Một trong những quốc gia dầu khí giàu nhất thế giới đang cạn tiền

03/09/2020 10:41
03-09-2020 10:41:47+07:00

Một trong những quốc gia dầu khí giàu nhất thế giới đang cạn tiền

Khi Anas Al-Saleh – Bộ trưởng Tài chính Kuwait khi đó – lên tiếng cảnh báo trong năm 2016 rằng đây là lúc để cắt giảm chi tiêu và chuẩn bị cho kỷ nguyên hậu dầu mỏ (life after oil), ông bị chế giễu bởi những người dân lớn lên bằng dòng tiền vô hạn từ dầu mỏ.

Bốn năm sau đó, Kuwait – từng lọt top quốc gia giàu nhất thế giới – lại chật vật tồn tại khi đà giảm mạnh của giá năng lượng làm nảy sinh những hoài nghi về chuyện các bang tại Vịnh Ba Tư sẽ vận hành ra sao.

Ông Anas Al-Saleh

Ông Al-Saleh đã từ chức từ lâu, chuyển sang các vị trí khác trong nội các. Người kế nhiệm ông là  Mariam Al-Aqeel cũng rời vị trí từ tháng 1/2020, 2 tuần sau khi đề xuất Kuwait cơ cấu lại dự luật tiền lương trong khu vực công – vốn là một trong những yếu tố kéo giảm tài chính của quốc gia. Người thay thế bà là Barak Al-Sheetan cảnh báo trong tháng trước rằng sẽ không có đủ tiền mặt để trả lương cho các công chức trong khu vực công sau tháng 10/2020.

Chậm trễ trong việc điều chỉnh thói quen chi tiêu mạnh tay khi doanh thu dầu lao dốc, quốc gia Vùng Vịnh này đang dần rơi vào tình thế khó khăn về kinh tế, từ đó châm ngòi cho những cuộc tranh cãi nảy lửa về tương lai của các quốc gia mà trong nhiều thập kỷ qua đã chiêu dụ lòng trung thành bằng sự hào phóng của Chính phủ.

“Rồi một ngày nào đó, chúng ta tỉnh dậy và nhận ra chúng ta đã chi tất cả những khoản tiết kiệm, không phải bởi vì chúng ta không kiểm tra tài khoản ngân hàng mà vì chúng ta nhìn vào tài khoản ít ỏi, cho rằng đây có lẽ chỉ là một lỗi của ngân hàng và sau đó đi mua chiếc đồng hồ Rolex mới nhất”, Fawaz Al-Sirri, người đứng đầu công ty truyền thông tài chính và chính trị Bensirri, nhận định.

Câu lạc bộ nhà xuất khẩu dầu mỏ OPEC đã vực dậy giá dầu thô từ cú rớt lịch sử trong năm nay, nhưng 40 USD vẫn còn quá thấp. Đại dịch Covid-19 và sự chuyển dịch sang nhóm năng lượng tái tạo đang đe dọa đến giá vàng đen.

Ả-rập Xê-út đang giảm bớt lợi ích và áp thuế. Bahrain và Oman – nơi dự trữ đã vơi đi phần nào – đang phải vay mượn và nương nhờ sự trợ giúp từ những quốc gia láng giềng giàu có hơn. Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) đa dạng hóa nguồn thu với sự trỗi dậy của Dubai như một trung tâm logistics và tài chính.

Tuy nhiên, tại Kuwait, một cuộc xung đột giữa Quốc hội và Chính phủ đã dẫn tới tình trạng bế tắc về chính sách. Các nhà quyết sách ra sức cản trở các kế hoạch phân bổ lại lượng tiền chi cho khu vực công và ngăn chặn đề xuất phát hành nợ.

Thay vào đó, Chính phủ nước này đã gần như cạn kiệt những tài khoản có thanh khoản cao, đẩy họ vào tình thế không thể trang trải phần thâm hụt ngân sách được dự báo sẽ lên tới gần 46 tỷ USD trong năm nay.

Đây là vòng xoáy suy giảm dần dần của Kuwait. Trong thập niên 70, quốc gia dầu khí này từng nằm trong những nước năng động nhất của Vùng Vịnh, với một Quốc hội thẳng thắn, di sản từ những nhà khởi nghiệp và những con người có trình độ.

