Vaccine Covid-19, canh bạc 'được ăn cả, ngã về không'

11/08/2020 13:16
11-08-2020 13:16:35+07:00

Vaccine Covid-19, canh bạc 'được ăn cả, ngã về không'

Các nhà khoa học cho rằng dù vaccine Covid-19 ra thị trường, hiệu quả lâu dài và khả năng tạo miễn dịch cộng đồng vẫn là câu hỏi lớn.

Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, các cường quốc về dược phẩm và công ty công nghệ sinh học lớn trên thế giới đã bắt đầu cuộc đua cấp tốc tìm vaccine ngăn ngừa Covid-19. Đến nay, 6 ứng viên đã tiến vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối. Hơn 150 loại vaccine khác trong những giai đoạn phát triển khác nhau. Các dữ liệu ban đầu cho thấy vaccine có thể bảo vệ tình nguyện viên khỏi mầm bệnh trong vòng hai đến ba tháng, nếu tất cả đều suôn sẻ.

Thông tin được các hãng dược công bố ít nhiều đem lại kỳ vọng vaccine có thể ra mắt thị trường vào đầu năm tới.

Tuy nhiên, khi dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường, giới chuyên gia có một mối lo ngại khác. Dù sử dụng công nghệ khác nhau, hầu hết "ứng viên" đều áp dụng chung một cơ chế miễn dịch học. Đó là sử dụng các đặc tính protein gai của nCoV để kích thích hệ miễn dịch sinh kháng thể trung hòa, ngăn chặn mầm bệnh lây nhiễm tế bào khỏe mạnh.

Một liều vaccine Covid-19 thử nghiệm được phát triển tại phòng thí nghiệm của Sinovac Biotech, Bắc Kinh, Trung Quốc, hồi đầu năm. Ảnh: AFP.

Nếu các vaccine đầu tiên cho thấy độ hiệu quả, cơ hội thành công của những loại theo sau là rất cao. Song viễn cảnh ngược lại cũng có thể xảy ra. Đây gần như là canh bạc "được ăn cả, ngã về không" của các nhà khoa học.

Chiến lược tấn công protein gai từng được áp dụng ở dịch SARS và MERS. Trong các thử nghiệm trên động vật và trên người, tất cả vaccine Covid-19 đều cho kết quả khả quan về phản ứng tế bào T cũng như kháng thể trung hòa. Tuy nhiên chỉ giai đoạn cuối, thử nghiệm quy mô lớn với khoảng 20.000 đến 40.000 tình nguyện viên, thực hiện tại các khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao, mới thực sự chứng minh được vaccine có bảo vệ người dùng trước nCoV hay không.

Daniel Altmann, giáo sư tại khoa Y, Đại học Hoàng gia London, cho biết: "Đến nay, hầu hết dữ liệu đều tích cực, bổ trợ quan điểm rằng vaccine đủ khả năng tạo kháng thể trung hòa và tế bào T. Nhưng còn cả chặng đường phía trước nhằm chứng minh hiệu quả lâu dài".

Michael Kinch, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đổi mới Công nghệ Sinh học và Sáng chế Thuốc tại Đại học Washington, St Louis, cho biết ông rất hy vọng vào vaccine, song rủi ro vẫn cao.

Nhiều nhà phát triển vaccine cũng đã chọn các nền tảng thử nghiệm khác, như mRNA và DNA. Đây là các công nghệ chưa từng được ứng dụng trước đây.

"Tương tự, chúng ta cũng đặt nhiều kỳ vọng vào vaccine dựa trên công nghệ vật liệu di truyền (axit nucleic). Điều này gây lo ngại về khả năng thành bại của sản phẩm, bởi trước nay chưa từng có loại vaccine axit nucleic nào được chấp thuận rộng rãi", ông Kinch nói.

