Nhịp đập Thị trường 17/12: Không có bất ngờ nhờ… lỗi hệ thống?

17/12/2020 15:50
17-12-2020 15:50:45+07:00

Nhịp đập Thị trường 17/12: Không có bất ngờ nhờ… lỗi hệ thống?

Có vẻ như HOSE bị lỗi đợt ATC, nên VN-Index dừng ở 1,051.8 điểm, giảm hơn 15 điểm, tức -1.43% so với cuối ngày hôm qua. Đây là mức giảm lớn nhất của chỉ số trong tháng 12 này, và cách đây đúng 1 tháng, tức ngày 16/11 mới là ngày index giảm với % lớn như vậy. Như vậy, không có đột biến nào lật ngược tình thế trong đợt ATC cho nhóm VN30, lẫn cả thị trường.

* Phiên ATC phát sinh lỗi do HOSE không trả kết quả khớp lệnh?

Chỉ số chính lẫn nhóm VN30 của sàn HOSE giảm ngay khi bước vào phiên chiều, nhưng chỉ sau vài phút thì chuyển sang phục hồi, mang lại cảm giác tương tự như từng xảy ra đầu phiên sáng. Tuy nhiên “niềm lạc quan cũng chẳng tày gang”, 2 chỉ số này lại rơi, đi kèm theo là khối ngoại tiếp tục bán ròng. Đến trước thời điểm ATC, cả 2 chỉ số này đều giảm về mức thấp nhất trong ngày, và chỉ còn cơ hội cuối cùng để phục hồi lần nữa. Nhưng có vẻ điều đó đã không xảy ra.

Hôm nay trên HOSE, giá trị giao dịch lại đạt đỉnh mới, hơn 14,500 tỷ đồng. Tuy nhiên về khối lượng, lại chưa phải là mức cao nhất, do đó cũng khó nói phiên hôm nay mở đầu cho xu thế điều chỉnh giá cổ phiếu và chỉ số. Nói cách khác, ít nhất cũng phải chờ “xác nhận” của phiên ngày mai.

Trên sàn phái sinh, giá hợp đồng tương lai 1 tháng VN30F2012 vẫn theo sát điểm số cơ sở, nhưng thường xuyên tạo gap âm. Trong 1 số thời điểm, chênh lệch này được kéo giãn ra khoảng từ 4 đến gần 5 điểm, nhưng trước thời điểm ATC đã thu về gần như zero. Điều đó cho thấy nếu không có lỗi hệ thống, biết đâu lại có bất ngờ xảy ra.

Diễn biến trên 2 chỉ số 2 sàn HNX và UPCoM dù không tích cực lắm, nhưng so với VN-Index là đỡ hơn rất nhiều. cả HNX-Index và UPCoM-Index đều duy trì sắc xanh trong hầu hết phiên chiều. Trên HNX, trong nhóm Large Cap, dù số mã giảm nhiều hơn, nhưng trong 7 mã tăng thì CEO đã leo lên trần, cùng với HUT. Một số mã khác giảm giá trong phiên sáng, nhưng đến chiều đã quay về tham chiếu, thậm chí có lúc tăng giá, như SHB, PVS, VCG… cũng đã giảm nhiều áp lực đè chỉ số.

Nhóm ngân hàng đến cuối phiên chiều vẫn có thể coi là phân hóa, với VCB giảm đến 3.9% (có lẽ do khối ngoại bán ròng mạnh), đồng thời cả 3 mã có gốc quốc doanh kia BID, CTG và MBB cũng giảm, dù nhẹ hơn một chút. Các mã nhỏ hơn được chú ý nhiều từ sáng, bao gồm BVB, TCB, VIB và VPB vẫn giữ được sắc xanh, dù không tích cực bằng phiên sáng. Đổi màu thường xuyên có lẽ phải kể đến ACB, khi giá cổ phiếu này lúc tăng 50 đồng, lúc giảm 50 đồng.

2 nhóm lớn khác là BĐS nhà ở và dầu khí đều có kết quả tiêu cực vào cuối ngày. Trên cả 2 nhóm này, đa số cổ phiếu có tên tuổi đều giảm giá, ngoại trừ số ít như IJC, NTL, LDG và DIG của nhóm BĐS nhà ở, hay BSR, POW, PGS của bên dầu khí.

