Nhiều nơi tái phong tỏa vì Covid-19

15/07/2020 08:25
15-07-2020 08:25:09+07:00

Nhiều nơi tái phong tỏa vì Covid-19

Trước tình hình số ca nhiễm Covid-19 lại tăng vọt, chính quyền nhiều nơi lại tiến hành phong tỏa và thực hiện giãn cách xã hội.

Khách tham quan một vườn thú ở San Francisco (Mỹ) ngày 13.7. Ảnh: AFP

Thống đốc bang California (Mỹ) Gavin Newsom ngày 14.7 ra lệnh đóng cửa mọi hoạt động kinh doanh trong nhà như nhà hàng, quán bar, rạp phim, sở thú, bảo tàng trên toàn bang vì dịch Covid-19 tái bùng phát.

Tổng thống Donald Trump gần đây liên tục chỉ trích, nhưng hôm qua (14.7) bất ngờ nói có mối quan hệ “rất tốt” với ông Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ, theo AFP.

Cách đây chưa lâu, không chỉ lên án ông Fauci phạm rất nhiều sai lầm, Tổng thống Trump còn bác bỏ các ý kiến của ông Fauci về công tác phòng chống đại dịch Covid-19. Mới đây, chuyên gia Fauci cảnh báo tình trạng số ca mắc Covid-19 tăng vọt vì các bang vội vàng gỡ bỏ lệnh phong tỏa và sự bất cẩn của nhiều người Mỹ. Trong khi đó, ông Trump muốn sớm mở cửa lại nền kinh tế và trường học.

Phúc Duy

Theo AP, quy định nghiêm ngặt hơn được áp đặt tại các địa phương nằm trong danh sách theo dõi vì tốc độ lây nhiễm gia tăng nhanh. Những địa phương nằm trong danh sách này chiếm khoảng 80% dân số toàn bang. Theo đó, những nơi này bị buộc phải ngừng mọi hoạt động trong nhà tại các cơ sở tập thể hình, nhà thờ, tiệm làm tóc, tiệm làm móng, trung tâm thương mại...

Tính đến hôm qua, số ca nhiễm Covid-19 tại California là hơn 329.000 người, tăng hơn 8.000 ca so với một ngày trước. Trong khi đó, số người tử vong tại tiểu bang đông dân nhất nước Mỹ đã vượt qua mốc 7.000 người.

Trước đó, California là bang đầu tiên phong tỏa vào tháng 3 và bắt đầu nới lỏng quy định vào tháng 5, theo AFP. Tuy nhiên, số người nhiễm bệnh bắt đầu tăng lại từ đầu tháng 6 và trong 2 tuần qua tăng đến 48%, số người nhập viện tăng 40%.

Tương tự, nhiều nước và vùng lãnh thổ ở châu Á phải tái phong tỏa trong bối cảnh các ổ nhiễm mới xuất hiện. Bắt đầu từ hôm qua, TP.Bangalore (bang Karnataka, Ấn Độ), được mệnh danh là Thung lũng Silicon châu Á, đã quay về giai đoạn phong tỏa như trước đây trong nỗ lực ngăn chặn đà lây lan Covid-19 đợt hai.

Tại Ấn Độ, trong khi Mumbai và New Delhi vẫn là những vùng xuất hiện nhiều ca Covid-19 nhất kể từ khi dịch bùng phát, Bangalore đang trở thành điểm nóng dịch bệnh mới. Giới hữu trách cũng quyết định phong tỏa Pune (bang Maharashtra, Ấn Độ) sau khi thành phố này vào ngày 13.7 ghi nhận 1.333 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ.

Một loạt bang khác cũng phải áp dụng những biện pháp phòng chống Covid-19 lây lan trong cộng đồng, bao gồm Uttar Pradesh, Tamil Nadu, Assam và Kerala.

Tại Hồng Kông, chính quyền đặc khu quyết định siết chặt các biện pháp giãn cách xã hội, áp dụng từ nửa đêm 14.7. Giới hữu trách Hồng Kông cảnh báo lãnh thổ này đang đối mặt với nguy cơ cực cao bùng phát lây lan trên diện rộng.

Thành phố hôm qua phát hiện 48 ca Covid-19 mới, trong đó 40 trường hợp lây nhiễm cộng đồng. Các biện pháp mới được áp dụng lần này bao gồm: bắt buộc đeo khẩu trang khi sử dụng phương tiện công cộng, không ăn uống tại nhà hàng, chỉ phục vụ mang về sau 18 giờ. Người không đeo khẩu trang theo quy định sẽ bị phạt 5.000 HKD (khoảng 15 triệu đồng). Công viên Disneyland ở Hồng Kông tiếp tục đóng cửa từ ngày 15.7.

Thủ đô Manila của Philippines cũng áp dụng lệnh phong tỏa đối với khu vực khoảng 250.000 người và không tiếp tục dỡ bỏ lệnh giãn cách tại những nơi khác ở thành phố này.

Tại Jakarta (Indonesia), giới hữu trách đang cân nhắc siết chặt một số biện pháp giới hạn sau khi số ca Covid-19 gia tăng trên địa bàn thủ đô Indonesia.

Thụy Miên

Thanh niên







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98