Châu Âu cân nhắc phát hành đồng euro kỹ thuật số

05/10/2020 10:30
05-10-2020 10:30:20+07:00

Châu Âu cân nhắc phát hành đồng euro kỹ thuật số

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng tăng sử dụng các phương thức thanh toán phi tiền mặt trong mọi hoạt động mua sắm, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) vừa tiến gần thêm một bước nữa, hướng đến việc phát hành phiên bản số hóa của đồng tiền chung euro, đang được 19 nước ở châu Âu sử dụng.

Phát hành đồng euro kỹ thuật số nếu nhu cầu đòi hỏi

Hôm 2-10, ECB công bố một báo cáo toàn diện, trong đó nêu ra các lý do giải thích vì sao tổ chức này cần phải xem xét phát hành đồng euro kỹ thuật số.

ECB cho rằng châu Âu cần phải ra mắt đồng tiền euro kỹ thuật số nếu điều này cần thiết trong một thế giới số hóa đang thay đổi nhanh chóng.

Christine Lagarde, Chủ tịch ECB, nói: “Đồng euro thuộc về châu Âu và sứ mệnh của chúng tôi là phải giám hộ nó. Ngày càng có nhiều dân châu Âu sử dụng các phương thức số hóa trong cách mà họ chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư. Vai trò của chúng tôi là phải tạo ra sự tin tưởng cho đồng euro. Điều này có nghĩa là phải bảo đảm đồng euro thích ứng với thời đại số hóa. Chúng ta cần phải phát hàng đồng euro kỹ thuật số nếu nhu cầu đòi hỏi”.

Theo báo cáo của ECB, các vụ tấn công mạng, thảm họa thiên nhiên và dịch bệnh có thể dẫn đến sự cố gián đoạn trong các phương thức thanh toán thẻ, thanh toán ngân hàng trực tuyến và rút tiền mặt ở các máy ATM.

Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán trên thị trường bán lẻ và làm xói mòn niềm tin trong hệ thống tài chính ở châu Âu. Vì vậy, đồng tiền euro kỹ thuật số có thể cung cấp một cơ chế khẩn cấp để duy trì các phương thức thanh toán điện tử khi các giải pháp thanh toán của khu vực tư nhân bị gián đoạn.

Ngoài ra, ECB cho rằng phát hành đồng euro kỹ thuật số là điều cần thiết nếu thanh toán bằng tiền mặt suy giảm nhanh ở châu Âu hoặc nếu các đồng tiền tiền kỹ thuật số nước ngoài chiếm lĩnh thị trường thanh toán.

Một tổ chuyên trách bao gồm các chuyên gia từ ECB và 19 ngân hàng trung ương của eurozone lưu ý rằng khi nhu cầu thanh toán phi tiền mặt gia tăng, châu Âu cần phải có một hệ thống thanh toán số hóa không có rủi ro.

Họ cho rằng sự xuất hiện trong tương lai của các đồng tiền kỹ thuật số tư nhân trên toàn cầu có thể đặt ra những mối lo ngại về quản lý và những rủi ro đối với sự ổn định của hệ thống tài chính châu Âu.

Trụ sở của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) ở Frankfurt Đức. Ảnh: VCG

ECB cho biết sẽ lấy kiến tham vấn của công chúng, các nhà nghiên cứu và lãnh đạo ngân hàng về ý tưởng đồng tiền euro kỹ thuật số bắt đầu từ ngày 12-10 tới. Eurosystem, cơ quan quản lý tiền tệ của khu vực eurozone, sẽ đưa ra quyết định liệu có phát triển đồng euro kỹ thuật số hay không vào giữa năm 2021.

ECB nhấn mạnh nếu đồng euro kỹ thuật số ra mắt, nó sẽ là phương tiện thanh toán bổ sung, chứ không phải thay thế cho tiền mặt. Theo ECB, khoảng 79% điểm thanh toán ở khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (eurozone) vẫn giao dịch bằng bằng mặt, chiếm hơn một nửa tổng giá trị thanh toán ở khu vực này.

Có thể sử dụng để chuyển tiền online lẫn offline

Theo báo cáo của ECB, đồng euro kỹ thuật số sẽ khác với các hệ thống thanh toán phi tiền mặt mà khu vực tư nhân đang vận hành vì nó là đồng tiền chính thức của ngân hàng trung ương, đáng tin cậy, không có rủi ro và chi phí sử dụng ít tốn kém. Đồng euro kỹ thuật số của ECB có thể được sử dụng online lẫn offline (không cần kết nối Internet) để chuyển tiền mặt giữa các cá nhân thông qua ví điện tử trên điện thoại thông minh (smartphone) và kết nối Bluetooth.