Các nhóm ngành có kết quả tích cực vào cuối ngày có thể kể đến bao gồm  dệt may, sắt thép, xi măng… và nhất là BĐS công nghiệp. Thông tin Apple chuyển nhà máy sản xuất Ipad và MacBook từ TQ qua Việt nam dĩ nhiên đang tạo khí thế lớn cho nhóm ngành này. ở chiều tiêu cực, có chứng khoán, mía đường, bán lẻ, sản xuất điện, than, nhựa…

Phiên sáng: Lại rơi trước giờ đáo hạn phái sinh

VN-Index lại rơi về cuối phiên sáng, dù đến giữa phiên tưởng như đã phản ánh xong câu chuyện “thao túng tiền tệ”. Hiện VN-Index đang giảm gần 11 điểm (-1.01%). Chỉ số Nhóm VN30 sau khi hồi chỉ còn dưới tham chiếu 1 điểm, thì lại rơi 8 điểm, và đây có lẽ là nhóm chính khiến VN-Index giảm sâu trở lại. Tuy nhiên, diễn biến của nhóm VN30 lẫn VN-Index lại chưa đe dọa đến những nhóm cổ phiếu khác trên HOSE, cũng như 2 sàn còn lại. Tuy vậy, cũng cần lưu ý rằng hôm nay là ngày giao dịch cuối cùng của 1 hợp đồng tương lai, như vậy không loại trừ khả năng mức giảm index cuối phiên sáng nay có quan hệ đến sự kiện này.

Nhóm VN30 đến lúc này đã có 24 mã giảm giá, nhiều nhất trong phiên sáng. TCB, VPB vẫn là 2 ngân hàng “hot” trong nhóm này, cộng thêm POW, HDB và TCH (có thông tin hỗ trợ) là số ít mã tăng vào cuối phiên sáng. Như vậy cũng dễ hình dung trong nhóm giảm, là toàn hàng khủng, trong đó 2 ngân hàng VCB và CTG là những cái tên giảm mạnh nhất. HPG vẫn giảm 2.4% dù doanh nghiệp lại vừa ra tin tích cực. Ngoài ra, một yếu tố không thể bỏ qua trong nhóm này, là khối ngoại bán ròng trên rất nhiều mã với khối lượng lớn, ví dụ như tại HPG, MBB, SSI, VRE, CTG… Có lẽ cổ phiếu giảm, một phần không nhỏ là đến từ lục bán của khối ngoại.

Chỉ số nhóm midcap sàn HOSE lên rất cao trong giai đoạn VN-Index phục hồi. Điều này không lạ, bởi có rất nhiều Mid Cap đã bứt phá trong những phiên gần đây (chẳng qua là không lên mặt “báo” như 1 số largecap ngân hàng hay có câu chuyện mà thôi). Sáng nay  có không ít Mid Cap nổi bật như KBC, TPB, PAN, HAG… KBC lúc này đã dư mua trần hơn 500,000 cp.

HNX-Index bất ngờ có thời điểm vọt lên trên tham chiếu, dù diễn biến ngay trước đó cho thấy chịu liên lụy từ HOSE. Thời điểm vọt lên này ngay sát lúc nghỉ trưa, có lẽ do 1 số mã nào đó tăng giá khủng, tuy nhiên cũng khó tìm ra danh tính, và có lẽ thuộc về Mid Cap hơn là Large Cap sàn này. Tuy nhiên, bỏ qua diễn biến trên, thì nhìn chung HNX-Index vẫn sáng nhờ không ít Large Cap tăng giá đến lúc này, ví dụ như CEO, PHP, VNR, SHB, VCG…

Chỉ số sàn UPCoM cũng có cú hồi phục cùng VN-Index trong khoảng giữa thời gian phiên sáng, nhưng may mắn không giảm mạnh trong nửa cuối phiên. Hiện UPCoM-Index đang cao hơn tham chiếu gần 0,4%, với sự hậu thuẫn có vẻ chắc chắn từ CTR, SWC, BSR, VEA, HND hay VIB. ACV bất ngờ rơi 2% sau 10h, tương tự là VTP. Ngược lại, VGI đang có dấu hiệu hồi về cuối phiên sáng, nhưng tiếc thay lại rơi chỉ trong vài phút cuối.

