Bất bình Ban lãnh đạo, cổ đông lớn Ocean Group triệu tập họp bất thường

12/01/2021 11:28
12-01-2021 11:28:46+07:00

Bất bình Ban lãnh đạo, cổ đông lớn Ocean Group triệu tập họp bất thường

Những bất đồng về quyết định chuyển nhượng 20 triệu cổ phiếu OCH đang kéo Ocean Group lún sâu vào mâu thuẫn.

Ngày 08/01/2021, Ban kiểm soát CTCP Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group, HOSE: OGC) vừa thông qua việc triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2021 theo ý muốn của nhóm cổ đông đại diện cho hơn 10% cổ phần tại Tập đoàn.

Trong đó, thời gian chốt danh sách cổ đông diễn ra vào ngày 29/01/2021. Cuộc họp bất thường lần đầu sẽ diễn ra vào ngày 08/03 và nếu không thành công, lần hai và lần ba sẽ được tổ chức tương ứng vào ngày 29/04 và 07/06.

Thông tin trên được đưa ra sau khi HĐQT Ocean Group kiên quyết triển khai bán vốn cổ phần tại OCH trong ngày 31/12, bất chấp sự phản đối từ nhóm nhà đầu tư IDS Equity Holdings – vốn trước đó đã tuyên bố sở hữu 51% cổ phần OGC.

Theo biên bản họp ngày 07/01/2021 của Ban kiểm soát Ocean Group, cuộc họp trên do 3 cổ đông là Lê Thị Quỳnh Trang (nắm 4.82%), Trương Quốc Bình (4.56%) và Chu Duy Đoàn (1.03%) đứng ra triệu tập. Trước đó, nhóm cổ đông này đã gửi yêu cầu tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường vào ngày 07/12/2020 nhưng HĐQT Ocean Group không tiến hành triệu tập họp trong vòng 30 ngày.

Nguồn: Ocean Group

Lý do mà họ đưa ra bao gồm HĐQT của Ocean Group đã vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông khi thông qua chủ trương bán 20 triệu cp OCH và không hoạt động vì lợi ích cao nhất của cổ đông công ty.

Theo nhóm cổ đông lớn này, nếu Ocean Group thực hiện giảm tỷ lệ sở hữu từ 59.85% xuống 49.85%, điều này có nghĩa Tập đoàn không còn kiểm soát OCH và không thể hợp nhất doanh thu và lợi nhuận vào báo cáo của OCG. Kết quả là làm giảm 43.3% tài sản và giảm 97.2% tổng doanh thu của Tập đoàn Đại dương.

Ngoài ra, nhóm cổ đông này còn cáo buộc Chủ tịch Mai Hữu Đạt và Phó Chủ tịch Nguyễn Thành Trung đã đơn phương tổ chức họp báo, cung cấp thông tin không đầy đủ và không chính xác về tình hình OGC, qua đó gây rối loạn thông tin cho cổ đông và nhà đầu tư.

Đây là diễn biến mới nhất trong vòng xoáy xung đột giữa ban lãnh đạo Ocean Group và nhóm cổ đông bên ngoài, trọng tâm là quyết định chuyển nhượng 20 triệu cổ phiếu OCH.

Vào tháng 11/2020, nguồn tin DealStreetAsia đưa tin IDS Equity Holdings - quỹ chuyên đầu tư vào các công ty gặp căng thẳng tài chính - đã dẫn dắt một nhóm nhà đầu tư để mua lại thâu tóm 51% cổ phần tại OGC và 22.3% cổ phần tại OCH.

Phía IDS Equity Holding lên tiếng phản đối việc OGC bán vốn cổ phần tại OCH, cho rằng việc thoái vốn lúc này đồng nghĩa với OGC sẽ mất đi quyền chi phối ở công ty con đang đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động của cả Tập đoàn.

Trong khi đó, phía Ocean Group cho rằng việc quyết định bán cổ phần tại OCH giữa lúc tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của Công ty đang bị mất cân đối. Đồng thời, Ocean Group cũng bác thông tin IDS Equity Holdings tiếp quản Công ty, cho biết chưa xác định được số cổ phiếu mà IDS Equity Holding sở hữu, nói thêm rằng trong danh sách cổ đông vào thời điểm đó của OGC cũng không có tên quỹ đầu tư này.

Theo Luật Doanh nghiệp, cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần 1 được tiến hành khi có đủ số cổ đông đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết. Nếu lần 1 không thành công, lần hai phải có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 33% tổng số phiếu biểu quyết. Nếu lần triệu tập thứ hai cũng không đủ điều kiện tiến hành thì được triệu tập lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Đối với cuộc họp lần 3 thì việc tiến hành cuộc họp không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.

Vũ Hạo

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

TNG Land - công ty con còn lại duy nhất của ông lớn dệt may TNG, có gì?

Là ông lớn dệt may của tỉnh Thái Nguyên, trong khi ngành dệt may lao đao những năm qua thì TNG lại sống vô cùng khỏe và không ngừng tăng trưởng doanh thu lẫn lợi...

KIDO chuyển lỗ thành lãi trong quý 1/2024

CTCP Tập đoàn KIDO (HOSE: KDC) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024, với kết quả khả quan hơn rất nhiều so với cùng kỳ.

Hoà Phát đã rót hơn 1 tỷ USD vào "quả đấm thép" Dung Quất, dư nợ vay tăng mạnh 

"Quả đấm thép" Dung Quất, một dự án đầy hứa hẹn của Hoà Phát (HOSE: HPG), đã được đầu tư hơn 1 tỷ USD.

Sản lượng và giá khí sụt giảm, PV GAS rơi 25% lãi quý 1

Đơn vị kinh doanh khí đốt của PVN (PetroVietnam) có quý kinh doanh sụt giảm lợi nhuận, do biến động về giá và sản lượng khí.

Các nguồn thu tăng trưởng âm, Vietcombank giảm 4% lãi trước thuế quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 cho thấy Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB) có quý đi lùi về mọi mặt, chỉ thu được 10,817 tỷ...

BVBank lãi trước thuế quý 1 hơn 69 tỷ đồng, gấp 2.6 lần cùng kỳ

BCTC hợp nhất quý 1/2024 cho thấy, Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank, UPCoM: BVB) lãi trước thuế hơn 69 tỷ đồng, gấp 2.6 lần cùng kỳ năm trước, dù...

Tăng mạnh dự phòng, ABBank giảm 69% lãi trước thuế quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 cho thấy, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank, UPCoM: ABB) lãi trước thuế hơn 192 tỷ đồng, giảm 69% so với cùng kỳ năm trước, do...

Ngành nào hấp thụ vốn vay nhanh nhất?

Giống với nguyên tắc đầu tư kinh điển - “không bỏ hết trứng vào một rổ”, các ngân hàng cũng đa dạng hóa danh mục cho vay để dàn trải rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận.

Bán nha đam, thạch dừa giúp GC Food thu 40 tỷ mỗi tháng

Hưởng lợi khách hàng cũ tăng mua giúp CTCP Thực phẩm G.C (GC Food, UPCoM: GCF) lãi ròng gần 8 tỷ đồng trong quý 1/2024, tăng 18% so với cùng kỳ. Đây là quý đầu năm...

Tiền gửi tăng trưởng âm, KienlongBank tăng 6% lãi trước thuế quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 cho thấy, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank, UPCoM: KLB) lãi trước thuế gần 214 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98