Rồi sau đó, cú sụp của thị trường chứng khoán phi chính thức trong năm 1982 làm rung chuyển nền kinh tế Kuwait và diễn ra cùng lúc với những bất ổn từ cuộc chiến Iran-Iraq kéo dài gần 1 thập kỷ. Kuwait đẩy mạnh chi tiêu để tái thiết nền kinh tế sau cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991. Trải qua nhiều năm thăng trầm, dầu mới có thể chảy tự do một lần nữa.

Kuwait vẫn còn lệ thuộc vào vàng đen, khi 90% thu nhập đến từ dầu. Nhà nước tuyển dụng 80% người  Kuwait – những người có thu nhập cao hơn so với khu vực tư. Lợi ích về nhà ở, nhiên liệu và thực phẩm có thể lên tới 2,000 USD/tháng đối với một gia đình bình thường. Tiền lương và trợ cấp chiếm tới 75% chi tiêu của Kuwait – một yếu tố dẫn tới ngân sách thâm hụt trong 7 năm liên tiếp kể từ cú sụp của giá dầu trong năm 2014.

Tuy nhiên, Kuwait có rất nhiều tiền, được cất giữ trong quỹ đầu tư lớn thứ 4 trên thế giới với tài sản lên tới 550 tỷ USD. Việc động tới Quỹ Thế hệ Tương lai (FGF) – được lập ra để đảm bảo sự thịnh vượng sau khi hết dầu – là một mệnh đề gây tranh cãi.

Một số người dân Kuwait cho rằng thời khắc đã điểm. Những kẻ phản đối cảnh báo rằng nếu không đa dạng hóa kinh tế và tạo công ăn việc làm, tiền tiết kiệm từ quỹ này sẽ cạn trong 15-20 năm tới.

“Đây không phải là vấn đề về khả năng thanh toán, mặc dù đúng là quốc gia đang cạn dần tiền mặt”, Jassim Al-Saadoun, người đứng đầu Al-Shall Economic Consultants ở Kuwait, cho hay.

Ảo mộng thịnh vượng vĩnh viễn

Quỹ quản lý tài sản cho thế hệ tương lai đã ra tay giải cứu cho Kuwait, mua hơn 7 tỷ USD tài sản từ Bộ Tài chính trong những tuần gần đây. Quốc hội thông qua kế hoạch ngừng việc chuyển 10% doanh thu dầu/năm cho quỹ FGF, từ đó giải phóng thêm 12 tỷ USD. Tuy nhiên, nhiêu đó chưa đủ để bù đắp cho sự thiếu hụt ngân sách.

Để giải quyết vấn đề trên, Chính phủ Kuwait buộc phải vay nợ. Thế nhưng, sau khi phát hành trái phiếu châu Âu (Eurobond) trong năm 2017, luật nợ công của Kuwait đã mất hiệu lực. Lời cảnh báo về tiền lương khu vực công của ông Al-Sheetan đã ứng nghiệm, mặc cho những cố gắng thuyết phục nhà quyết sách thông qua kế hoạch vay nợ tới 65 tỷ USD.

Yêu cầu của ông được đưa ra ngay vào thời điểm xảy ra một loạt vụ bê bối tham nhũng, một số liên quan đến các thành viên cấp cao của gia đình cầm quyền.

Al-Sheetan là vị Bộ trưởng Tài chính thứ tư trong nhiều năm qua. Kuwait có tới 16 chính phủ và 7 cuộc bầu cử kể từ năm 2006.

Tình trạng bế tắc hủy hoại niềm tin của nhà đầu tư. Trong tháng 3/2020, S&P Global Ratings đưa ra triển vọng tiêu cực cho Kuwait, sau đó Moody’s cũng theo bước.

“Người dân Kuwait tin rằng chúng ta giàu có vĩnh viễn”, Al-Sirri cho biết. “Chẳng ai tại thủ đô chính trị nói với người dân Kuwait rằng bữa tiệc sẽ sớm tàn nếu chúng ta không thúc đẩy sự thay đổi”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98