BĐS công nghiệp vẫn có thể coi là nhóm ngành sáng nhất, dù cổ phiếu trong nhóm đã lùi bớt vài lines sau khi đạt đỉnh tăng giá vào giữa phiên sáng nay. NTC liên tục phá đỉnh “mọi thời đại”, và đến sáng nay vẫn còn tăng gần 9%. Không ít mã khác vẫn giữ đươc đà tăng tốt như KBC, SIP, GVR hay TID. Chỉ có IDC là số ít cổ phiếu trong nhóm này, mà giảm suốt phiên sáng.

Dù với diễn biến của VN-Index trong những phút cuối phiên sáng, thì nhìn ở nhóm ngành, vẫn còn 1 ít nhóm giữ được đà tích cực, ví dụ như ngân hàng, dệt may, BĐS công nghiệp, cao su, xi măng, sắt thép. 1 số nhóm khác đã phủ gần như kín sắc đỏ như chứng khoán, nhựa gia dụng, than, hóa chất (vinachem), sản xuất điện… Dầu khí họ PVN miễn cưỡng được coi là phân hóa, nhưng thực tế nhiều mã đã quay sang giảm như PVS, PVB, PSX… hay về tham chiếu như OIL, PGD, PVD.

Trên sàn phái sinh, hợp đồng tương lai 1 tháng VN30F2012 hiện thấp hơn điểm số chỉ số VN30 khoảng 2 điểm. vì hôm nay là ngày giao dịch cuối cùng, nên nhìn chung khoảng cách giữa giá hợp đồng và chỉ số cơ sở không lệch nhau mấy. Tuy nhiên trong nửa đầu phiên sáng, giá hợp đồng thường cao hơn chỉ số, trong chừng 40 phút cuối, lại gần như không lệch nhau, và đến vỏn vẹn vài phút cuối, thành “gap âm”. Không loại trừ gap âm sẽ còn tiếp diễn tkhi bước vào phiên chiều, nhưng biết đâu lại có bất ngờ vào lúc đóng cửa.

10h30: VN-Index đang phục hồi sau khi NĐT được trấn an.

VN-Index đang giảm gần 7 điểm, tuy nhiên thị trường đã tốt hơn nhiều so với đầu phiên sáng. Ngân hàng nhà nước đã sớm phát đi thông báo về cáo buộc “thao túng tiền tệ” từ Mỹ, điều này có lẽ cũng đang giúp tâm lý nhà đầu tư ổn định hơn. Số mã tăng giá đã nhiều hơn trước trên “khắp các mặt trận”. Một số cổ phiếu đang nóng bỏng tay như TCB, VPB, HAG đã tăng giá khá mạnh trở lại, dù chưa đạt như hôm qua, nhưng đã tích cực hơn nhiều so với đầu phiên.

Chỉ số VN30 index đang hồi dần về tham chiếu, chỉ còn cách hơn 3 điểm. Tuy vẫn có đến 21 mã giảm giá, nhưng một số ngân hàng như TVB, VPB, BID đã tăng giá trở lại, và không ít mã khác đang hồi dần (dù vẫn đỏ) như MWG, PLX, MSN, VRE. Lực đè chỉ số mạnh nhất vẫn ở VCB, VIC và VJC, 3 mã này chưa thấy rõ tín hiệu hồi mà đang đi ngang ở vùng đáy.

HNX-Index vẫn đang đi ngang ở vùng đáy sáng nay, nhưng UPCoM-Index đã sắp hồi về tham chiếu. Trên sàn UPCoM, có đến 20 mã tăng trần, chưa kể hơn chục mã khác cũng tăng hơn 10%, cá biệt có FRM tăng 34%. Không ít Large Cap sàn UPCoM đang dâng cao hơn so với đầu phiên sáng như VTR, BSR, VOC… trong số Large Cap giảm giá, thất vọng nhất là MPC, nhưng chỉ giảm chừng 3.5%.

Trên sàn HNX, có không ít Large Cap đang rục rịch muốn hồi, như SHB, SHS, VCG… CEO vẫn là điểm sáng khi tăng hươn 3%. HUT (1 Mid Cap lẫn trong nhóm Large Cap) vẫn tăng hơn 9%.

