Sài Gòn những ngày quay cuồng với vàng

08/08/2020 08:20
08-08-2020 08:20:03+07:00

Sài Gòn những ngày quay cuồng với vàng

Giá vàng tăng như vũ bão, dòng người xếp hàng mua bán vàng đã tái hiện ở một số nơi.

Sài Gòn những ngày quay cuồng với vàng
Người dân chờ bán vàng tại Công ty SJC (Q.1), sáng 7.8. Ảnh: T.XUÂN

Giới đầu tư vàng Sài Gòn lâu lắm mới thấy lại không khí nhộn nhịp, căng thẳng như mấy hôm nay. Thế nhưng điểm mặt, người lời nhất vẫn là giới kinh doanh vàng.

Vàng miếng SJC nhộn nhịp, nữ trang “ế”

Bất chấp đang dịch Covid-19 lây lan, nhiều người vẫn kéo nhau đến Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC mua vàng. Gần giờ nghỉ trưa ngày 7.8 nhưng lượt khách vào trụ sở Công ty SJC (trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM) vẫn không dừng lại. Qua một lớp khai báo y tế, đo thân nhiệt và xịt rửa tay bằng cồn, khách hàng mới được vào sảnh bên trong giao dịch vàng. Tầng trệt là nơi giao dịch của khách mua bán lẻ có khối lượng dưới 300 triệu đồng (chưa đến 5 lượng vàng), được chia thành 2 quầy mua và bán. Khách hàng bốc số thứ tự, ngồi chờ 2 bên khoảng 20 người già trẻ, trai gái đủ cả. Thỉnh thoảng họ lại nhìn bảng giá xem vàng có tăng giảm đầy sốt ruột vì khi vào đến quầy giao dịch mới chốt giá. Nhân viên quầy mua vào cứ thỉnh thoảng lại hô to “có ai bán vàng không?” nhưng hầu như khách đến hôm nay chủ yếu là mua nên người này lại ngồi xuống tiu nghỉu. Chẳng bù ở quầy bán vàng ra, Công ty SJC phải tăng cường người hỗ trợ phụ đếm tiền của khách.

Trên tầng 2, lượt khách mua bán sỉ cũng nhộn nhịp không kém. Vừa bước ra thang máy cùng chúng tôi, người đàn ông xách một túi du lịch đã cũ tiến lại quầy mua vàng và người phụ nữ đi cùng trao đổi với nhân viên “3,3 tỉ đồng mua được bao nhiêu cây vậy em?”. Với mức giá bán vàng miếng SJC trên bảng điện tử đang là 62 triệu đồng mỗi lượng, nhân viên Công ty SJC cho biết, giá trị tương đương hơn 53 lượng. Giao dịch được tiến hành khi người đàn ông xách túi căng đầy tiền vào khu vực kế toán nộp.

Cách đó khoảng 5 bước chân, tại quầy mua vàng sỉ của giới kinh doanh vàng, nhân viên Công ty SJC đang kiểm đếm số vàng hơn 160 lượng của khách hàng bán ra. Thông thường khi mua vàng, nhân viên Công ty SJC sẽ thực hiện cắt bao bì để kiểm tra miếng vàng có bị móp méo hay không. Hai thùng rác tại khu vực này đầy bao bì, có vẻ dân đánh lớn đang ra hàng khi vàng miếng SJC vượt qua mức 60 triệu đồng/lượng.

Không khí giao dịch tại Công ty SJC sôi động bao nhiêu thì những khu vực tập trung các tiệm vàng nữ trang lớn của TP.HCM lại trầm lắng bấy nhiêu. Các tiệm vàng trên phố vàng Nhiêu Tâm (Q.5, TP.HCM), chợ Bến Thành (Q.1), chợ An Đông (Q.5)… vắng thưa khách giao dịch. Nhiều cửa hàng vàng tại phố Nhiêu Tâm đóng cửa và treo bảng cho thuê nhà; những người buôn bán rau, trái cây lấn chiếm lề đường của các tiệm để kinh doanh. Một số tiệm mở cửa, nhân viên cửa hàng cũng ngồi bấm điện thoại, xem phim. Đa số những tiệm vàng này không được cấp phép kinh doanh vàng miếng mà vàng nữ trang không có người mua nên không khí “cô lập” so với thị trường vàng miếng.

Trong khi đó, phố vàng nữ trang Nhiêu Tâm (Q.5) vắng khách. ẢNH: NGỌC THẠCH

Mua vàng giá cao: lời ít, lỗ nhiều

Bất chấp giá vàng đã tăng thẳng đứng trong những ngày qua, vẫn có rất nhiều người hụt sóng, ôm lỗ.

