SAM Holdings: Bao giờ mới trở lại thời hoàng kim?

25/09/2020 09:00
25-09-2020 09:00:00+07:00

SAM Holdings: Bao giờ mới trở lại thời hoàng kim?

Cách đây 20 năm, SAMREE có cùng một xuất phát điểm khi là 2 doanh nghiệp đầu tiên đưa cổ phiếu niêm yết trên sàn với quy mô tương đồng. Giờ đây, khoảng cách ấy ngày càng xa, nếu như REE giờ là một doanh nghiệp đa ngành có vốn hóa nằm trong top 30 doanh nghiệp lớn nhất thị trường thì những gì mà SAM nhận được dường như nhiều cay đắng hơn là ngọt ngào.

Tiền thân của SAM là Nhà máy cáp vật liệu Bưu điện II được thành lập vào năm 1986 với lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất kinh doanh các loại cáp. Năm 2000, thời điểm Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) chính thức vận hành, SAM cùng với CTCP Cơ Điện Lạnh (REE) là 2 doanh nghiệp đầu tiên được niêm yết.

Cho đến nay, vốn điều lệ của Công ty đã tăng lên 2,565 tỷ đồng, gấp 21 lần so với ngày đầu lên sàn và chính thức đổi tên thành CTCP SAM Holdings (HOSE: SAM).

Quá trình thay đổi vốn điều lệ của SAM. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: BCTN năm 2019 của AGG

Hai lần sa chân vì đầu tư chứng khoán

Trong 7 năm đầu tiên lên sàn, doanh thu thuần và LNST cổ đông Công ty mẹ (lãi ròng) của SAM gần như liên tục tăng trưởng, với tỷ lệ tăng trưởng luỹ kế hàng năm (CAGR) của lãi ròng đạt hơn 31%. Theo BCTC của SAM lúc bấy giờ, hầu hết nguồn thu của doanh nghiệp đến từ hoạt động sản xuất dây cáp. Thị giá cổ phiếu của SAM cũng liên tục tăng cao trên thị trường và thiết lập mức đỉnh lịch sử 34,240 đồng/cp vào gần cuối tháng 2/2007 (giá điều chỉnh). Đây có thể được xem là giai đoạn hoàng kim trong hoạt động kinh doanh và mức định giá trên thị trường của SAM.

Cũng từ giữa năm 2007, SAM đã nung nấu ý định mở rộng hoạt động kinh doanh theo hướng đa ngành nghề.

Bước sang năm 2008, dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá cả nguyên vật liệu, tỷ giá ngoại tệ cũng như lãi suất ngân hàng đều tăng cao khiến thị trường đầu ra của SAM bị ảnh hưởng (Chính phủ cắt giảm đầu tư công). Qua đó, doanh thu thuần của doanh nghiệp này đi lùi 24% so với cùng kỳ, chỉ đạt hơn 1,296 tỷ đồng.

Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến danh mục đầu tư tài chính của SAM thua lỗ nặng nề và Công ty đã phải trích lập dự phòng tổn thất lên đến 255 tỷ đồng. Đây cũng chính là nguyên nhân đã đẩy doanh nghiệp đi đến thua lỗ. Kết năm 2008, mức lỗ ròng của SAM đạt gần 76 tỷ đồng, thị giá của cổ phiếu SAM cũng nhanh chóng lao dốc.

Chi phí tài chính của SAM tăng cao vì phải dự phòng các khoản đầu tư
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán 2008 của SAM

Năm 2009, thị trường chứng khoán hồi phục, các khoản đầu tư tài chính của SAM được hoàn nhập dự phòng 190 tỷ đồng, qua đó, giúp Công ty đạt lãi ròng gần 232 tỷ đồng, dù doanh thu thuần chỉ đạt hơn 426 tỷ đồng, giảm 67% so với năm trước.

