Fed đã nói gì mà khiến chứng khoán Mỹ quay đầu giảm?

20/08/2020 10:24
20-08-2020 10:24:56+07:00

Fed đã nói gì mà khiến chứng khoán Mỹ quay đầu giảm?

Các thành viên Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) bày tỏ lo ngại về tương lai kinh tế Mỹ trong biên bản họp mới nhất, cho rằng dịch Covid-19 có khả năng tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và gây nguy hại đến hệ thống tài chính.

Tại phiên họp ngày 28-29/07, Ủy ban của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đồng loạt nhất trí giữ lãi suất ở gần mức 0 trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn lâu mới trở về mức trước đại dịch.

Các quan chức “nhất trí rằng cuộc khủng hoảng y tế hiện tại sẽ giáng đòn nặng nề đến hoạt động kinh tế, việc làm và lạm phát trong ngắn hạn, đồng thời tạo rủi ro khổng lồ đến triển vọng kinh tế trung hạn”, trích từ biên bản họp.

Như Chủ tịch Jerome Powell và các nhà lãnh đạo Fed nhiều lần nhấn mạnh, biên bản họp lưu ý đến sự cấp thiết của gói hỗ trợ tài khóa từ Quốc hội. Hiện tại, cuộc đàm phán giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa về gói hỗ trợ đang rơi vào thế bế tắc khi các yếu tố quan trọng như hỗ trợ thất nghiệp 600 USD/tuần hết hạn.

Biên bản họp “nhấn mạnh sự cần thiết của gói hỗ trợ tài khóa”, Quincy Krosby, Trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại Prudential Financial, nhận định. “Chủ tịch Powell quả quyết cho rằng chúng ta cần thêm một gói hỗ trợ, nhất là vì họ nhận thấy những tác động tiêu cực từ đợt giảm tốc”.

Những nhận định trong biên bản họp còn ám chỉ rằng dường như các quan chức Fed bác bỏ khả năng sử dụng việc mua trái phiếu để kiểm soát lợi suất trái phiếu Chính phủ.

Chứng khoán Mỹ quay đầu giảm sau biên bản họp của Fed và đồng USD đi lên.

Vì tác động nặng nề của dịch Covid-19 tới nền kinh tế Mỹ, các thành viên FOMC kỳ vọng giữ lãi suất chuẩn ở phạm vi 0-025% cho đến khi họ “tự tin nền kinh tế đã vượt qua cơn bão hiện tại và đang trên đường đạt được mục tiêu toàn dụng nhân công và ổn định giá”.

Quý 2/2020, GDP Mỹ rớt 32.9% so với cùng kỳ năm trước khi đại dịch kìm hãm các hoạt động không thiết yếu. Các chuyên gia kỳ vọng kinh tế Mỹ sẽ trở lại đà tăng trưởng trong quý 3/2020, mặc dù sự gia tăng về số ca nhiễm Covid-19 đang làm nảy sinh hoài nghi về khả năng hồi phục của nền kinh tế.

Cùng với những nỗi lo về tăng trưởng kinh tế, các thành viên còn e dè trước rủi ro tác động đến hệ thống tài chính.

Trước đây, ông Powell và các quan chức Fed khác nhiều lần cho rằng các ngân hàng và định chế tài chính nhìn chung vẫn trong trạng thái vững mạnh. Tuy nhiên, tại cuộc họp, các thành viên bày tỏ lo ngại về tình hình của các định chế tài chính nếu dịch Covid-19 kéo dài và kịch bản “bất lợi hơn” xuất hiện.

Các quan chức đau đáu về gánh nặng nợ công.

Chính phủ liên bang Mỹ đang nợ 26.6 ngàn tỷ USD, trong đó nợ tăng hơn 3 ngàn tỷ USD trong đại dịch Covid-19 khi Quốc hội và Nhà Trắng đẩy nhanh các gói hỗ trợ đến những ai bị tác động vì tình trạng phong tỏa kinh tế. Điều này cũng thôi thúc Bộ Tài chính phát hành trái phiếu ồ ạt và việc phát hành này “có thể tác động đến sự vận hành của thị trường”.

Kiểm soát đường cong lợi suất và định hướng chính sách

Bên cạnh việc tìm hiểu lý do đằng sau các quyết định chính sách, nhà đầu tư cũng tập trung vào những manh mối về “định hướng chính sách” (forward guidance) – hoặc các tham số để đưa ra động thái lãi suất tương lai.

Về vấn đề áp trần lợi suất, các quan chức tiếp tục hoài nghi về sự hữu dụng của biện pháp này.

“Trong số những thành viên bàn luận về phương án này, phần lớn đều đánh giá việc áp trần và mục tiêu lợi suất nhiều khả năng chỉ mang lại lợi ích khiêm tốn trong môi trường hiện tại, khi phương pháp định hướng chính sách lãi suất dường như rất đáng tin cậy và lãi suất dài hạn vẫn còn ở mức thấp”, trích từ biên bản họp.

Định hướng chính sách có thể được cập nhật, nhưng Fed không nói rõ về khung thời gian.

Các thành viên chỉ rõ “việc làm rõ thêm về lộ trình phạm vi lãi suất mục tiêu sẽ hợp lý ở một số thời điểm”.

Hình thức thực hiện có thể là sẽ “dựa trên kết quả” hoặc hướng tới việc đạt mục tiêu cụ thể trước khi thay đổi lãi suất. Nhiệm vụ hiện tại của Fed là “toàn dụng nhân công và ổn định giá”, nhưng phương pháp định hướng chính sách dựa trên kết quả có thể thêm vào các mục tiêu cụ thể về tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát.

Cuộc trao đổi giữa các thành viên cũng bao gồm thảo luận về chương trình mua trái phiếu hiện tại của Fed và hiện số dư trên bảng cân đối kế toán của Fed đã tăng từ gần 4.4 ngàn tỷ USD (trước đại dịch) lên 7 ngàn tỷ USD hiện tại. Các quan chức không sử dụng thuật ngữ "nới lỏng định lượng" để mô tả các nghiệp vụ mua trái phiếu. Thay vào đó, nhiều quan chức nhìn nhận việc Fed mua cổ phiếu đóng “vai trò nới lỏng điều kiện tài chính và hỗ trợ cho đà hồi phục kinh tế”.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98