Châu Âu tuyên bố sẽ 'quyết đoán' hơn trong thương mại toàn cầu

19/02/2021 08:11
19-02-2021 08:11:33+07:00

Châu Âu tuyên bố sẽ 'quyết đoán' hơn trong thương mại toàn cầu

Giới quan sát cho rằng, lập trường mới của châu Âu dường như muốn cứng rắn hơn với Mỹ và thuận lợi hơn cho Trung Quốc.

Ủy ban châu Âu, cơ quan đàm phán các thỏa thuận thương mại thay mặt cho 27 quốc gia thành viên, hôm 18/2 đã đề xuất các công cụ mới để trở thành một bên "quyết đoán" hơn trong thương mại toàn cầu. Khu vực này là đối tác thương mại hàng đầu của 74 quốc gia trên thế giới và thương mại hai chiều chiếm khoảng 43% tổng tăng trưởng GDP của khu vực này, theo dữ liệu từ Ủy ban.

"Những thách thức mà chúng ta phải đối mặt đòi hỏi một chiến lược mới cho chính sách thương mại của EU", Giám đốc thương mại của EU Valdis Dombrovskis nói và cho rằng chiến lược mới nhằm giúp cho khối này có các công cụ để tự vệ khi đối mặt với các hành vi thương mại không công bằng.

"Chúng tôi đang theo đuổi một tiến trình mang tính mở, chiến lược và quyết đoán, nhấn mạnh khả năng của EU trong việc đưa ra lựa chọn của riêng mình và định hình thế giới xung quanh", ông nói thêm.

Ông Valdis Dombrovskis. Ảnh: AP.

Trong vài năm qua, EU đã phải vật lộn để thúc đẩy chương trình thương mại đa phương của mình. Dưới sự lãnh đạo của Donald Trump, Mỹ đã áp đặt thuế quan đối với các sản phẩm của EU và đe dọa đánh thuế bổ sung với các nhà sản xuất ôtô châu Âu. Năm 2018, cả hai bên tuyên bố sẽ ký một hiệp định thương mại nhỏ, nhưng điều đó đã không thành hiện thực.

Ngoài ra, ông Trump cũng thách thức các quy tắc thương mại quốc tế bằng cách chặn cơ quan phúc thẩm của WTO và ông không được coi là đối tác tiêu biểu của EU khi giải quyết các vấn đề thương mại toàn cầu.

Tuy nhiên, cũng có những áp lực bên trong. EU đã đạt được một thỏa thuận về nguyên tắc với các nước Mercosur (Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay) năm 2019, nhưng thỏa thuận này vẫn chưa được các nhà lập pháp châu Âu - những người lo ngại về nạn phá rừng và các hoạt động khác ở Brazil, phê chuẩn.

Bất chấp những thách thức này, Ủy ban châu Âu tin rằng đã đến lúc phát triển thương mại trên toàn thế giới hơn nữa, để có thể đối phó tốt hơn với cú sốc kinh tế từ cuộc khủng hoảng Covid-19.

Nhưng bằng cách tuyên bố một lập trường mới "quyết đoán" hơn, có thể có sự phân chia quan hệ đối với Trung Quốc và Mỹ. Holger Schmieding, Nhà kinh tế trưởng tại Berenberg, cho rằng lập trường mới của châu Âu "có lẽ hướng nhiều hơn đến Trung Quốc".

"EU muốn chỉ ra rằng họ có thể đáp trả mạnh mẽ bất kỳ mối đe dọa nào từ bên ngoài. Vì vậy, EU có thể trưng bày và đánh bóng vũ khí của mình", ông nói và cho rằng mục tiêu cuối cùng của EU muốn tìm thấy sự đồng thuận với Mỹ.

Là một phần của kế hoạch mới, EU muốn hồi sinh WTO, bao gồm cả việc khôi phục cơ quan phúc thẩm của tổ chức này, để các nước có thể giải quyết bất kỳ tranh chấp còn tồn đọng nào. Các ý tưởng cải cách khác đối với WTO là: tăng cường tính minh bạch trong thực tiễn thương mại của các thành viên; là diễn đàn cập nhật các quy tắc về thương mại kỹ thuật số; và có các thỏa thuận "đa phương" để tạo thuận lợi hơn trong các đàm phán thỏa thuận mới.

"Tất cả phụ thuộc vào hướng đi, với sự quyết đoán của họ", Erik Jones, Giáo sư tại Đại học Johns Hopkins nói về cách Mỹ có thể phản ứng với cách tiếp cận mới này. Theo ông, chính quyền Biden rõ ràng quan tâm đến việc khôi phục mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, như một công cụ để đối phó hiệu quả hơn với Trung Quốc. Chính quyền Biden cũng mong muốn khởi động lại WTO.

"Tuy nhiên, nếu trọng tâm cho sự quyết đoán của EU là vào chính sách thương mại của Mỹ hoặc các ngành công nghệ, thì tôi không mấy lạc quan về việc họ sẽ nhận được những phản ứng dễ chịu từ Mỹ", vị chuyên gia dự báo.

Ủy ban châu Âu cũng sẽ phải xem xét tầm quan trọng ngày càng tăng của Trung Quốc đối với thương mại châu Âu vì nó hỗ trợ cho cách tiếp cận mới của khối. Dữ liệu được công bố vào đầu tuần này cho thấy, Trung Quốc đã soán ngôi Mỹ vào năm ngoái để lần đầu tiên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Âu.

Cả hai đã đạt được một thỏa thuận đầu tư mới vào tháng 12, nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty châu Âu hoạt động tại Trung Quốc. Thỏa thuận được hoàn tất ngay trước khi Joe Biden nhậm chức vào cuối tháng 1.

"Cuộc khủng hoảng hiện tại không cho chúng ta lựa chọn nào khác ngoài việc hợp tác với các đối tác toàn cầu, bao gồm cả Trung Quốc", ông Dombrovskis tuyên bố.

Phiên An

Vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhiều nước châu Á đẩy lùi thời điểm giảm lãi suất

Với triển vọng ngày càng mờ mịt về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng tiền tệ trong năm, nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á buộc phải đẩy lùi thời điểm...

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98