Doanh nghiệp nào chuyển từ lãi sang lỗ đậm nhất sau soát xét
05/09/2020 21:00
05-09-2020 21:00:00+07:00
Doanh nghiệp nào chuyển từ lãi sang lỗ đậm nhất sau soát xét
Theo thống kê của Vietstock, trong tổng số 526 doanh nghiệp công bố BCTC soát xét 6 tháng đầu năm 2020, có tổng cộng 438 doanh nghiệp báo lãi và 88 ghi nhận lỗ. Trong đó, 136 doanh nghiệp có lãi giảm sau soát xét, 30 doanh nghiệp tăng lỗ, 8 doanh nghiệp lãi chuyển lỗ, 3 doanh nghiệp lỗ chuyển lãi, 101 doanh nghiệp tăng lãi và 9 doanh nghiệp giảm lỗ sau soát xét.
Câu 1: Doanh nghiệp nào chuyển từ lãi sang lỗ đậm nhất sau soát xét?
CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: DXG) ghi nhận lỗ hơn 488 tỷ đồng sau soát xét, trong khi báo cáo tự lập có lãi hơn 38 tỷ đồng.
Trong quá trình kiểm toán, E&Y đã xác định khoản chuyển nhượng cổ phần tại LDG thực hiện vào tháng 7 là phát sinh sau niên độ và yêu cầu DXG phải trích lập dự phòng 526 tỷ đồng.Điều này đã làm cho chi phí tài chính của DXG tăng mạnh lên 679 tỷ đồng, gấp 4.4 lần so với BCTC tự lập. Tính đến ngày 30/06/2020, khoản đầu tư vào LDG có giá trị ghi sổ 542 tỷ đồng, trong khi đầu năm là 1,079 tỷ đồng.
Câu 2: Sau soát xét, doanh nghiệp nào có lãi giảm mạnh nhất về giá trị tuyệt đối?
Xét về tuyệt đối, CTCP Tập đoàn Đại Dương (HOSE: OGC) ghi nhận chênh lệch giảm lãi 6 tháng đầu năm nhiều nhất sau soát xét. Mức lãi 156 tỷ đồng trong báo cáo tự lập đã “bay” 71% sau soát xét, xuống còn hơn 44 tỷ đồng. Nguyên nhân sụt giảm đến từ chi phí quản lý doanh nghiệp bất ngờ tăng cao 162% sau kiểm toán, ghi nhận 180 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, kiểm toán cũng đặt biệt nhấn mạnh sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty khi lỗ lũy kế hơn 2,722 tỷ đồng tại ngày 30/06. Đồng thời, phía kiểm toán cũng lưu ý về các khoản tài sản và nợ tiềm tàng của OGC.
Sự càn quét của đại dịch Covid-19 khiến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2020 phải hứng chịu những đòn giáng vô cùng tàn khốc. Chưa dừng lại ở đó, “đượm buồn” hơn khi lãi sau soát xét của các doanh nghiệp còn đột ngột “bốc hơi” so với con số trong báo cáo tự lập.
Sự càn quét của đại dịch Covid-19 khiến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2020 phải hứng chịu những đòn giáng vô cùng tàn khốc. Chưa dừng lại ở đó, “đượm buồn” hơn khi lãi sau soát xét của các doanh nghiệp còn đột ngột “bốc hơi” so với con số trong báo cáo tự lập.
Sự càn quét của đại dịch Covid-19 khiến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2020 phải hứng chịu những đòn giáng vô cùng tàn khốc. Chưa dừng lại ở đó, “đượm buồn” hơn khi lãi sau soát xét của các doanh nghiệp còn đột ngột “bốc hơi” so với con số trong báo cáo tự lập.
Câu 3: Doanh nghiệp nào tăng lãi mạnh nhất sau soát xét?
Dẫn đầu trong top tăng lãi mạnh sau soát xét là CTCP Sara Việt Nam (HNX: SRA) với lãi gấp 50 lần so với con số trong báo cáo tự lập. Tuy nhiên, kết quả vẫn giảm so với cùng kỳ. Trong đó, SRA ghi nhận doanh thu đạt 156 tỷ đồng và lãi ròng gần 17 tỷ đồng, lần lượt giảm 2% và 58% so cùng kỳ. Việc thua lỗ cổ phiếu AMV của Dược và Trang thiết bị Y tế Việt Mỹ (HNX: AMV) góp phần không nhỏ vào đà đi lùi của SRA.
Được biết, SRA đã bán hết khoản chứng khoán với giá trị hơn 16 tỷ đồng (tính tại đầu năm 2020 và chấp nhận thua lỗ). Nhìn rộng ra trước đó, giá trị khoản đầu tư này cũng đã giảm phân nửa trong năm 2019.
Chiều 25/04, CTCP Chứng khoán Dầu khí (HNX: PSI) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 tại Hà Nội, dự kiến thông qua các nội dung trọng yếu như kế hoạch kinh doanh và định...
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 tổ chức chiều ngày 24/04, ông Lê Viết Hải – Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (UPCoM: HBC) chia sẻ về kết quả Công ty đạt...
Chiều 25/04, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 theo hình thức trực tuyến. Dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm...
Sáng ngày 25/04, CTCP Nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, UPCoM: HNG) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2025. Công ty dự kiến lỗ trước thuế 854 tỷ đồng năm 2025...
Kết quả quý 1/2025 cho thấy CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (ThuDuc House, HOSE: TDH) vẫn chưa thể cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh cốt lõi. Tuy nhiên, khoản lợi...
Ngày 25/4/2025, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025, thông qua nhiều mục tiêu, kế...
ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (HOSE: PLX) đã thông qua kế hoạch lợi nhuận hợp nhất trước thuế gần 4 ngàn tỷ đồng, đi ngang so với năm...
ĐHĐCĐ CTCP Chứng khoán APG đã thông qua việc huy động vốn 3,200 tỷ đồng bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, trọng điểm cho mảng cho vay margin. Công ty vẫn...
Vietstock trân trọng thông báo đến Quý Khách hàng về việc áp dụng “Chính sách quyền riêng tư” căn cứ theo Nghị định số 13/2023/NĐ-CP v/v bảo vệ dữ liệu cá nhân được ban hành bởi Chính phủ.
Trong quá trình thiết lập mối quan hệ giữa Vietstock và Khách hàng, Vietstock có thể thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân của Khách hàng cho mục đích được xác định tại Chính sách quyền riêng tư (“CSQRT”) này. Trong trường hợp Khách hàng không đồng ý một phần hoặc toàn bộ quy định tại CSQRT, Vietstock không thể cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho Khách hàng.
Vietstock cam kết luôn tôn trọng quyền riêng tư, bảo mật và an toàn thông tin cá nhân; đồng thời luôn nỗ lực bảo vệ dữ liệu cá nhân của Khách hàng, tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam thông qua những biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân đáp ứng và phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam.
Chính sách quyền riêng tư là một phần không thể tách rời của các thỏa thuận, điều khoản và điều kiện chi phối mối quan hệ giữa Vietstock và Quý Khách hàng.
Quý Khách hàng đã đọc kỹ, hiểu rõ và đồng ý với toàn bộ điều khoản của “Chính sách quyền riêng tư”. Chi tiết Chính sách quyền riêng tư xem tại đây.
Nếu không đồng ý với Chính sách quyền riêng tư này, Chúng tôi không thể cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho Quý Khách hàng.