'Lấy tiền công đoàn phí của doanh nghiệp và lao động gửi ngân hàng là có tội'

09/09/2020 08:24
09-09-2020 08:24:49+07:00

'Lấy tiền công đoàn phí của doanh nghiệp và lao động gửi ngân hàng là có tội'

Phí công đoàn do doanh nghiệp và người lao động đóng góp, số tiền đó phải được ưu tiên cho các hoạt động chăm lo cho người lao động ở cơ sở, không thể lấy kinh phí tích lũy đi gửi ngân hàng.

* Kiến nghị chấm dứt việc lấy tiền công đoàn cho vay

Thay vì đi gửi ngân hàng, công đoàn nên dành kinh phí tích lũy tập trung dành cho các hoạt động chăm lo cho NLĐ ở cơ sở. Ảnh: Thu Hằng

Đây là ý kiến của chuyên gia về lao động và đại diện các hiệp hội doanh nghiệp sau khi kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công năm 2019 của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) vừa được Kiểm toán Nhà nước hoàn thành.

Nộp phí công đoàn cấp trên chỉ nên khoảng 10-15%

Theo ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, hiện nay doanh nghiệp (DN) phải đóng kinh phí công đoàn là 2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động (NLĐ) và đoàn phí công đoàn do người lao động (NLĐ) đóng góp là 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Theo quy định về kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn năm 2020, DN được sử dụng 70% tổng số thu phí công đoàn (tăng 1% so với năm 2019). Công đoàn cấp trên được sử dụng 30% tổng số thu phí công đoàn (giảm 1% so với năm 2019). Còn đoàn phí công đoàn, công đoàn cơ ở được sử dụng 60% và 40% đoàn phí nộp lên trên.

Tuy nhiên, theo ông Huân, kết quả của Kiểm toán Nhà nước năm 2019 cho thấy, tỷ lệ chi trực tiếp chăm lo cho NLĐ mới chỉ chiếm 46% tổng nguồn tài chính công đoàn được sử dụng trong năm là quá thấp.

Ông Huân chia sẻ: “Trước đây, tôi cũng đã từng có ý kiến, ở cấp công đoàn cơ sở đang thiếu kinh phí hoạt động chăm lo cho NLĐ, thì nên để lại phần lớn kinh phí ở dưới cơ sở. Còn ở công đoàn cấp trên phải tìm các nguồn khác để bù vào. DN họ có ý kiến cái này nhiều lắm, không thể lấy tiền của DN và NLĐ đóng góp sử dụng vào việc khác”.

Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH cũng cho rằng, tỷ lệ kinh phí công đoàn nộp lên trên 30% là quá cao, cần phải sửa đổi, giảm xuống càng nhiều càng tốt.

“Ở cơ sở phải để lại kinh phí từ 85-90%, còn nộp lên trên khoảng 10-15%. Cái chính là tiền đóng góp để phục vụ cho hoạt động ở dưới. Còn đoàn phí công đoàn cũng nên để tỷ lệ 80% ở dưới và 20% nộp lên trên thì các hoạt động ở cấp cơ sở mới mạnh được. Công đoàn cấp trên chỉ nên lấy một phần kinh phí, còn một phần phải tự chủ hoạt động để sinh lời lãi lấy tiền nuôi bộ máy. Nếu lấy kinh phí chủ yếu ở cấp cơ sở để nuôi cấp trên thì làm sao công đoàn cấp dưới có tiền hoạt động được?”, ông Huân nêu quan điểm.

“Chúng tôi mong muốn năm nay DN được miễn thu phí công đoàn, khoan sức dân..."

Đồng tình với kiến nghị Tổng liên đoàn lao động Việt Nam chấm dứt cho vay từ nguồn tích lũy tài chính công đoàn, do hoạt động này gây thất thoát kinh phí và không đúng quy định của Kiểm toán Nhà nước, ông Phạm Minh Huân bày tỏ: “Lấy tiền của DN và NLĐ gửi ngân hàng là có tội, công đoàn nên chấm dứt hoạt động cho vay, chi nhiều hơn cho hoạt động chăm lo đối với NLĐ. Đáng lý, kể cả gửi ngân hàng, anh chi tiêu không hết, thì phải lấy tiền lãi, tiền nhàn rỗi quay lại cổ vũ cho các hoạt động phong trào ở dưới, chứ không thể lấy lãi đó tích gộp làm nguồn tích lũy. Bây giờ mới có 1 tổ chức công đoàn, nếu quan tâm chăm lo cho NLĐ họ sẽ yên tâm đứng trong hàng ngũ của công đoàn. Nay mai, theo bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019, sẽ có thêm tổ chức khác của NLĐ, nếu chăm lo không tốt, NLĐ sẽ bỏ anh mà đi”.

