‘Gót chân Achilles’ của HoSE

06/03/2021 21:49
06-03-2021 21:49:27+07:00

‘Gót chân Achilles’ của HoSE

Ký hợp đồng với Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc từ năm 2012 nhưng HoSE vẫn chưa thể đưa hệ thống giao dịch mới vào hoạt động thay thế cho hệ thống đã 21 năm của Thái Lan.

Tăng lô giao dịch lên 1.000 cổ phiếu/lệnh, chuyển một số doanh nghiệp niêm yết từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) sang sàn Hà Nội (HNX) là những giải pháp đang được cân nhắc để giảm tải cho HoSE khi hiện tượng nghẽn lệnh kéo dài, lặp đi lặp lại gần như mọi phiên giao dịch.

Tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp tình thế trong thời gian đưa hệ thống giao dịch mới đi vào hoạt động. Trong thời gian chờ đợi, hệ thống giao dịch hiện tại của HoSE vẫn sẽ tiếp tục “gồng gánh” mức thanh khoản trên dưới 15.000 tỷ đồng mỗi ngày.

Hệ thống giao dịch 21 năm

Từ ngày đầu thành lập (1996), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia quốc tế để xây dựng thị trường trong nước. Một trong những kết quả lớn nhất của các chương trình hợp tác quốc tế là sự chuyển giao hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan (SET) cho HoSE.

Hệ thống giao dịch do phía Thái Lan chuyển giao được HoSE sử dụng xuyên suốt gần 21 năm qua từ ngày đầu thành lập đến nay. Hệ thống này từng gặp sự cố không chỉ một lần, gần đây nhất vào tháng 6/2020, còn lần nghiêm trọng nhất vào tháng 1/2018.

Trong phiên chiều ngày 22/1/2018, tất cả lệnh giao dịch tại đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa (ATC) đối với toàn bộ các mã chứng khoán niêm yết HoSE không thể thực hiện được. Sở sau đó phải tạm ngừng giao dịch trong 2 ngày kế tiếp (23-24/1/2018).

Thời điểm này, thành viên phụ trách HĐQT HoSE là ông Lê Hải Trà, người vừa được bổ nhiệm làm CEO HoSE, khẳng định hệ thống giao dịch của sở từng được sử dụng tại Sở Giao dịch Chứng khoán Chicago và Thái Lan có “chất lượng tốt, ổn định”.

Sau hơn 20 năm, HoSE vẫn sử dụng hệ thống do phía Thái Lan chuyển giao. Ảnh: Quỳnh Trang.

Theo ông Trà, HoSE cũng bảo trì đầy đủ và nhiều lần nâng cấp hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của thị trường. Thời điểm xảy ra sự cố với phần mềm, số lượng lệnh mà hệ thống của HoSE xử lý mới chiếm khoảng 25% năng lực hệ thống.

Theo số liệu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, giá trị giao dịch bình quân tại HoSE vào tháng 1/2018 là 8.334 tỷ đồng/phiên. Đến tháng 12/2020, con số này là 12.567 tỷ đồng/phiên. Đây là thời điểm HoSE bắt đầu ghi nhận tình trạng quá tải, nghẽn lệnh.

Lần này, ông Lê Hải Trà cho biết hệ thống của HoSE không ghi nhận lỗi. Tuy nhiên, khi thanh khoản thị trường tăng lên, số lệnh vào sàn nhiều phiên vượt quá số lượng lệnh thiết kế của cả hệ thống, gây hiện tượng nghẽn lệnh.

Theo thiết kế kỹ thuật, hệ thống giao dịch hiện tại của HoSE có công suất tối đa 900.000 lệnh/phiên. Hệ thống dành 20% cho lệnh dự phòng, 80% lệnh còn lại chia cho công ty chứng khoán theo 2 vòng.

Vòng 1, tất cả công ty được chia đều khoảng 3.000 lệnh. Vòng 2, hệ thống chia cho từng công ty theo tỷ trọng số lệnh vào hệ thống bình quân 30 ngày gần nhất.

Nguồn: SSC, HoSE.

9 năm chờ hệ thống mới của Hàn Quốc

Hiện tại, HoSE triển khai dự án hệ thống giao dịch mới với nhà thầu là Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc (KRX). Thông tin từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, một số chuyên gia Hàn Quốc đã thực hiện xong các thủ tục cách ly và có mặt tại Việt Nam để hỗ trợ triển khai dự án mới. Thời gian đưa hệ thống KRX vào chính thức hoạt động dự kiến sớm nhất cuối năm nay.

Trong thực tế, lãnh đạo HoSE đã nhiều lần hứa hẹn về việc hoàn thành triển khai hệ thống giao dịch mới của Hàn Quốc. Tuy nhiên, nhà đầu tư đã chờ đợi hệ thống mới này gần một thập kỷ.

