Các nền kinh tế giao thương mạnh với Việt Nam tăng trưởng ra sao trong quý 2?

11/09/2020 09:00
11-09-2020 09:00:00+07:00

Các nền kinh tế giao thương mạnh với Việt Nam tăng trưởng ra sao trong quý 2?

Giữa lúc kinh tế thế giới quay cuồng trong “cơn bão” Covid-19, kinh tế Việt Nam cũng không thể duy trì đà tăng trưởng mạnh vì đất nước hình chữ “S” giờ đã gắn kết chặt chẽ với kinh tế toàn cầu.

Động lực xuất khẩu đã giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều năm, nay không còn duy trì được đà tăng trưởng.

Kim ngạch xuất khẩu của 7 tháng đầu năm 2020 tăng 1.5%, không còn duy trì được mức tăng trưởng 8.4% của 2 tháng đầu năm nay (giai đoạn đại dịch chưa lan rộng ra toàn cầu) và thấp hơn nhiều so với mức 8% của cùng kỳ năm trước.

Nguồn: Tổng Cục Thống kê
ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU (bao gồm cả Anh) và Mỹ là những nước nhập khẩu hàng Việt Nam nhiều nhất, chiếm hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm.

Hệ lụy là cú bùng nổ kinh tế kéo dài 3 thập kỷ của Việt Nam cũng đột nhiên chững lại. GDP quý 2/2020 chỉ tăng trưởng 0.36% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, mức tăng ít ỏi của Việt Nam trong quý 2 vẫn tốt hơn rất nhiều so với các nền kinh tế đang có giao thương mạnh mẽ với đất nước hình chữ “S” .

Dịch bệnh Covid-19 tung “cú đấm mạnh” vào khu vực ASEAN, trong đó 5 nền kinh tế phát triển khu vực đều ghi nhận đà giảm mạnh trong quý 2. Theo số liệu thống kê, mức tăng trưởng kinh tế của 5 nền kinh tế lớn nhất ASEAN trong quý vừa qua lần lượt là -17.1% đối với Malaysia, -16.5% với Philippines, -13.2% với Singapore, -12.2% ở Thái Lan và -5.3% tại Indonesia.

Đại dịch Covid-19 buộc các quốc gia phải phong tỏa kinh tế và ra biện pháp cách ly tại nhà để kìm hãm sự lây lan của dịch bệnh. Tình trạng bế quan tỏa cảng kéo giảm tiêu dùng nội địa, kim ngạch xuất khẩu, cũng như sản lượng công nghiệp, đồng thời giáng đòn nặng nề đến những quốc gia phụ thuộc vào du lịch, chẳng hạn như Thái Lan.

Ở bên kia đại dương, các nền kinh tế EU và Mỹ cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Quý 2/2020, GDP Mỹ giảm tới 32.9%, GDP EU giảm 14.4% so với cùng kỳ.

Riêng Trung Quốc, vốn là điểm khởi phát dịch bệnh, nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh và dần dần phục hồi trở lại với mức tăng trưởng 3.2% trong quý 2/2020.


Lưu ý: Những nước khác trong khu vực ASEAN chưa công bố gdp quý 2 và GDP quý 2 được so với cùng kỳ.

Kinh tế toàn cầu ra sao trong quý 2/2020?

Lưu ý: Chỉ bao gồm những quốc gia đã công bố GDP quý 2/2020 và số liệu được so sánh với cùng kỳ.

Tương lai bất định về xuất khẩu

Với quy mô xuất khẩu tương đương GDP quốc gia và sở hữu một ngành du lịch đang lớn mạnh, kinh tế Việt Nam dĩ nhiên phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Những quốc gia có độ mở cao khó mà trở lại trạng thái bình thường cho đến khi cả thế giới yên ổn trở lại khi kiểm soát được dịch bệnh.

Nhìn về tương lai, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam còn rất bất ổn khi phần lớn khu vực giao thương nhiều với Việt Nam đều chứng kiến GDP quý 2/2020 giảm mạnh so với cùng kỳ.

Vũ Hạo

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

JPMorgan và ván cược 50 tỷ USD vào châu Á

JPMorgan Chase đang tăng tốc nỗ lực của mình tại thị trường tín dụng tư nhân đang phát triển nhanh chóng của châu Á, tập trung vào nhu cầu ngày càng tăng đối với...

Nhà đầu tư đổ xô mua trái phiếu chính phủ ở châu Á

Các nhà đầu tư trên toàn cầu đang tăng tốc mua trái phiếu chính phủ tại các nước châu Á để tận dụng làn sóng giảm lãi suất và các đồng tiền trong khu vực mạnh lên...

Cuộc chơi xếp hạng tín nhiệm của Egan-Jones (kỳ 2): Phố Wall dấy lên nghi vấn

Từ căn nhà 4 phòng ngủ ở ngoại ô Pennsylvania, Egan-Jones đã tăng trưởng nhanh chóng trong vài năm gần đây. Năm 2014, với 10 chuyên viên, công ty duy trì xếp hạng...

Cuộc chơi xếp hạng tín nhiệm của Egan-Jones (kỳ 1): 20 chuyên viên "cân" hơn 3,000 thương vụ

Một công ty xếp hạng nhỏ tự nhận mình là đơn vị đánh giá tín dụng tư nhân năng suất nhất thị trường, khiến giới tài chính lo ngại những rắc rối tiềm ẩn.

Gia tộc giàu nhất Singapore bán tòa nhà biểu tượng sau khủng hoảng gia đình

Tập đoàn bất động sản hàng đầu Singapore City Developments Ltd. (CDL) đã đồng ý bán cổ phần đa số trong một trong những tòa nhà văn phòng mang tính biểu tượng của...

Đồng USD trượt về đáy 3 năm

Thị trường tài chính Mỹ đã trải qua một phiên giao dịch đầy biến động trong ngày 02/06 khi đồng USD trượt về mức thấp nhất trong ba năm và trái phiếu Chính phủ chịu...

Tác động có thể là rất lớn từ kế hoạch đánh thuế kiều hối của Mỹ

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tung ra “vũ khí” mới trong cuộc chiến chống nhập cư bất hợp pháp bằng việc đề xuất đánh thuế 3,5% lên các khoản kiều hối...

Ngân hàng lớn nhất châu Âu HSBC rót 4 tỷ USD vào tín dụng tư nhân

HSBC sẽ đầu tư số tiền 4 tỷ USD với mục tiêu thu hút thêm vốn từ những nhà đầu tư bên ngoài để xây dựng một quỹ tín dụng trị giá 50 tỷ USD trong vòng 5 năm tới.

Lượng phát hành trái phiếu đô la suy giảm

Nhiều chính phủ đã ưu tiên phát hành trái phiếu nội tệ, giảm phát hành trái phiếu bằng đô la Mỹ để tránh rủi ro lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng mạnh, biến...

Căng thẳng Mỹ - Trung: Hồng Kông có thể là điểm nóng tiếp theo?

Trong vòng chưa đầy một thập kỷ, mối quan hệ Mỹ - Trung đã rơi vào vòng xoáy căng thẳng chưa từng có. Từ thương mại, công nghệ, an ninh mạng cho đến chính trị khu...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98