Có rất nhiều nhóm ngành đang cho thấy đang hồi phục, bao gồm, ngân hàng, chứng khoán, BĐS nhà ở và công nghiệp, dệt may, cao su, xi măng, dầu khí, sắt thép, cá tra… trong nhóm dầu khí, nhất là họ PVN, GAS vẫn giảm nhẹ 0.8% nhưng rất nhiều mã khác đã tăng giá trở lại như PVS, PVD, PVT, POW, BSR, DPM, CNG, PGS…

Diễn biến nhóm ngân hàng có vẻ sớm sẽ quay trở lại… như thường lệ, là tiếp tục con sóng tăng. TCB, VPB, STB đã tăng trở lại mạnh hơn đầu phiên. VIB, TPB, KLB cũng là những điểm sáng tăng giá hơn 3%. Tuy nhiên bất ngờ vẫn là VCB, giảm đến 2.7%, có lẽ do khối ngoại đang bán ròng khá mạnh. CTG cũng là 1 mã bị khối ngoại bán ròng khá mạnh, và cũng đang giảm 0.4%.

Nhóm BĐS công nghiệp lại dậy sóng. Một loạt mã đang tăng hơn 5% trở lên như GVR, KBC, NTC, SIP. NTC đang tăng gần 27,000 đ/cp sáng nay, mức tăng giá này còn lớn hơn thị giá của mấy trăm cổ phiếu khác.

Mở cửa giảm vì “thao túng tiền tệ”

Diễn biến giao dịch sáng sớm nay đã sớm thấy có sự phân hóa, do chịu tác động của một số thông tin, cụ thể là mác “thao túng tiền tệ” mà Mỹ vừa áp cho Việt Nam. Tin mới nhất từ Fed cũng quan trọng, nhưng có vẻ lu mờ so với thông tin kia.

Nguyên nhân đơn giản vì VN-Index đang tăng quá ổn trong 2 tháng gần đây, và bất cứ tin gì được cho là xấu, cũng sẽ bị quy là cớ khiến thị trường sẽ điều chỉnh. Đến thời điểm ATO của sàn HOSE, VN-Index giảm chừng 1 điểm, nhưng ngay sau đó tiếp tục đi xuống.

Trong nhóm VN30, trước giờ khớp ATO có gần một nửa dự kiến giảm giá, chưa đến 10 mã còn tăng giá nhưng mức tăng rất yếu. Những mã hot của ngày hôm qua như TCB, VPB sáng nay chỉ tăng chừng 0.2-0.5%. Đến thời điểm khớp lệnh, TCB giữ được mức tăng 0.2% nhưng VPB đã chuyển qua giảm 0.7%. Số cổ phiếu giảm giá tăng lên đến 24 mã, trong đó có rất nhiều ngân hàng, nhưng mức giảm chủ yếu trong vòng -1 đến -2%.

Ngân hàng đang là nhóm tâm điểm của cả thị trường khi không ít mã tăng giá, ngay cả hôm qua cũng có 3 mã nổi bật là TCB, VPB và STB. Sáng nay dưới ánh sáng đỏ thẫm của index, nhóm này cũng mất giá đồng loạt, trừ TCB và KLB. VCB đã giảm đến hơn 2% sau ATO, nhưng ngạc nhiên thay lại chính là mã giảm sâu nhất. Những giảm giá còn lại chỉ chừng trên dưới -1%.

Dầu khí có lẽ đang là nhóm tích cực nhất so với 2 nhóm lớn khác là ngân hàng và BĐS nhà ở, khi những largecap nhóm ngành này đứng giá hay chỉ giảm rất nhẹ. GAS giảm chừng 0.5% sau ATO, tương tự là DPM hay PGS. Đáng chú ý nhất là PGD và PVD bất ngờ tăng giá.

HNX-Index đầu giờ vẫn tăng nhẹ, nhưng khi “nghe tin” VN-Index là cũng quay đầu, đổi màu. Gần đây có chuyện thú vị là chỉ số chính sàn HNX này lại chạy rất nhanh so với VN-Index, ngay sau khi không còn ACB. Kể từ đầu tháng 12 đến nay, đa số các phiên HNX-Index đều tăng hơn 1%, thậm chí hơn 2% như hôm qua. Cho nên việc chỉ số giảm nhanh sáng nay sau ATO cũng khá dễ hiểu. Trong nhóm Large Cap sàn HNX, đa số đều đỏ quạch, ví dụ như IDC, SHB, SHS, VNR… Bất ngờ nhất là HUT nằm trong nhóm Large Cap sàn này, nhưng thực ra vốn hóa chỉ ngang tầm 1 Mid Cap, thì lại tăng gần 10%.

