Gánh nặng nợ nần của các đại gia bất động sản Trung Quốc

13/01/2021 16:14
13-01-2021 16:14:04+07:00

Gánh nặng nợ nần của các đại gia bất động sản Trung Quốc

Nhiều vụ vỡ nợ của các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc liên tiếp xảy ra trong bối cảnh chính quyền Bắc Kinh tăng cường kiểm soát hoạt động cho vay.

Theo Bloomberg, trái phiếu định danh bằng đồng USD của China Fortune Land Development Co. Ltd. đã giảm giá xuống mức thấp kỷ lục trong phiên giao dịch ngày 12/1. Trong số đó, một trái phiếu đáo hạn vào năm 2024 của công ty này hiện ở mức 53,5 cent. Cuối năm ngoái, loại trái phiếu này có giá khoảng 86 cent.

Tình trạng trên cũng xảy ra tương tự đối với trái phiếu nội địa, khi một trái phiếu đáo hạn vào tháng 12/2025 lao dốc 58% xuống còn 43 NDT. Chốt phiên, cổ phiếu của nhà phát triển bất động sản này tụt 3,2% - tương đương giảm 48% trong một năm. Đây là mã có diễn biến tiêu cực nhất trong rổ chỉ số CSI 300.

công ty bất động sản Trung Quốc vỡ nợ ảnh 1
China Fortune Land Development Co. Ltd. có nguy cơ bị vỡ nợ khi giá trái phiếu giảm kỷ lục và có nhiều khoản nợ chưa thanh toán. Ảnh: Caixin.

Các câu hỏi đặt ra về sức khỏe tài chính của China Fortune Land Development Co. Ltd. bắt đầu xuất hiện khi chính quyền Bắc Kinh thông báo sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn đối với ngành bất động sản, nhất là vấn đề nợ.

Theo truyền thông Trung Quốc, một số trái phiếu USD của Fortune Land lâm vào cảnh vỡ nợ ngay cả khi nhận được khoản hỗ trợ 1,4 tỷ NDT từ công ty mẹ. Trong khi đó, dữ liệu của Bloomberg cho thấy rằng công ty này cùng các chi nhánh con cần phải trả hoặc tái cấp vốn khoảng 4,4 tỷ USD cho các khoản nợ trong và ngoài nước trong năm nay. Con số này chiếm khoảng 40% tổng giá trị trái phiếu của họ.

Bloomberg dẫn lời ông Owen Gallimore, trưởng nhóm chiến lược tín dụng tại Australia & New Zealand Banking Group Ltd., nhận định: "Việc Bắc Kinh siết chặt kiểm soát tài chính khiến các công ty đứng ngồi không yên, tương tự như chính sách ‘3 lằn ranh đỏ’ trước đó. Chính sách được đưa ra nhằm thu hẹp cơ cấu nợ của các công ty bất động sản và hoạt động cho vay của các ngân hàng”.

Theo ông, còn nguyên nhân khác khiến trái phiếu USD của China Fortune Land lao dốc. Đó là tâm lý hoảng loạn của giới đầu tư về khả năng trả nợ của công ty này trong tương lai, cũng như khả năng cổ đông quan trọng là công ty bảo hiểm Ping An Insurance Group có thể tiếp tục hỗ trợ được hay không.

“Nhiều người cho rằng công ty này sẽ là nạn nhân đầu tiên trong động thái kiểm soát chặt chẽ của Bắc Kinh”, chuyên gia nói thêm.

Thị trường tài chính Trung Quốc trước đó cũng chứng khiến nhiều vụ bê bối của các đại gia bất động sản. Điển hình như China Evergrande Group, được truyền thông quốc tế gọi bằng cái tên “nhà phát triển bất động sản nợ nhiều nhất thế giới”. Các khoản nợ khổng lồ của tập đoàn này đã làm rúng động thị trường tài chính Trung Quốc trong thời gian ngắn, trước rủi ro khủng hoảng tiền mặt hồi cuối tháng 9.

Một số nhà phân tích cho rằng những thay đổi về chính sách mới nhất của Trung Quốc vừa qua cho thấy chính quyền nước này sẵn sàng tiêu diệt một vài "con rồng" khổng lồ trong ngành, thay vì thiêu rụi toàn bộ thị trường bất động sản.

Theo kế hoạch, Bắc Kinh sẽ mở rộng một chương trình thử nghiệm đối với các công ty trong lĩnh vực bất động sản, bao gồm 12 nhà phát triển với điều kiện đáp ứng tiêu chí "3 lằn ranh đỏ" nếu muốn tái cấp vốn. Tức là, chính phủ sẽ đặt giới hạn về số nợ mà các công ty này có thể nắm giữ liên quan tới tiền mặt, cùng với giá trị tài sản và tỷ lệ vốn chủ sở hữu nội bộ.

Hương Giang

ZING





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhiều nước châu Á đẩy lùi thời điểm giảm lãi suất

Với triển vọng ngày càng mờ mịt về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng tiền tệ trong năm, nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á buộc phải đẩy lùi thời điểm...

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98