 

Trong báo cáo thường niên năm 2009, ban lãnh đạo SAM từng nhắn gửi: “Đứng trước vận hội mới, cảm thấy chiếc áo cũ đã quá chật chội, như một xu thế tất yếu Ban lãnh đạo Công ty quyết định trình Đại hội đổi tên Công ty thành CTCP Đầu tư và phát triển Sacom với hàng loạt những hình ảnh nhận diện hoàn toàn mới, cùng với những cải cách mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam. Sacom tự tin bước lên vũ đài kinh tế quốc tế thế kỷ 21”. Tuy vậy, sau quyết định đầu tư đa ngành, SAM đã dần sa lầy và ngày càng "tụt hậu".

 

Một lần nữa, vào năm 2011, SAM thiết lập mức lỗ lịch sử mới và bị HOSE đưa vào diện cảnh báo trên toàn thị trường. Nguyên nhân của lần thua lỗ này không khác gì năm xưa khi các khoản chứng khoán mà SAM nắm giữ bị giảm sâu, buộc Công ty phải trích lập dự phòng lên đến 197 tỷ đồng, cùng với hoạt động kinh doanh dây cáp tiếp tục gặp khó khăn mà Công ty đã ghi nhận mức lỗ ròng 183 tỷ đồng.

Dù vậy, kết quả kinh doanh của SAM liên tục trượt dài, đến cuối năm 2016, mức lãi ròng của Công ty còn chưa đến 25 tỷ đồng, cách xa so với mức lãi lịch sử 232 tỷ đồng trước đây.

Tái cấu trúc

Sau giai đoạn 2008 - 2012 kinh doanh không đạt được sự kỳ vọng của cổ đông, SAM quyết định bắt tay vào công cuộc tái cấu trúc nhằm đưa Công ty trở lại thời kỳ hoàng kim.

Ngày 11/03/2016, Chủ tịch HĐQT của SAM lúc bấy giờ là ông Nguyễn Đình Tú cũng đã đưa ra quyết định từ nhiệm và ông Nguyễn Hải Dương đã được bổ nhiệm làm người “chủ mới” của SAM. Cũng tại năm 2016 này, ông Đỗ Văn Trắc - người đã gắn bó cùng SAM từ những ngày đầu thành lập, cũng đã từ nhiệm vai trò Tổng Giám đốc Công ty và chỉ còn đảm nhận vị trí Phó Chủ tịch HĐQT.

Thay vào đó, ông Trần Anh Vương hay còn được biết đến với tên gọi quen thuộc - Shark Vương đã đảm nhận vị trí này thay cho ông Trắc. Trước đó, ông Vương cũng là Phó tổng Giám đốc thường trực của SAM.

Vào đầu năm 2017 (06/02 - 07/03), ông Trắc cùng vợ là bà Trần Thị Kim Anh, đã thoái gần như toàn bộ số cổ phần mà 2 vợ chồng nắm giữ tại Công ty, ước tính thu về gần 100 tỷ đồng. Cùng thời điểm đó, tân Tổng Giám đốc mới của Sacom (Shark Vương) đã báo cáo mua vào thành công 11.3 triệu cp SAM - đúng với số lượng cổ phần mà 2 vợ chồng ông Trắc đã bán ra. Qua đó, ông Vương chính thức trở thành cổ đông lớn của SAM. Cuộc chuyển giao quyền lực hoàn tất, SAM bước vào “cuộc chơi” mới…

Cuộc vui chóng tàn

Cũng kể từ khi Shark Vương đến, Sacom tiếp tục duy trì chiến lược đa ngành và đáng chú ý là trở thành tay “chơi chứng” cừ khôi. Cụ thể, năm 2017 lãi từ kinh doanh chứng khoán và lãi từ thanh lý các khoản đầu tư của SAM tăng cao đến từ việc Công ty chốt lời khoản đầu tư 14.5 triệu cp VGC (Tổng công ty Viglacera) và thoái vốn tại Bất động sản Hiệp Phú…Qua đó, doanh thu hoạt động tài chính của SAM tăng đến 266% so với cùng kỳ, đạt 238 tỷ đồng. Kết quả này góp phần giúp SAM quay trở lại với mức lãi ròng vượt 109 tỷ đồng năm 2017, tăng 339% so với năm 2016.