Chị Chu Quỳnh (Q.2, TP.HCM) cho biết: “Hai vợ chồng mua vàng cách đây nhiều năm, lời không bao nhiêu mà thấy lỗ là chủ yếu”. Theo chị Chu Quỳnh, vào năm 2016, một số người trong công ty rủ nhau chơi hụi vàng. Ai bốc số trúng, tháng đó hốt hụi thì những người còn lại chung tiền vào mua đưa cho người đó 1 chỉ vàng. Một người có thể chơi nhiều dây hụi vàng. Cứ chơi vậy, chị Chu Quỳnh cũng có hơn 30 chỉ vàng nhẫn, với mức giá mua vào khoảng 35 - 37 triệu đồng/lượng. Cách đây vài ngày, chị Quỳnh đem toàn bộ số vàng nhẫn này ra bán lại với giá 55 triệu đồng/lượng, lời khoảng 60 triệu đồng. Thế nhưng chị Quỳnh vẫn không vui và cho hay: “Hồi đó, xúi ông chồng bán USD đi mua vàng với giá 42 triệu đồng/lượng thay vì mua miếng đất hơn 3 tỉ đồng. Chờ không thấy vàng lên, lại bán vàng để trả nợ, lỗ một mớ. Mà đau nhất là giờ miếng đất đó đã tăng lên 8,8 tỉ đồng, có bán hết số vàng cũng không thể mua được đất”.

Những người mua vàng tích trữ ở mức giá cao như hiện nay cần cân nhắc kỹ do sự biến động của vàng hiện nay rất khó đoán, nhất là không có mức đỉnh lịch sử nào cho kim loại quý này để so sánh.

Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty CP vàng bạc đá quý SJC Phú Thọ

Mấy hôm nay trời Sài Gòn mưa gió vẫn không làm chị Nguyễn Thi (Q.7, TP.HCM) cảm thấy hết ngột ngạt bởi cơn tăng chóng mặt của vàng miếng SJC. Giá vàng cứ tăng lên là số nợ của chị càng lớn thêm. Chẳng là cuối tháng 6, chị Thi mượn người bạn thân 500 triệu đồng để thanh toán cho căn hộ trị giá hơn 5,6 tỉ đồng. Người thân của chị không sẵn tiền mà cho vay 11 lượng vàng, sau này chị phải trả lại bằng vàng. Đang cần tiền, chị Nguyễn Thi đồng ý và bán được giá hơn 49 triệu đồng/lượng. “Cứ nghĩ mình bán được giá cao nhất từ trước đến nay nhưng chỉ 1 tháng sau, giá vàng tăng bất chấp. Tôi gần như không dám xem giá khi mỗi ngày số tiền bỏ ra mua lại số vàng trên càng nhiều”, chị Thi than thở.

Thực tế, từ mức giá 49 triệu đồng/lượng mà chị Nguyễn Thi mượn, vàng miếng SJC đã liên tục tăng lên 50, 51 triệu và đến nay vượt qua 62 triệu đồng/lượng. Đến chiều hôm qua 7.8, giá vàng chốt ở 62,4 triệu đồng/lượng, chị Thi phải bù thêm hơn 130 triệu đồng nếu mua 11 lượng vàng (tính theo lãi suất thì mất hơn 27% chỉ chưa đầy 2 tháng - PV). “Thật là kinh khủng! Không biết cuối năm nay vàng còn lên nữa hay không để còn mua trả cho bạn như đã hẹn”, chị Thi phát hoảng.

Chỉ dân kinh doanh vàng lời lớn

Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty CP vàng bạc đá quý SJC Phú Thọ, kể trong số những người mua vàng hiện nay, có những người mua để tích trữ nhưng cũng có người mua để trả nợ cho những khoản vàng đã vay trước đó. Vào những năm 2015, 2016, 2017, giá vàng lúc đó gần như đứng yên ở mức thấp 35 - 37 triệu đồng/lượng, trong khi lãi vay tiền đồng ngân hàng ở mức 10%/năm. Một số doanh nghiệp “đánh liều” vay vàng lãi suất 1 - 2%/năm, bán lấy tiền đồng sản xuất kinh doanh, mua đất đai nhà cửa. Đến nay, giá vàng đã tăng gần gấp đôi, đi gần hết tài sản và có người lỗ “kép” khi đưa vốn vào sản xuất kinh doanh mà không hiệu quả. Ông Hải cho hay những doanh nghiệp đó giờ “chết đứng”, “lỗ vỡ mặt” khi vàng cứ tăng giá chưa có điểm dừng.

