Việt Nam lần đầu mua gạo Ấn Độ sau nhiều thập kỷ

05/01/2021 13:21
05-01-2021 13:21:45+07:00

Việt Nam lần đầu mua gạo Ấn Độ sau nhiều thập kỷ

Việt Nam bắt đầu mua gạo từ Ấn Độ khi giá nội địa đạt đỉnh 9 năm vì nguồn cung trong nước hạn chế.

Reuters cho biết, bốn lãnh đạo trong ngành lương thực hôm 4/1 đã xác nhận thông tin này. "Đây là lần đầu tiên chúng tôi xuất khẩu gạo sang Việt Nam", ông B.V.Krishna Rao, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ, nói với Reuters hôm thứ Hai. "Giá gạo của Ấn Độ rất hấp dẫn. Sự chênh lệch giá lớn khiến việc xuất khẩu trở nên khả thi", ông nói.

Động thái trên đang cho thấy nguồn cung gạo ở châu Á khan hiếm, giá có thể tăng cao trong năm 2021, thậm chí buộc những nhà nhập khẩu gạo truyền thống từ Thái Lan, Việt Nam chuyển sang Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Các doanh nghiệp Ấn Độ đã ký hợp đồng xuất khẩu 70.000 tấn gạo 100% tấm cho các lô hàng giao tháng 1 và tháng 2 với giá FOB (giá tại cửa khẩu của bên xuất hàng, chưa bao gồm phí bảo hiểm, phí vận chuyển tới cảng của bên nhập) khoảng 310 USD một tấn.

Nông dân Ấn Độ thu hoạch gạo ở ngoại ô Srinagar ngày 22/9/2020. Ảnh: Reuters/Sanna Irshad Mattoo.

Nguồn cung giảm và việc Philippines tiếp tục thu mua gạo khiến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lên mức cao nhất trong 9 năm. Gạo 5% tấm của Việt Nam tuần trước được chào bán trong khoảng 500-505 USD một tấn, trong khi gạo Ấn chỉ khoảng 381-387 USD một tấn.

Nói với Reuters, một doanh nghiệp gạo có trụ sở tại TP HCM cho biết, gạo nhập khẩu từ Ấn Độ chủ yếu sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và nấu bia. Nguyên nhân là "chất lượng gạo quá kém".

Số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết, tổng sản lượng lúa của Việt Nam năm 2020 giảm 1,85% xuống còn 42,69 triệu tấn, tương đương 21,35 triệu tấn gạo. Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm ngoái cũng được dự báo giảm 3,5%, chỉ còn 6,15 triệu tấn.

Ông Nitin Gupta, Phó chủ tịch hãng kinh doanh gạo Olam của Ấn Độ nhận xét, nhu cầu lớn từ các nước châu Á, châu Phi đã khiến gạo Ấn tăng giá. Tuy nhiên, nhờ nguồn cung dồi dào, gạo nước này vẫn rất cạnh tranh. Ông cho rằng Việt Nam có thể tiếp tục nhập khẩu gạo Ấn Độ nhiều hơn miễn là còn sự chênh lệch về giá.

Nhiều thương nhân cho biết, Covid-19 đã khiến Việt Nam và nhiều quốc gia khác phải tích trữ gạo. Năm ngoái, Việt Nam đã thông báo dự trữ 270.000 tấn gạo nhằm đảm bảo nguồn lương thực trong bối cảnh Covid-19 gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trước đó, hồi tháng 12/2020, Trung Quốc cũng lần đầu mua gạo Ấn Độ sau ba thập kỷ khi giá gạo nước này rẻ còn các nguồn cung truyền thống từ Thái Lan, Myanmar, Việt Nam bị thắt chặt.

Dữ liệu sơ bộ từ Bộ Thương mại Ấn Độ cho thấy, năm 2020, nước này xuất khẩu gạo kỷ lục, đạt 14 triệu tấn.

Đức Minh

Vnexpress





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường...

Lý do sầu riêng Việt lên ngôi số 1 tại Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm

Riêng trái sầu riêng tươi, hai tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu đạt 172,227 triệu USD; tăng 198,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Singapore hạn chế nhập khẩu trai nghi nhiễm độc của Malaysia

Phó Cục trưởng DOF Wan Aznan Abdullah đã thông báo xuất hiện loại tảo độc hại khiến trai ở vùng nước Port Dickson bị ô nhiễm, dẫn đến một số trường hợp bị ngộ độc...

Vì sao trứng gà, trứng vịt giá rẻ bán tràn lan? 

Trứng gà, vịt giá rẻ đang được bán tràn lan trên xe đẩy, bán xô… nhưng nguồn gốc, chất lượng sản phẩm không được kiểm soát.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98