp này đã bao hàm tất cả hướng dẫn của chính quyền và thấu hiểu tình hình cấp bách ở một số bang", quan chức này nói.

Marc Lipsitch, nhà dịch tễ học tại Trường Y tế Cộng đồng Harvard T.H. Chan, nói bước "sửa sai" đầu tiên mà chính quyền Trump nên thực hiện là để các nhà khoa học lên tiếng.

CDC đã bất ngờ dừng các cuộc họp báo hàng ngày về Covid-19 từ hồi tháng 3 và chỉ tổ chức vài lần kể từ đó. Nhóm chuyên trách chống Covid-19 của Nhà Trắng, bao gồm nhiều nhà khoa học chính phủ hàng đầu như Anthony Fauci, không còn phát biểu trước cả nước thông qua các buổi họp báo được truyền hình trực tiếp. Các cuộc họp riêng riêng của nhóm vốn được tổ chức hàng ngày đã bị giảm xuống hai lần mỗi tuần.

Trong khi đó, hơn 80% người dân Mỹ cho biết họ tin tưởng các nhà khoa học y tế và hơn 2/3 đặt niềm tin vào tiến sĩ Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, theo kết quả khảo sát mới đây của NYTimes/Siena College.

"CDC và các chuyên gia y tế cộng đồng khác của chính phủ cần có các cuộc nói chuyện với toàn dân mỗi ngày. Những người không có trình độ khoa học không nên 'cướp diễn đàn' của họ", Lipsitch nói.

Nhưng đó lại là những gì đã xảy ra trong vài tháng qua, khi Tổng thống Trump, Phó tổng thống Mike Pence và nhiều quan chức chính trị khác chủ trì các cuộc đối thoại toàn quốc về cuộc chiến chống Covid-19. Những quan điểm họ đưa ra luôn mâu thuẫn với chính các chuyên gia y tế của chính phủ, theo Goldberg.

Khi số ca nhiễm nCoV tăng mạnh ở phía đông nam nước Mỹ trong tháng 6, Trump liên tục nói rằng đây đơn giản là kết quả của việc xét nghiệm tăng. Khi bệnh viện ở nhiều bang như Texas và Arizona chạm ngưỡng quá tải tuần trước, Pence đã cố gắng xoa dịu lo lắng bằng cách nhấn mạnh hầu hết ca nhiễm mới là người trẻ.

Ông cũng tham gia sự kiện lớn trong nhà tại một nhà thờ ở Dallas, bang Texas, hôm 5/7 và bảo vệ quyết định tổ chức vận động tranh cử của Trump ở Arizona trước đó vài ngày. Pence cho rằng sự kiện này, với hầu hết người tham gia không đeo khẩu trang, đã giúp mọi người được tự do tham gia vào tiến trình chính trị.

"Nó gửi đi thông điệp rằng mọi thứ đều ổn nhưng thực chất là không. Các lãnh đạo chính trị biết thông tin và vẫn tham dự, điều đó cho thấy mọi thứ có nguy cơ rất thấp. Nhưng thực tế nó không như vậy", Inglesby nói.

Không có thông điệp rõ ràng từ chính quyền liên bang, trong khi các thống đốc cũng đưa ra thông điệp hỗn loạn của riêng họ. Các quán bar ở Texas được mở cửa trở lại từ tháng 5, trong khi North Carolina vẫn yêu cầu đóng cửa. Nhà thờ được phép duy trì hoạt động ở Florida, nhưng bị cấm ở Kentucky. Đeo khẩu trang là quy định bắt buộc ở New Jersey, nhưng là "lựa chọn cá nhân" ở Oklahoma.

Nhà Trắng đã tìm cách sửa chiến lược chống Covid-19 trong hai tuần qua với những kết quả rối loạn. Nhiều ngày sau khi Pence nói "đại dịch đã bị thổi phồng", ông kêu gọi người trẻ Mỹ, nhóm thường phớt lờ "hướng dẫn mở cửa an toàn của liên bang", thận trọng hơn bởi họ đang là nguyên nhân khiến nCoV lây lan mạnh.