Trước những đợt sóng vàng gần đây và mức chênh lệch giá như trên, ông Trần Thanh Hải cho rằng chỉ có dân vàng là lời, trong khi những người đi mua vàng lỗ ngay lập tức khi giá mua - bán chênh lệch lên cao 1,6 triệu đồng/lượng. Ông Hải nhận xét: “Với mức chênh lệch giá như vậy, Ngân hàng Nhà nước nên can thiệp, cho dập vàng đưa ra thị trường để tránh những rủi ro cho người dân. Điều này sẽ không gây mất ngoại tệ do không phải nhập khẩu vàng, mà dùng vàng nữ trang, nguyên liệu trong nước đang nhiều để phân kim 2 số 9 lên 4 số 9 và dập vàng miếng SJC”.

Đặt vấn đề điều này có thể làm giá vàng giảm, tăng sức mua, lúc này chủ trương chống vàng hóa sẽ bị ảnh hưởng, ông Trần Thanh Hải phân tích, vàng tồn tại trong dân hàng năm nay, hơn nữa các ngân hàng T.Ư trên thế giới đang tăng cường dự trữ vàng. Việc người dân mua vàng cũng là tăng nguồn dự trữ trong xã hội trước những biến động của dịch bệnh Covid-19 chưa thể kiểm soát được. Việc chống vàng hóa trong dân là đúng nhưng cũng không nên phớt lờ việc mua vàng của người dân mà để họ phải chịu mua với mức giá cao hơn thế giới gần 5 triệu đồng/lượng.

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định đủ nguồn lực và sẽ can thiệp thị trường vàng khi cần thiết.

Phá các mức giá kỷ lục, vàng miếng SJC liên tục tìm kiếm những mức cao mới. Ngày 7.8, giá vàng miếng SJC tăng gần 20 triệu đồng/lượng so với đầu năm, tức tăng gần 45,6%, mua vào lên 60,75 triệu đồng/lượng, bán ra 62,4 - 62,42 triệu đồng/lượng. Kim loại quý trên thị trường thế giới ngày 7.8 ở mức 2.058 USD/ounce, tương đương 57,8 triệu đồng/lượng (quy đổi theo giá USD ngân hàng). Như vậy, vàng miếng SJC hiện đang cao hơn thế giới khoảng 4,6 triệu đồng/lượng, thế nhưng giá mua vàng nữ trang, nguyên liệu thấp hơn 1,5 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua - bán vàng miếng SJC lên 1,65 triệu đồng/lượng.

Thanh Xuân

Thanh niên





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vàng thế giới đi ngang chờ cuộc họp của Fed

Giá vàng ổn định sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong 1 tuần vào ngày thứ Hai (18/03), khi nhà đầu tư chờ đợi một loạt cuộc họp của ngân hàng trung ương trong...

Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương thanh tra, kiểm soát thị trường vàng

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tiến độ triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng.

Bộ trưởng Tài chính: Cần kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp để 'hạ nhiệt' giá vàng

Bộ trưởng Tài chính cho rằng để hạ nhiệt giá vàng trong nước cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp về quản lý cung cầu, xuất nhập khẩu.

Giá vàng trong nước giảm phiên đầu tuần, tỷ giá tăng thêm 15 đồng

Giá vàng cùng đi xuống trong phiên sáng 18/3, trong đó thương hiệu SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng, còn giá vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu giảm 260.000...

Giá vàng hôm nay 17-3: Chốt tuần, vàng SJC và vàng nhẫn đồng loạt giảm

Giá vàng trong nước cùng giảm khá mạnh so với vùng đỉnh, theo đà hạ nhiệt của thế giới. Các nhà đầu tư vẫn lạc quan với xu hướng tăng tiếp của vàng.

Giá vàng đã hết sốt?

Sáng 16/3, giá vàng trong nước đồng loạt chững lại sau một tuần chao đảo. Thị trường vàng trong nước đang ngóng chờ tín hiệu từ giá vàng thế giới. Nếu giá vàng thế...

Vàng thế giới có tuần giảm đầu tiên trong 4 tuần

Giá vàng ổn định vào ngày thứ Sáu (15/03) nhưng ghi nhận tuần sụt giảm đầu tiên trong 4 tuần, khi nhà đầu tư hạ thấp kỳ vọng về việc hạ lãi suất của Mỹ sau khi dữ...

Đề xuất hạn chế mua bán vàng miếng bằng tiền mặt

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM kiến nghị sửa Nghị định 24/2012 về quản lý thị trường vàng với cơ chế quản lý phù hợp, hiệu quả tránh tạo ra độc quyền và lợi...

Vàng biến động mạnh, quản lý thị trường ra sao trước những "cơn sốt" giá?

Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường vàng, chuẩn bị sẵn sàng triển khai phương án can thiệp bình ổn thị trường.

Giá vàng SJC đi xuống, tỷ giá trung tâm tăng 12 đồng phiên sáng 15/3

Giá vàng cùng đi xuống trong phiên sáng 15/3, trong đó thương hiệu SJC giảm cao nhất 200.000 đồng mỗi lượng còn giá vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu giảm...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98