Năm 2020, phấn đấu dư nợ công của Việt Nam vào khoảng 51,4% GDP

03/08/2020 11:53
03-08-2020 11:53:00+07:00

Năm 2020, phấn đấu dư nợ công của Việt Nam vào khoảng 51,4% GDP

Thủ tướng Chính phủ quyết định, phấn đấu đến cuối năm 2022, dư nợ công của Việt Nam khoảng 51,4% GDP, nợ Chính phủ khoảng 46,2% GDP, cơ cấu nợ nước ngoài trong tổng nợ công ở mức 40 - 45%.

Phấn đấu đến cuối năm 2022, dư nợ công của Việt Nam khoảng 51,4% GDP

 

Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1130/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình quản lý nợ công 3 giai đoạn 2020 - 2022 và kế hoạch vay, trả nợ công năm 2020.

Theo đó, mục tiêu kế hoạch vay, trả nợ công năm 2020 là đảm bảo nhiệm vụ huy động vốn vay để đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế xã hội với mức độ chi phí rủi ro phù hợp. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt trong từng thời kỳ.

Thủ tướng Chính phủ quyết định, phấn đấu đến cuối năm 2022, dư nợ công của Việt Nam khoảng 51,4% GDP, nợ Chính phủ khoảng 46,2% GDP, cơ cấu nợ nước ngoài trong tổng nợ công ở mức 40 - 45%.

Cũng theo Quyết định số 1130, trong năm 2020: vay của Chính phủ là 501.461 tỷ đồng (vay trong nước 394.040 tỷ đồng và vay nước ngoài là 107.421 tỷ đồng); vay về cho vay lại là 43.415 tỷ đồng; trả nợ của Chính phủ 366.689 tỷ đồng (trả nợ trực tiếp của Chính phủ 366.689 tỷ đồng, trả nợ của các dự án cho vay lại là 29.567 tỷ đồng).

Đối với chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2020 - 2022, Thủ tướng Chính phủ quyết định, tổng mức vay của Chính phủ khoảng 1.546,3 nghìn tỷ đồng (trong đó, vay cho ngân sách trung ương khoảng 1.420,4 nghìn tỷ đồng, vay về cho vay lại khoảng 125,9 nghìn tỷ đồng); cơ cấu huy động vốn của Chính phủ từ các nguồn trong nước khoảng 75 - 80% nhiệm vụ vay hàng năm, từ các nguồn nước ngoài khoảng 20 - 25%; duy trì kỳ hạn phát hành trái phiếu chính phủ bình quân hàng năm khoảng từ 6 - 8 năm. Cùng với đó, Chính phủ chủ động bố trí nguồn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế của Chính phủ; đảm bảo chi tiêu nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm không quá 25%.

Thủ tướng Chính phủ cũng quyết định, khống chế hạn mức bội chi và nợ của chính quyền địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, theo đó bội chi ngân sách địa phương năm 2020 khoảng 17 nghìn tỷ đồng, năm 2021 khoảng 15 nghìn tỷ đồng, năm 2022 khoảng 16,5 nghìn tỷ đồng (khoảng 0,2% GDP hàng năm). Nghĩa vụ trả nợ của chính quyền địa phương khoảng 42,8 nghìn tỷ đồng.

Hạn mức vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay, tự trả: kiểm soát tốc độ tăng dự nợ ngắn hạn tối đa 18 - 20%/năm; hạn mức vay ròng trung, dài hạn hàng năm tối đa khoảng 5.500 - 6.090 triệu USD.

Đức Minh

Thời báo Tài Chính





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bước đột phá trong quản lý thuế: Quy định mới về thanh toán không dùng tiền mặt và tác động đến doanh nghiệp

Luật Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) 2024 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2025, một trong những nội dung quan trọng là tất cả giao dịch phải thanh toán không...

Số định danh cá nhân thay mã số thuế từ 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, số định danh cá nhân chính thức thay thế mã số thuế đối với cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh. Đây là bước cải cách hành chính lớn trong lĩnh...

Đề xuất cho phép hộ kinh doanh lập 'biên nhận bán hàng điện tử' qua app, Zalo, SMS

Bộ Tài chính đang dự thảo hồ sơ xây dựng dự án Luật Quản lý thuế (thay thế), đề xuất chính sách đổi mới phương pháp quản lý đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, bao gồm...

Hộ kinh doanh sẽ tự khai doanh thu, tính toán nâng ngưỡng không chịu thuế lên 400 triệu/năm

Từ năm 2026, chính sách thuế sẽ được định hướng theo hướng phân loại hộ và cá nhân kinh doanh thành 4 nhóm dựa trên mức doanh thu để áp dụng các phương pháp quản lý...

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Nên áp dụng thuế khoán đối với hộ kinh doanh, buôn bán nhỏ, doanh thu dưới 1 tỷ đồng

Bộ Tài chính cần nghiên cứu để tham mưu cho cấp có thẩm quyền quy định về thuế khoán theo mức doanh thu tính thuế, tạo thuận lợi cho những hộ nghèo, những hộ buôn...

ĐBQH Hoàng Văn Cường: Chính phủ có giải pháp gì để để hộ kinh doanh hứng khởi nộp thuế?

“Chính phủ đã có kế hoạch, giải pháp nào để thực thi cách tính thuế mới đối với hộ kinh doanh sau khi bỏ thuế khoán, để các hộ thấy thuận lợi hơn, chuyên nghiệp hơn...

Hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ đều bị xem là vi phạm

Theo quy định, kinh doanh hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ bị xem là vi phạm.

Thanh toán cho vốn đầu tư công đạt hơn 200.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Đến ngày 31/5, Kho bạc Nhà nước đã phát hành 170.917 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn bình quân 9,95% năm và lãi suất bình quân 2,9%/năm, kết quả này đã góp...

Lãnh đạo Cục Thuế: Thuế khoán không còn phù hợp, nhiều hộ kinh doanh bán hàng xuyên biên giới

Theo lãnh đạo Cục Thuế, hình thức thuế khoán đã không còn phù hợp với thực tế hiện nay vì quy mô hoạt động kinh doanh đã khác trước.

Không lập hoá đơn, lập hoá đơn sai thời điểm có thể bị phạt tới 100 triệu

Bộ Tài chính đề xuất phạt tiền từ 60 - 100 triệu đồng nếu không lập hoá đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ với 50 số hóa đơn trở lên.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98