Danh mục đầu tư chứng khoán của SAM cuối 2017 đạt mức 582 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với thời điểm đầu năm. Trong đó, Shark Vương đã cơ cấu lại danh mục đầu tư khi đổ tiền vào 3 doanh nghiệp là Tổng Công ty Dược Việt Nam (DVN), Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF), bất động sản Đất Xanh (DXG); đồng thời bán ra cổ phần tại các Công ty như VGC (đã nêu trên) hay BHS, ACB.

Shark Vương đến và đem luồng gió mới cho SAM

Trong năm 2017, Công ty lại tiếp tục đổi tên thành SAM Holdings. Theo ban lãnh đạo của Công ty, đây được xem là bước ngoặt mới với những định hướng và chiến lược mới. Vốn điều lệ của SAM cũng được tăng từ 1,802 tỷ đồng lên 2,418 tỷ đồng.

Dù vậy trong nửa năm sau đó (6T2018), chi phí tài chính của Công ty gia tăng đáng kể khiến cho doanh thu tài chính của SAM dù tăng mạnh so cùng kỳ nhưng kết quả thu về không mấy khả quan. Trong danh mục chứng khoán của Công ty, Shark Vương cũng tỏ ra không còn "mát tay" khi thị giá của các cổ phiếu này liên tục sụt giảm.

Hơn nữa, tại thời điểm cuối quý 2/2018, SAM đã bán ra hơn 96 tỷ đồng cp TTF (tính theo giá gốc) để cắt lỗ một phần do thị giá của cổ phiếu này xuống thấp. Hay sau khi rót hơn 141 tỷ đồng vào cổ phiếu DXG trong năm 2017, thì vào cuối quý 2/2018, khoản mục này gần như biến mất khi SAM đã bán ra gần hết.

Nhiều khoản đầu tư chứng khoán của SAM sụt giảm tại cuối quý 2/2018. Đvt: Triệu đồng
Nguồn: BCTC hợp nhất bán niên 2018 sau soát xét của SAM

Rồi vào ngày cuối tháng 8/2018, HĐQT SAM đã đưa ra thông tin vị lãnh đạo thứ 2 này đã chính thức từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc. Trước đó khoảng một tuần, Shark Vương đã phát tín hiệu khi bán gần hết 15.3 triệu cp (tỷ lệ 6.32%) tại SAM.

Một lần nữa, SAM lại phải tiếp tục đổi “đầu tàu” và người đảm nhận chức vụ thay ông Vương là ông Trần Việt Anh. Được biết, trước đó ông Anh cũng chỉ mới gia nhập vào SAM gần được 4 tháng và nắm giữ chức vụ Phó tổng Giám đốc.

SAM Holdings cho đến hôm nay

Trong 2 năm qua kể từ khi nắm giữ vị trí Tổng Giám đốc, ông Trần Việt Anh tiếp tục định hướng doanh nghiệp phát triển đa ngành. Trong năm 2020, Công ty đề ra mục tiêu chiến lược tiếp tục tái cấu trúc về tổ chức và hoạt động với 3 lĩnh vực trụ cột chính: Bất động sản, Công nghiệp và Đầu tư (tài chính). Trong đó, đối với mảng hoạt động đầu tư tài chính, ban lãnh đạo Công ty cho hay “Mặc dù các diễn biến không mấy thuận lợi từ thị trường chứng khoán, hoạt động đầu tư của SAM Holdings vẫn cho thấy hiệu quả và sẽ tiếp tục là một trong những mảng kinh doanh mũi nhọn của Tập đoàn trong thời gian tới.” - Trích BCTN 2019 của SAM.

Về kết quả kinh doanh, doanh thu thuần của Công ty liên tục tăng trong 2 năm 2018, 2019, lần lượt đạt mức 2,670 tỷ đồng và 2,854 tỷ đồng. Ngược lại, lãi ròng của Công ty lại có sự sụt giảm và khó lòng vượt qua ngưỡng 100 tỷ đồng. Dù vậy, nếu so với giai đoạn u ám nhất của SAM khi mới bắt đầu đầu tư đa ngành, doanh nghiệp này dường như đã ổn định hơn.