Việc sử dụng tiền mặt đang suy giảm ở một số nước châu Âu, dẫn đầu là Thụy Điển, nơi phần lớn các chi nhánh ngân hàng không còn xử lý tiền mặt và các cửa hiệu, nhà hàng, viện bảo tàng chỉ chấp nhận thanh toán bằng thẻ hoặc thanh toán di động. Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 cũng thúc đẩy các phương thức thanh toán phi tiền mặt, không tiếp xúc ở các cửa hàng trong khu vực. Tiền mặt vẫn được nhiều người dân châu Âu sử dụng, do đó, ECB khẳng định rõ rằng không có ý định sử dụng đồng euro kỹ thuật số để thay thế tiền giấy và tiền xu.

ECB không phải là ngân hàng trung ương duy nhất trên thế giới nghiên cứu phát hành tiền kỹ thuật số. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đang thử nghiệm đồng nhân dân tệ kỹ thuật số, trong khi đó, Ngân hàng trung ương Thụy Điển cũng đã khởi động dự án thử nghiệm đồng tiền krona kỹ thuật số có tên gọi e-krona vào hồi đầu năm nay.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có tầm nhìn dài hạn hơn về vấn đề này. Hồi tháng 8, Lael Brainard, thành viên của ban thống đốc của Fed, cho biết Fed cần yêu cầu thay đổi chính sách để phát hành đồng tiền kỹ thuật số.

Bà nói chưa có quyết định nào được đưa ra vì “Fed cần thời gian và nỗ lực để hiểu tác động của các đồng tiền kỹ thuật số của tư nhân và ngân hàng trung ương trên toàn cầu”. Tuy nhiên, bà tiết lộ Fed đang hợp tác với các nhà nghiên cứu ở Viện Công nghệ Massachusetts để phát triển và thử nghiệm một đồng tiền kỹ thuật số.

Năm ngoái, Facebook đề xuất phát hành đồng tiền ảo Libra được bảo chứng bởi một rổ ngoại tệ mạnh. Một tổ chức phi lợi nhuận ở Thụy Sĩ sẽ vận hành Libra, chứ không phải Facebook. Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương và cơ quan quản lý trên thế giới lo ngại tiền ảo Libra sẽ ra gây rủi ro liên quan đến dữ liệu người dùng và nạn rửa tiền. Dự án này chứng kiến bước thụt lùi lơn khi các công ty thanh toán khổng lồ như MasterCard, Visa, Paypal rời bỏ nó vì lo ngại đối măt với các biện phá giám sát và xử phạt gắt gao hơn của các cơ quan quản lý.

Lê Linh

TBKTSG





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhật Bản: Đồng yen có thể suy yếu xuống mức kỷ lục của 38 năm trước

Đồng yen của Nhật Bản là “nạn nhân” rõ ràng nhất của sự chênh lệch lãi suất ngày càng lớn giữa Nhật Bản với Mỹ, và thậm chí cả hoạt động đầu cơ.

Các đồng tiền châu Á sắp có tuần tăng giá mạnh nhất trong 2 tháng

Các đồng tiền châu Á sắp ghi nhận tuần tăng tốt nhất trong 2 tháng, khi các nhà hoạch định chính sách ở các nước đẩy mạnh can thiệp để hỗ trợ tỷ giá.

Nikkei: Báo động đỏ về biên lãi ròng của các ngân hàng Trung Quốc

Theo kết quả khảo sát 58 ngân hàng thương mại được niêm yết tại Trung Quốc đại lục và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong của tờ Nikkei, biên lãi ròng của 39 ngân...

Microsoft cam kết đầu tư 1,7 tỷ USD phát triển hạ tầng AI cho Indonesia

Giám đốc Điều hành Microsoft cho biết hãng sẽ sớm xây dựng các trung tâm dữ liệu ở Indonesia, cũng như giúp quốc gia này đào tạo hàng trăm nghìn lao động trong lĩnh...

Hơn 100 cửa hàng KFC tại Malaysia phải đóng cửa

QSR đã thay đổi chiến lược xây dựng thương hiệu theo hướng mang tính Hồi giáo hơn trên trang web của mình, nhưng nhiều người Malaysia vẫn tiếp tục quay lưng với...

Bất động sản Trung Quốc vẫn gặp khó dù tăng cho vay, nới lỏng hạn chế

Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã phải cắt giảm mạnh mẽ lực lượng lao động khi họ phải gánh chịu các nghĩa vụ nợ ngày càng tăng và doanh số bán hàng sụt...

Nhật Bản: Đồng yen tiếp tục trượt dốc, giảm xuống mức thấp kỷ lục mới

Đồng yen tiếp tục trượt dốc xuống mức thấp kỷ lục khi Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) ngày 26/4 duy trì lãi suất hiện nay sau cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày.

Thêm một ngân hàng Mỹ phá sản

Trong ngày 26/04, Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã thông báo về việc đóng cửa ngân hàng Republic First Bank, đánh dấu vụ sụp đổ ngân hàng đầu tiên tại...

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98