AFC Vietnam Fund đặt cược lớn vào ngành tài chính và tiêu dùng
AFC Vietnam Fund đặt cược lớn vào ngành tài chính và tiêu dùng
Tại báo cáo cập nhật mới nhất của AFC Vietnam Fund, quỹ đầu tư ngoại với phong cách cẩn trọng này hé lộ đã đầu tư 34.5% danh mục vào các ngân hàng, công ty chứng khoán, hãng bảo hiểm và 33.9% danh mục vào các công ty hàng tiêu dùng.
Giá trị tài sản ròng trên mỗi chứng chỉ quỹ (NAV per Share) của AFC Vietnam Fund tăng 9.5% trong tháng 2/2021. Vào tháng vừa qua, chỉ số VN-Index tăng 10.8%.
Các khoản đầu tư lớn nhất của AFC Vietnam Fund tính đến cuối tháng 2/2021
Nguồn: AFC Vietnam Fund
|
Vào cuối tháng 2, Quỹ đang nắm giữ cổ phần tại 44 doanh nghiệp và chỉ giữ 2.9% tài sản là tiền. Các ngành được ưa thích nhất bởi AFC là tài chính và tiêu dùng, với tỷ trọng trong danh mục lần lượt ở mức 34.5% và 33.9%.
Cơ cấu danh mục AFC Vietnam Fund phân theo ngành
Nguồn: AFC Vietnam Fund
|
Định giá thị trường của toàn bộ danh mục AFC ở mức cẩn trọng, với P/E là 10.14x, P/B là 1.41x và tỷ suất cổ tức là 5.3%.
Tại báo cáo lần này, AFC cho biết, thành công trong đợt kiểm soát dịch bệnh vào tháng 1-2/2021 đã giới hạn những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế cũng như cần ít hơn những phương án hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân sau đó. Không giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam vẫn duy trì nợ công ở mức 55.3% GDP trong năm 2020, so sánh với mức 63.7% vào năm 2016.
KHÓA HỌC ONLINE Phân tích Ngành và Dòng tiền thị trường💡 Khai giảng: 23/03/2021 💡 Ưu đãi lên đến: 60%++ Hotline: 0908 16 98 98 |
Trên bình diện toàn cầu, Covid-19 đã thêm 24 ngàn tỷ USD nợ vào khối nợ công vốn đã khổng lồ, qua đó đưa nợ công toàn cầu lên mức kỷ lục 281 ngàn tỷ USD. Hiện, mức nợ công trên GDP toàn cầu đã lớn hơn 355%. Nợ toàn cầu trong năm 2020 đã tăng ở tốc độ còn nhanh hơn cả những gì diễn ra vào khủng hoảng tài chính 2008-2009.
Theo AFC, Việt Nam có vị thế tốt hơn nhiều quốc gia khác trong khu vực trong khả năng điều chỉnh các chính sách kinh tế trong những tình huống cần thiết.
Tuy nhiên, mặc cho những điều kiện vĩ mô tích cực và sự đồng thuận trong giới chuyên gia toàn cầu rằng viễn cảnh kinh tế Việt Nam là xán lạn, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa hề quay trở lại thị trường chứng khoán của quốc gia hình chữ S.
Việc Việt Nam không là thành phần của bất kỳ chỉ số ETF tham chiếu lớn nào là một lý do giải thích tại sao khối ngoại lại không tham gia vào một thị trường hấp dẫn, AFC cho biết. Trong khi đó, các nhà đầu tư trong nước và một nhóm nhỏ quỹ nước ngoài (bao gồm AFC) vẫn đang tận hưởng chuyến đi.
“Vẫn còn phải xem khi nào thị khối ngoại mới quay trở lại thị trường, và yếu tố gì sẽ kích hoạt làn sóng đó”, AFC nhận định.