PGS-TS Vũ Quang Thọ, nguyên Viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn, cũng nhìn nhận: “Công đoàn cấp trên lấy kinh phí tích lũy đi gửi ngân hàng là chưa đúng. Đây là khoản tiền của NLĐ và DN đóng góp, chứ không phải là tiền của Nhà nước dành cho NLĐ. Vì vậy, nên để khoản tiền này dành tổ chức các hoạt động cho NLĐ, thăm nom lúc NLĐ ốm đau hay các hoạt động hiếu, hỉ…”.

Khá bất ngờ trước thông tin kinh phí đóng góp công đoàn của DN và đoàn phí của NLĐ trích nộp lên công đoàn cấp trên được sử dụng cho vay lấy lãi, ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa tái sinh (Hiệp hội Nhựa Việt Nam), cũng bày tỏ: “Tôi không rõ có quy định nào phí công đoàn được sử dụng để cho vay lấy lãi hay không, nhưng theo tôi như vậy là rất bất hợp lý. Năm 2019, khi tăng phí công đoàn lên 2%, nhiều DN trong Hiệp hội đã phản ứng rất mạnh. Phí thu đáng lẽ ra một phần nào đó cũng nên chi trực tiếp cho DN để người ta chăm sóc phúc lợi công đoàn ở DN. Bây giờ thu lên trên nhiều, lại đem cho vay tiền, nhưng hoạt động chăm lo cho NLĐ ở dưới ít là không được. Tổng LĐLĐVN cần phải minh bạch, rõ ràng các khoản thu chi”.

Theo ông Vượng, DN hiện nay đang rất khó khăn, năm 2019 vừa tăng lương lương tối thiểu, vừa tăng phí công đoàn lên 2%. Sang năm 2020 lại gặp dịch Covid-19, DN không thể chịu nổi, vừa phải gồng mình sản xuất kinh doanh, vừa phải chăm lo cho NLĐ.

Ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), chia sẻ: “Lâu nay chúng tôi vẫn kiến nghị thu phí công đoàn 2% là quá cao so với khả năng đóng góp của DN. Năm nay, DN vừa phải gồng mình sản xuất, trả lương, chăm lo cho NLĐ, chúng tôi tiếp tục tiếp tục đề nghị xem xét lại mức này. Kiểm toán Nhà nước đã vào cuộc, chúng tôi mong muốn năm nay DN được miễn thu phí công đoàn, khoan sức dân để DN có thể vực dậy sau dịch bệnh. Các DN sẽ chủ động tự chi, chăm lo cho NLĐ”.

Hải Bình

Thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thu ngân sách từ xuất, nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm đạt gần 125 ngàn tỷ đồng

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, từ ngày 1/1/2024 đến ngày 30/4/2024, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất, nhập khẩu (XNK) đạt 124,740 tỷ đồng.

Tổng cục Thuế yêu cầu tăng cường quản lý thuế TNCN từ cổ tức bằng cổ phiếu

Tổng cục Thuế vừa có công văn yêu cầu cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường quản lý thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn đối với thu nhập...

Bộ Tài chính lần thứ 4 đề xuất giảm 2% thuế VAT

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% và gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân.

VCCI: Doanh nghiệp ra nước ngoài mở công ty vì bị áp thuế VAT 10%

VCCI phản ánh không ít doanh nghiệp Việt lập thêm công ty ở nước ngoài để cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhằm giảm nghĩa vụ thuế.

Ngành thuế yêu cầu đánh giá hiệu quả thực hiện hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Tổng cục Thuế cho biết đã có công văn đề nghị các Cục Thuế có các kế hoạch cụ thể tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử...

Vụ án Thuduc House: Cựu Phó cục trưởng cục Thuế TP.HCM được giảm 1 năm tù

Liên quan đến vụ án Thuduc House, phiên phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Thị Bích Hạnh (cựu Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM) được giảm từ 4 năm xuống còn 3 năm tù giam.

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT 6 tháng cuối năm

Chính phủ vừa có Tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng...

Tiếp thị liên kết chịu thuế thu nhập hàng tỉ đồng: Tồn thuế hay bị truy thu oan?

Nhiều cá nhân làm tiếp thị liên kết (affiliate) cho các sàn thương mại điện tử và một số mạng lưới gần đây kiểm tra thuế thu nhập cá nhân (TNCN) trên ứng dụng eTax...

4 tháng đầu năm, ngân sách Nhà nước bội thu hơn 211 nghìn tỷ đồng

Số liệu từ Tổng Cục Thống kê, thu ngân sách Nhà nước 4 tháng đầu năm 2024 ước tăng 10.1% so với cùng kỳ năm trước, chi ngân sách Nhà nước ước tăng 4.4%. Như vậy...

Đề xuất giảm thuế GTGT đến hết năm 2024

Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế GTGT, đồng thời đề xuất tiếp tục giảm thuế này trong 6 tháng cuối năm 2024.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98