Kinh tế Mỹ và Trung Quốc phụ thuộc vào nhau như thế nào

29/09/2020 14:06
29-09-2020 14:06:51+07:00

Kinh tế Mỹ và Trung Quốc phụ thuộc vào nhau như thế nào

Sau cả thập kỷ, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có mối quan hệ mật thiết cả về thương mại, chuỗi cung ứng và đầu tư.

Khi Mỹ và Trung Quốc đối đầu trên nhiều lĩnh vực, nhà đầu tư và giới phân tích đang ngày càng lo ngại hai nước dần xa nhau. Việc này sẽ khiến các doanh nghiệp càng khó khăn khi hoạt động trên thị trường quốc tế. Nhiều nhà quan sát cho biết đã có các dấu hiệu Mỹ và Trung Quốc bắt đầu đi theo hai hướng.

Vài tháng gần đây, Washington nhắm vào nhiều đại gia công nghệ Trung Quốc, từ hãng viễn thông Huawei Technologies đến ByteDance - công ty mẹ của TikTok. Bắc Kinh cũng đang soạn thảo "danh sách thực thể không đáng tin", được cho là sẽ đưa nhiều công ty nước ngoài vào danh sách hạn chế hoạt động tại đây.

Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây liên tục nhắc đến khả năng tách rời hai nền kinh tế này. Tuy nhiên, các số liệu chỉ ra quá trình này sẽ gặp nhiềuMỹ thách thức, ít nhất là hiện tại. Do sau cả thập kỷ, Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng phụ thuộc vào nhau.

Dưới đây là 5 biểu đồ cho thấy sự phụ thuộc này:

Thương mại

Phần lớn quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc tập trung vào thương mại. Cả hai là đối tác thương mại lớn của nhau rất nhiều năm qua. Mối quan hệ này giảm sút phần nào sau khi chiến tranh thương mại nổ ra năm 2018. Tuy nhiên, số liệu của Cục Phân tích Kinh tế Mỹ cho thấy kim ngạc thương mại song phương hàng hóa và dịch vụ giữa hai nước vẫn lên tới 636,8 tỷ USD năm ngoái.

Kim ngạch thương mại hàng hóa giữa Mỹ và Trung Quốc.

Dù vậy, mối quan hệ này không đồng đều. Về trao đổi hàng hóa, Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc nhiều hơn là xuất khẩu sang đây. Nhưng ngược lại, với dịch vụ, Trung Quốc lại mua nhiều từ Mỹ hơn.

Ông Trump cũng đang thúc giục Trung Quốc tăng mua nông sản Mỹ để xoa dịu nông dân chịu ảnh hưởng. Đây là nhóm cử tri quan trọng với ông trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới.

Kim ngạch dịch vụ giữa Mỹ và Trung Quốc.

Cả hai nước đều đang cố gắng cân bằng cán cân thương mại hàng hóa. Trung Quốc đã đồng ý tăng nhập khẩu hàng Mỹ theo thỏa thuận sơ bộ ký đầu năm nay. Dù vậy, các chuyên gia cho rằng thương mại giữa hai nước có thể xuống cấp hơn nữa trong năm nay, khi quan hệ xấu đi và đại dịch đe dọa các hoạt động kinh tế toàn cầu.

Chuỗi cung ứng

Ngoài thương mại trực tiếp, Mỹ và Trung Quốc cũng "ngày càng phụ thuộc vào các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng suốt thập kỷ qua", Fitch Ratings nhận xét trong một báo cáo tháng trước.

Chuỗi cung ứng là một mạng lưới phức tạp gồm các doanh nghiệp hợp tác với nhau để cung cấp nguyên liệu thô, sản phẩm trung gian hoặc kiến thức chuyên môn để sản xuất ra thành phẩm, dịch vụ tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu.

Rất khó thu thập số liệu chính xác nhằm đánh giá mức độ đóng góp của từng công ty vào chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) từng công bố bộ dữ liệu về cách thức hoạt động của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sự phụ thuộc của Mỹ vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo số liệu mới nhất năm 2015, nguyên liệu đầu vào nước ngoài chiếm 12,2% (tương đương 2.200 tỷ USD) tổng hàng hóa và dịch vụ được tiêu thụ tại Mỹ. Trung Quốc là nước cung cấp số linh kiện đầu vào lớn nhất cho Mỹ

Một số hãng sản xuất tại Mỹ đặc biệt phụ thuộc vào Trung Quốc để có nguyên liệu trung gian hoặc sản phẩm hoàn chỉnh, Fitch trích dẫn số liệu của OECD cho biết. Đó là các hãng dệt may, điện tử, kim loại và máy móc cơ bản.

Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong khi đó, tại Trung Quốc, các nhà cung cấp nước ngoài đóng góp 14,2% (tương đương 1.400 tỷ USD) tổng hàng hóa và dịch vụ được tiêu thụ tại đây năm 2015. Mỹ cũng là nước cung cấp nguyên liệu nước ngoài lớn nhất cho Trung Quốc.

Fitch cho biết Mỹ phụ thuộc lớn vào nguyên liệu từ Trung Quốc cho ngành sản xuất. Ngược lại, Trung Quốc phụ thuộc vào Mỹ với ngành dịch vụ.

Dòng tiền đầu tư

Mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong thương mại và chuỗi cung ứng có thể khó lung lay. Tuy nhiên, dòng chảy đầu tư giữa hai nước đã giảm sút khi căng thẳng song phương tăng nhiệt.

Dòng tiền đầu tư giữa hai nước vài năm gần đây giảm sút.

Số liệu của Rhodium Group cho thấy trong 3 năm qua, tổng giá trị đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư mạo hiểm giữa hai nước đã giảm dần. "Xu hướng rõ rệt nhất là Trung Quốc giảm thâu tóm tài sản công nghệ Mỹ", Rhodium Group cho biết trong báo cáo tháng trước.

Dù vậy, Fitch cho biết nhiều công ty Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc cho biết chưa nghĩ đến việc chuyển khỏi đây. Một khảo sát năm ngoái của Phòng thương mại Mỹ tại Trung Quốc cho thấy 83% công ty tham gia không cân nhắc chuyển địa điểm sản xuất. Tỷ lệ này thậm chí còn tăng so với 80% năm 2018 và 77% năm 2017.

Hà Thu

Vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98