Trump hôm 1/7 nói với Fox News rằng ông sẽ đeo khẩu trang khi không thể duy trì cách biệt cộng đồng, đúng theo khuyến nghị của CDC, nhưng mọi người mới chỉ bắt gặp ông làm như vậy đúng một lần, theo Goldberg. Trump từng chế giễu một phóng viên Reuters vì đeo khẩu trang trong buổi họp báo hồi cuối tháng 5 và thậm chí chế giễu cả cựu phó tổng thống Joe Biden về vấn đề này.

Lipsitch cho rằng có bằng chứng cho thấy thái độ hoài nghi khẩu trang của Trump ảnh hưởng rất nhiều tới hành vi của công chúng. 3/4 người thuộc phe Dân chủ nói họ đeo khẩu trang gần như mọi lúc ở nơi công cộng, trong khi chỉ 53% người Cộng hòa làm điều tương tự, theo khảo sát mới đây của Pew.

"Tổng thống có khả năng làm hỏng một chính sách tốt", Lipsitch nói.

Tổng thống Donald Trump phát biểu tại lễ kỷ niệm Quốc khánh 4/7 ở Nhà Trắng. Ảnh: Time.

Chính phủ Mỹ cần phải kiểm soát các kỳ vọng một cách tốt hơn, theo Jeffrey Shaman, nhà nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y tế Cộng đồng, Đại học Columbia. Các nhà khoa học không biết gì về nCoV cho tới tháng 12 năm ngoái và hiểu biết của con người về loại virus này đang dần thay đổi theo thời gian, khi ngày càng nhiều người bị nhiễm.

Shaman lấy dẫn chứng về thay đổi của CDC với Covid-19. Lúc đầu CDC nói khẩu trang không có nhiều tác dụng và nCoV hầu như chỉ ảnh hưởng tới hệ hô hấp. Tuy nhiên, hướng dẫn của họ đã thay đổi cùng với hiểu biết về Covid-19 tăng lên. Các chuyên gia y tế cộng đồng giờ biết rằng trẻ em dễ bị tổn thương bởi loại virus này hơn ban đầu.

"Đây là nơi mà vai trò lãnh đạo và các thông điệp trở nên rất quan trọng. Mọi người phải hiểu nó không giống như bạn chỉ cần đeo khẩu trang một tháng và như vậy là xong. Chưa có vaccine, chúng ta chưa có chìa khóa thoát khỏi khủng hoảng này", Shaman nói.

Những người truyền tải thông điệp của Nhà Trắng cần khiêm nhường và thừa nhận những điều chưa biết, theo Lori Freeman, CEO của Hiệp hội Quan chức Y tế quận và thành phố.

"Đây là phần thông điệp bị bỏ lỡ. Nếu bạn không nói những điều này, mỗi lần thay đổi lời khuyên khi có vấn đề xảy ra, đó là lúc chúng ta đánh mất lòng tin", bà nói.

Freeman cho rằng để tăng cường niềm tin của công chúng, chính phủ Mỹ cần để CDC có tiếng nói hơn và xem các nhà khoa học như các nguồn thông tin đáng tôn trọng. "Nếu công chúng thấy được điều đó, chúng tôi sẽ có một vị thế hoàn toàn khác, nhưng chúng tôi lại không có", bà nói.

Dù không bao giờ là quá muộn để đưa ra thông điệp đúng đắn, nhiều chuyên gia lo ngại Mỹ đã lãng phí các tiến bộ đạt được trong tháng 5 và 6, khi số ca nhiễm giảm và nền kinh tế dần mở cửa trở lại. Đó là thời điểm cần phải nâng cao cảnh giác, theo Keosha Bond, phó giáo sư tại Đại học Y New York.

"Họ đã bỏ lỡ cơ hội đó. Và vấn đề hiện nay là họ cần giải quyết là về các thông điệp hỗn loạn", bà nói.

Thanh Tâm

VNEXPRESS







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98