TikTok đệ đơn kiện Chính phủ Mỹ vì lệnh cấm của ông Trump

24/08/2020 23:06
24-08-2020 23:06:16+07:00

TikTok đệ đơn kiện Chính phủ Mỹ vì lệnh cấm của ông Trump

TikTok – ứng dụng chia sẻ video của công ty Trung Quốc ByteDance – đã đệ đơn kiện Chính phủ Mỹ trong ngày thứ Hai (24/08), phản đối các nỗ lực cấm đoán hoạt động của Tiktok tại Mỹ từ chính quyền Trump.

Trong bài đăng trên blog, TikTok tranh luận rằng lệnh cấm của ông Trump ngăn cản quy trình hợp pháp (due process) có trong Tu chính án thứ 5 (Fifth Amendment). TikTok nói thêm rằng sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Trump đã ngó lơ nỗ lực minh chứng sự trong sạch của bản thân, rằng họ không chia sẻ dữ liệu với Chính phủ Trung Quốc và cũng không phải là mối đe dọa đến an ninh quốc gia.

“Chúng tôi không hề xem nhẹ Chính phủ Mỹ, nhưng cảm thấy không còn cách nào khác ngoài việc hành động để bảo vệ quyền của chúng tôi và quyền của cộng đồng và nhân viên của chúng tôi”, TikTok cho biết. “Với sắc lệnh điều hành đe dọa cấm hoạt động tại Mỹ của TikTok từ ông Trump – có khả năng hủy hoại 10,000 việc làm của dân Mỹ và tác động đến hàng triệu người dân Mỹ sử dụng ứng dụng TikTok để giải trí, kết nối và sinh kế trong đại dịch Covid-19 – chúng tôi đơn thuần là không còn lựa chọn nào khác”.

Nhà Trắng từ chối bình luận về vụ kiện này.

Chính quyền Trump bày tỏ lo ngại về sự an toàn và bảo mật dữ liệu Mỹ với các công ty Trung Quốc, bao gồm Huawei và WeChat. ByteDance tranh luận rằng họ đã cung cấp cho Chính phủ Mỹ “vô vàn tài liệu” giải thích về những phương thức bảo mật của TikTok với mục đích chứng minh họ là một công ty tư nhân không hề chia sẻ dữ liệu với Chính phủ Mỹ. Thay vào đó, ByteDance xem động thái đàn áp TikTok của chính quyền Trump là một bước đi leo thang căng thẳng với Trung Quốc. Được biết, Trung Quốc cũng kiểm soát nghiêm ngặt hoặc cấm các công ty Internet Mỹ hoạt động tại nước họ.

TikTok tiếp tục bàn luận về việc bán mảng hoạt động tại Mỹ, Canada, Australia và New Zealand với Microsoft, Oracle và các nhà đầu tư khác, dựa trên nguồn tin thân cận. Vụ kiện không phản đối quyết định của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) rằng: ByteDance phải thoái vốn tại Mỹ trước ngày 12/11.

Mặc dù vụ kiện của ByteDance không phản đối quyết định của CFIUS, nhưng Công ty lập luận rằng "CFIUS chưa bao giờ nêu rõ lý do tại sao các biện pháp an ninh của TikTok không đủ để giải quyết mối lo ngại về an ninh quốc gia".

“Sắc lệnh hành pháp cố tình ngăn cấm TikTok vì cho rằng có khả năng ứng dụng này bị Chính phủ Trung Quốc thao túng”, TikTok cho biết trong đơn kiện. “Thế nhưng, Chính phủ Mỹ biết rõ rằng nguyên đơn đã thực hiện các biện pháp đặc biệt để bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu người dùng Mỹ, bao gồm việc TikTok lưu trữ dữ liệu này bên ngoài Trung Quốc (ở Mỹ và Singapore) và dựng lên các rào cản bằng phần mềm nhằm đảm bảo rằng TikTok lưu trữ dữ liệu người dùng Mỹ tách biệt với dữ liệu người dùng của các sản phẩm khác của ByteDance”.

TikTok cũng tranh luận rằng sắc lệnh hành pháp của ông Trump lạm dụng quyền hạn khẩn cấp quốc tế. Trong năm 2019, Mỹ đã được sử dụng quyền khẩn cấp quốc tế đối với một số công ty viễn thông “để giải quyết những lo ngại an ninh quốc gia của Mỹ. Tuy nhiên, TikTok lưu ý rằng họ không phải là nhà cung cấp viễn thông và "không cung cấp các loại công nghệ và dịch vụ nằm trong phạm vi của sắc lệnh điều hành năm 2019".

 

Nhà phân tích Joe Albano viết trên mạng tin phân tích Tech Cache: “TikTok đang bị đặt vào tình thế tiến thoái lưỡng nan… Ứng dụng này chỉ có thể bị mua lại hoặc bị cấm, và cả hai lựa chọn đều không đem đến nhiều hy vọng về khả năng mở rộng thị trường trong tương lai".

 

* Lựa chọn nào cho TikTok sau quyết định khởi kiện chính quyền Mỹ?

* Tiktok sẽ kiện chính quyền Mỹ ra tòa về việc đàn áp

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quỹ đầu tư Mỹ sắp đạt thoả thuận mua lại cổ phần tại chuỗi gà rán KFC Nhật Bản

Nikkei Asia cho biết quản lý quỹ tài sản Carlyle Group của Mỹ sắp mua lại KFC Holdings Japan, nhà điều hành chuỗi cửa hàng gà rán KFC tại nước này.

Nhiều nước châu Á đẩy lùi thời điểm giảm lãi suất

Với triển vọng ngày càng mờ mịt về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng tiền tệ trong năm, nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á buộc phải đẩy lùi thời điểm...

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98