UPCoM-Index có diễn biến tương tự như HNX-Index, sau ATO cũng quay đầu giảm, tuy nhiên mức giảm chỉ chừng 0.3%, có lẽ do nhiều Large Cap sàn này vẫn đứng giá, số giảm giá thì mức giảm rất nhẹ, và vẫn có mã tăng giá như HND, CTR… Có khi cổ phiếu sàn này là có khả năng phòng thủ tốt hơn so với các Large Cap 2 sàn niêm yết.

Trong nhóm BĐS công nghiệp sáng nay, bất ngờ là KBC tăng hơn 4.5%. Khối ngoại đã bán ròng hơn 300,000 cp KBC. Gần đây có hiện tượng giá cổ phiếu tăng khi khối ngoại bán ròng mạnh, không rõ có “áp dụng được” cho KBC hay không.

Trong nhóm BĐS nhà ở, nhìn chung đa số đều đỏ, tuy nhiên vẫn có cá biệt kiểu IJC. Cổ phiếu này vẫn tăng trần phiên thứ 4 liên tiếp, kể từ sau khi ra tin về lượng đăng ký đấu giá cổ phần phát hành thêm. Không loại trừ khả năng cổ phiếu tăng giá nhằm “phục vụ” việc đấu giá, vốn sắp được tiến hành trong mấy ngày tới.

Hoàng Nam

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (65)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán Tuần 22-26/04/2024: Kỳ vọng dòng tiền quay trở lại

VN-Index đảo chiều giảm và hồi phục tích cực trở lại trong tuần với mức tăng gần 35 điểm. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch duy trì dưới trung bình 20 tuần cùng với...

Nhịp đập Thị trường 26/04: Lực cầu xuất hiện cuối phiên, VN-Index bảo toàn sắc xanh

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 4.55 điểm (0.38%), lên mức 1,209.52 điểm; HNX-Index giảm 0.75 điểm (0.33%), về mức 226.82 điểm. Độ rộng toàn thị trường...

Thị trường chứng quyền 26/04/2024: Tâm lý nhà đầu tư thiếu ổn định

Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/04/2024, toàn thị trường có 30 mã tăng, 93 mã giảm và 28 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng mức mua ròng đạt 3.2...

Chứng khoán phái sinh ngày 26/04/2024: Hiện tượng phân hóa đang diễn ra

Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 25/04/2024. VN30-Index tăng điểm nhẹ cùng với khối lượng giao dịch liên tục suy giảm và nằm...

Vietstock Daily 26/04/2024: Tâm lý thận trọng bao trùm

VN-Index giảm nhẹ đồng thời hình thành mẫu hình nến High Wave Candle. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch có sự sụt giảm đáng kể và duy trì dưới mức trung bình 20...

Nhịp đập Thị trường 25/04: Khối ngoại mua ròng mạnh nhất MWG, nhóm ngân hàng gây thất vọng

Kết phiên ngày 25/04, VN-Index tiếp tục dừng quanh mốc 1,205 điểm. Khối ngoại có phiên thứ 4 liên tiếp bán ròng, lần này đạt 200 tỷ đồng.

Thị trường chứng quyền 25/04/2024: Tình hình đang chuyển biến tích cực

Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/04/2024, toàn thị trường có 120 mã tăng, 15 mã giảm và 16 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại mua ròng với tổng mức mua ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 25/04/2024: Triển vọng phục hồi đang quay lại

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 24/04/2024. VN30-Index bật tăng mạnh đồng thời xuất hiện mẫu hình nến thân dài sau khi test...

Vietstock Daily 25/04/2024: Tâm lý thận trọng vẫn còn hiện hữu

VN-Index tăng mạnh đồng thời hình thành những phiên tăng giảm xen kẽ trong thời gian gần đây, cho thấy tình trạng giằng co vẫn chưa dừng lại. Hiện tại, chỉ báo...

Nhịp đập Thị trường 24/04: Sắc xanh lan rộng, VN-Index tăng hơn 28 điểm

Thị trường tiếp tục tích cực trong phiên chiều khi sắc xanh lan rộng ở nhiều nhóm ngành. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 28.21 điểm (2.4%), lên mức 1,205.61...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98