Trung Quốc là quốc gia duy nhất nằm ngoài nhóm nước sử dụng những công nghệ trên. Các nhà khoa học trung thành với cách làm cũ: vaccine bất hoạt. Đây được coi là nước đi an toàn, tiêu diệt toàn bộ chủng virus thay vì một đoạn protein cụ thể. Song nhược điểm của nó là có chứa các kháng nguyên khác, gây tác dụng phụ, cần nhiều dữ liệu chặt chẽ hơn để thuyết phục cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Ba loại vaccine bất hoạt do hai công ty Trung Quốc phát triển đang trong giai đoạn cuối của thử nghiệm lâm sàng ở Brazil và Ả Rập. Nghiên cứu của Sinovac có sự tham gia của 9.000 tình nguyện viên. Trong khi đó, Sinopharm đang thử nghiệm hai vaccine khác trên 15.000 người.

Hôm 8/8, Nga thông báo đã đăng ký phê duyệt vaccine. Dù vậy, giới khoa học quốc tế tỏ ra lo ngại về tính an toàn của sản phẩm.

Mỹ là quốc gia đầu tư mạnh mẽ nhất vào vaccine. Chính phủ đã cam kết mua vào những liều đầu tiên của nhiều hãng dược, dù sản phẩm có thành công hay không. "Cái gật đầu" của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cũng là cơ sở tham chiếu quan trọng cho nhiều quốc gia khác.

Dù lạc quan, các nhà khoa học cảnh báo ngay cả khi được cấp phép sử dụng, vaccine Covid-19 ban đầu chỉ có thể đạt hiệu quả tương tự liều tiêm phòng cúm. Nó sẽ không tạo ra miễn dịch cộng đồng, điều mà nhiều người cho rằng là cần thiết để ngăn chặn hoàn toàn sự lây lan của dịch bệnh.

Chuyên gia của hãng dược Moderna phát triển vaccine tại phòng thí nghiệm, tháng 3/2020. Ảnh: Reuters

Tỷ lệ hiệu quả tối thiểu FDA đặt ra trước khi phê duyệt là 50%. Như vậy, khả năng người khỏe mạnh sau tiêm vẫn có thể nhiễm virus là 50:50.

"Sự không chắc chắn chủ yếu nằm ở mức độ duy trì. Chúng tôi chưa biết liệu vaccine có thể bảo vệ con người trong thời gian dài hay không. Điều này có thể là vấn đề bởi các loại virus độc lực yếu, như cảm cúm, thường khó tạo được miễn dịch cộng đồng", ông Kinch nói.

Các nhà khoa học cũng lo ngại về việc sử dụng vaccine cho người cao tuổi, có miễn dịch yếu hơn, thường trải qua triệu chứng nghiêm trọng khi mắc Covid-19. Họ cũng quan tâm đến độ an toàn của sản phẩm đối với phụ nữ có thai. Paul Offit, giám đốc trung tâm giáo dục vaccine, Bệnh viện Nhi Philadelphia, giải thích các "ứng viên" dựa trên công nghệ biệt có tác dụng khác nhau ở những nhóm đối tượng cụ thể.

Tiến sĩ Kinch cho biết một sản phẩm kém hiệu quả thậm chí có thể phản tác dụng, đem lại cảm giác "an toàn giả".

"Từ quan điểm hậu cần, một loại vaccine yếu sẽ phải dùng nhiều mũi tăng cường, tiêu tốn thêm đáng kể chi phí và thời gian, cũng như làm dấy lên lo ngại về việc tuân thủ lịch chủng ngừa (rằng liệu người dân có sẵn sàng tiêm bổ sung hoặc nhắc lại hay không)", ông nói.

Vaccine lý tưởng nhất nên có hiệu lực trong 10 đến 12 năm. Dù sản phẩm đầu tiên không đạt được điều đó, các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu thế hệ thứ hai, thậm chí thứ ba.

"Hãy nghĩ đến viễn cảnh kinh hoàng khi chúng ta lập ra những kế hoạch sơ sài, dồn nỗ lực vào một loại vaccine chỉ có hiệu quả trong một năm, sau đó phải bắt đầu lại từ đầu", giáo sư Daniel Altmann nói.

Thục Linh

Vnexpress







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98