Trong nửa năm đầu 2020, SAM mang về 806 tỷ đồng doanh thu thuần và gần 6 tỷ đồng lãi ròng, lần lượt giảm đến 31% và 50% so cùng kỳ. Trong đó, doanh nghiệp giải trình do dịch bệnh Covid-19 đã khiến cho hoạt động kinh doanh của các công ty con của SAM bị ảnh hưởng.

Như vậy, sau nhiều lần tiến hành “đổi chủ” và “thay tướng”, hoạt động kinh doanh của SAM vẫn chưa có khởi sắc nào đáng kể. Hơn nữa, sau khá nhiều thay đổi, cơ cấu cổ đông của SAM đang ở trạng thái phân mảnh, với hầu hết là cổ đông cá nhân chiểm tỷ trọng nhỏ (dưới 5%). Nếu như REE có không ít cổ đông tổ chức, thì SAM lại không có một bóng hình nào, ngay cả chính những lãnh đạo của Công ty cũng không phải là cổ đông lớn chính thức.

Có lẽ giờ đây nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi SAM quay trở lại với thời kỳ hoàng kim của mình, nhưng đến bao giờ, thì đó lại là một câu hỏi khó…

Như Xuân

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (8)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tham vọng kế hoạch lãi 2024 tăng 90%, Eximbank chỉ thực hiện được 13% sau quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) cho thấy, Ngân hàng lãi trước thuế chỉ hơn 661 tỷ đồng...

Chủ tịch BAF: Đối thủ cạnh tranh chính là nhỏ lẻ, mảng Food là “sống còn” của tương lai

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ 2024, Chủ tịch BAF Trương Sỹ Bá cho biết Doanh nghiệp xác định mảng Food (nằm trong chuỗi 3F Feed - Farm - Food) là yếu tố cạnh tranh ở tương lai...

VietinBank lãi trước thuế quý 1 hơn 6,210 tỷ đồng, nợ dưới chuẩn gấp 2.7 lần

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG) lãi trước thuế hơn 6,210 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so...

Vietjet đặt kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

Ngày 26/4/2024, CTCP hàng không Vietjet (HOSE: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững...

ĐHĐCĐ Imexpharm: Tăng cổ tức lên 20%, ETC là kênh rất quan trọng

ĐHĐCĐ 2024 của IMP thông qua mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trên mức nền cao kỷ lục của năm ngoái, đồng thời tăng tỷ lệ cổ tức cho cổ đông.

ĐHĐCĐ SIP: Tranh thủ tạo quỹ nhà xưởng cho thuê, cổ tức 2024 tối thiểu 10%

“Hiện nay, những khu công nghiệp có vị trí tốt gần khu vực TPCHM, nhu cầu thuê nhà xưởng là rất lớn. Mặc dù cần một số vốn lớn nhưng có thể khẳng định việc đầu tư...

Quý 1/2024, lãi sau thuế của GELEX Electric tăng 27.7% so với cùng kỳ

Quý 1/2024, Công ty Cổ phần Điện lực GELEX (mã GEE - GELEX Electric) ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 3,720 tỷ đồng, tăng 9%; lợi nhuận sau thuế đạt 116 tỷ...

ĐHĐCĐ TPC: Kế hoạch 2024 lãi sau thuế 8 tỷ đồng, thanh lý bất động sản để bù lỗ

Sáng ngày 26/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Nhựa Tân Đại Hưng (HOSE: TPC) đã thông qua nhiều vấn đề quan trọng, gồm việc bán động sản (BĐS) tại Long An để bù...

GELEX: Bất động sản công nghiệp tiếp tục là điểm sáng trong quý 1/2024

CTCP Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024, cho thấy kết quả kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực so với cùng kỳ 2023.

Chủ siêu đô thị The Global City lãi khủng 5.3 ngàn tỷ nửa cuối năm 2023, ôm nợ hơn 102 ngàn tỷ

Sau một năm lỗ hơn 2.9 ngàn tỷ, năm 2023 vừa qua chủ siêu đô thị Sài Gòn Bình An (tên thương mại The Global City) còn lỗ gần 103 tỷ đồng. Kết quả này tương đối bất...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98