Tháng 12/2012, HoSE ký kết hợp đồng dịch vụ công nghệ thông tin với KRX để triển khai gói thầu “Thiết kế, giải pháp, cung cấp lắp đặt và chuyển giao hệ thống công nghệ thông tin” trị giá 28,6 triệu USD (hơn 600 tỷ đồng) cho thời hạn 5 năm.

Trong báo cáo thường niên 2012, HoSE cho biết giai đoạn triển khai hệ thống kéo dài trong khoảng 18 tháng. Và dự kiến trong quý I/2015, hệ thống mới được chính thức đưa vào hoạt động, thay thế các hệ thống hiện tại đang sử dụng.

Lễ ký kết giữa HoSE và KRX năm 2012. Ảnh:ĐTCK.

Đến năm 2016, thời điểm kỷ niệm 20 năm thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ông Trần Đắc Sinh khi đó là Chủ tịch HĐQT HoSE trả lời báo chí rằng “gói công nghệ thông tin với vốn đầu tư gần 40 triệu USD dự kiến được hoàn thành trong năm 2017”.

Tháng 1/2018, khi HoSE xảy ra sự cố nghiêm trọng, ông Lê Hải Trà lại cho biết “dự án công nghệ thông tin mới của nhà thầu KRX đã hoàn tất giai đoạn thiết kế, sắp đi vào triển khai vật lý và kiểm thử, sẽ đi vào hoạt động trong năm 2019”.

Cuối năm ngoái, lãnh đạo HoSE lại cho biết hệ thống dự kiến hoàn thành trong 2020. Tuy nhiên, vì dịch Covid-19, các chuyên gia và nhà thầu Hàn Quốc chưa thể sang Việt Nam để hoàn thành các khâu cuối cùng. Dự án tiếp tục trễ hẹn.

Như vậy, nếu có thể đưa hệ thống mới của Hàn Quốc chính thức hoạt động trong năm 2021, HoSE mất đúng 9 năm từ thời điểm ký hợp đồng đầu tiên với KRX.

Phó chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) Nguyễn Hoàng Hải đặt dấu hỏi về sự quyết tâm của lãnh đạo HoSE trong việc triển khai hệ thống mới khi mất đến 9 năm.

Ông Hải nhấn mạnh việc lấy lý do Covid-19 không thuyết phục vì thực tế nhiều doanh nghiệp đều đôn đáo đưa chuyên gia nước ngoài sang làm việc. HoSE với vai trò là trái tim của thị trường chứng khoán hoàn toàn có thể đưa chuyên gia Hàn Quốc sang Việt Nam sớm nếu quyết tâm.

Việt Đức

Zing





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

26/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Vi phạm liên quan đến trái phiếu, chủ quản chuỗi The Coffee House bị xử phạt

Ngày 23/04/2024, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Seedcom (Địa chỉ trụ sở chính: L17-11...

Theo dấu dòng tiền cá mập 25/04: Tự doanh cùng khối ngoại bán ròng gần 940 tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 25/04, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại lần lượt bán ròng gần 539 tỷ đồng và gần 397 tỷ đồng.

Vietstock LIVE: Đọc vị kết quả kinh doanh Q1/2024 và triển vọng kinh tế Việt Nam

Thị trường sẽ diễn biến ra sao trong bối cảnh kinh tế đầy biến động và đâu là chiến lược thích hợp cho nhà đầu tư trong thời gian tới?

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 25/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

25/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay. 

Theo dấu dòng tiền cá mập 24/04: Tự doanh và khối ngoại giao dịch ngược chiều

Phiên giao dịch ngày 24/04, trong khi tự doanh công ty chứng khoán mua ròng gần 996 tỷ đồng, thì khối ngoại lại xả gần 149 tỷ đồng. 

UBCKNN làm việc với World Bank và ASIFMA về dự thảo quy định liên quan đến các tiêu chí để nâng hạng thị trường

Chiều ngày 22/04/2024, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có buổi làm việc trực tuyến với Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Hiệp hội thị trường tài chính và...

UBCKNN xử phạt loạt doanh nghiệp vi phạm công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) có quyết định xử phạt hành chính đối với CTCP Thuận Đức (HOSE: TDP), CTCP Anh ngữ APAX và CTCP Thủy sản Việt Úc (VUG) do vi...

An Gia (AGG) dự kiến hết nợ trái phiếu, kế hoạch lợi nhuận tăng 43% trong năm nay

Với thành quả đạt được từ năm trước và kế hoạch triển khai các dự án cụ thể, An Gia đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2024 tăng 43%. Công ty lên kế hoạch phát hành cổ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98