Mỹ loại Việt Nam ra khỏi danh sách thao túng tiền tệ

16/04/2021 22:42
16-04-2021 22:42:10+07:00

Mỹ loại Việt Nam ra khỏi danh sách thao túng tiền tệ

Bộ Tài chính Mỹ đã loại Việt Nam và Thụy Sỹ ra khỏi danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ, qua đó đảo ngược quyết định trước đó của chính quyền Donald Trump.

Trong báo cáo bán niên gửi tới Quốc hội Mỹ về thao túng tiền tệ và cũng là báo cáo đầu tiên dưới thời chính quyền Joe Biden, Bộ Tài chính Mỹ cho biết chưa có quốc gia nào vi phạm các tiêu chí của Mỹ để bị gắn nhãn thao túng tiền tệ. Tuy nhiên, Việt Nam, Thụy Sỹ và Đài Loan sẽ được liệt vào danh sách tăng cường theo dõi.

Cả 3 trường hợp trên đều đã vi phạm 3 tiêu chí theo luật Mỹ năm 2015 trong việc đánh giá một quốc gia có thao túng tiền tệ hay không. Tuy nhiên, trích từ một bộ luật khác của Mỹ, Bộ Tài chính kết luận “chưa đủ bằng chứng” để gắn nhãn thao túng tiền tệ cho Việt Nam, Thụy Sỹ và Đài Loan.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính Mỹ cũng không gắn nhãn thao túng tiền tệ cho Trung Quốc – một điều mà chính quyền Trump đã thực hiện trong năm 2019 giữa lúc xung đột căng thẳng với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Thay vào đó, Trung Quốc được thêm vào danh sách 11 quốc gia đang theo dõi ở cấp độ thấp hơn so với Việt Nam, Thụy Sỹ và Đài Loan.

Cũng nằm trong danh sách với Trung Quốc là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ireland, Italy, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Mexico. Chỉ Ireland và Mexico được thêm mới vào danh sách trong ngày 16/04.

Các quốc gia bị Mỹ cáo buộc thao túng tiền tệ nhìn chung thường có dính dáng tới việc bán đồng nội tệ và mua đồng USD như một cách để giảm giá đồng nội tệ, đồng thời tăng giá của đồng USD. Đồng tiền yếu hơn có thể giúp hàng xuất khẩu của quốc gia đó trở nên rẻ hơn ở thị trường nước ngoài, đồng thời khiến hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn.

Trong lịch sử của các báo cáo tiền tệ gửi Mỹ từ năm 1988, Bộ Tài chính Mỹ chỉ gắn nhãn thao túng tiền tệ cho 3 quốc gia. Chính quyền Trump đã gắn nhãn thao túng tiền tệ cho Trung Quốc vào năm 2019 trong bối cảnh hai bên xung đột về thuế quan. Mỹ cũng đã gắn nhãn cho Trung Quốc trong giai đoạn 1992-1994. Bên cạnh đó, Nhật Bản và Đài Loan cũng rơi bị gắn nhãn trong những năm 1980.

Việc bị gắn nhãn thao túng tiền tệ có thể dẫn tới việc Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế nếu sau giai đoạn đàm phán, hai bên không thể giải quyết những vấn đề mà Mỹ phản đối.

Một số chuyên viên phân tích ủng hộ quyết định của chính quyền Biden trong việc loại Việt Nam và Thụy Sỹ ra khỏi danh sách thao túng tiền tệ.

Eswar Prasad, Giáo sư kinh tế tại Đại học Cornell, cho biết chính quyền mới đã quyết định không dùng báo cáo tiền tệ như một công cụ chính trị để gây áp lực lên các đồng minh.

“Quyết định này sẽ lấy lại một phần uy tín cho báo cáo tiền tệ Mỹ. Nhờ đó, báo cáo này sẽ phục vụ mục đích hữu ích khi thật sự cần thiết. Báo cáo sẽ dùng để nhấn mạnh các hành vi quản lý tiền tệ không công bằng của các quốc gia khác trong tương lai”, ông Prasad cho biết.

Vũ Hạo (Theo ABC News, Reuters)

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hoan nghênh Mỹ xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ, Việt Nam hoan nghênh Bộ Thương Mại Mỹ tổ chức phiên điều trần nhằm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt...

Thủ tướng: Sớm đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù tại Nghị quyết số 106/2023/QH15 của Quốc hội và các cơ chế, chính...

Việt Nam có lợi gì nếu được Mỹ công nhận là “nền kinh tế thị trường”?

Mới đây, giới đầu tư hồ hởi trước thông tin Mỹ cân nhắc nâng Việt Nam lên “nền kinh tế thị trường”. Nếu được công nhận, đây sẽ là bằng chứng cho sự cải thiện trong...

Mỹ cân nhắc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Mới đây, trang Reuters đưa tin Mỹ đang xem xét việc nâng cấp Việt Nam lên quy chế “nền kinh tế thị trường” trong một nỗ lực củng cố mối quan hệ bền chặt giữa đôi...

Áp lực lạm phát lên chính sách chưa cao và sẽ giảm dần

Mức tăng CPI tuy gần chạm mốc 4,5% mục tiêu, nhưng không quá tiêu cực và áp lực đối với chính sách, bao gồm chính sách tiền tệ, sẽ giảm dần từ quý III/2024.

"Nhiệm vụ của vùng Đông Nam Bộ cao hơn nhiệm vụ của 5 vùng khác của cả nước"

Thủ tướng chỉ đạo, Hội nghị tập trung rà soát các công việc, nhiệm vụ ưu tiên triển khai thực hiện quy hoạch, để triển khai hiệu quả Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ.

Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai là hết sức quan trọng

Theo Thứ trưởng Lê Minh Ngân, các bộ, ngành có liên quan đang khẩn trương, gấp rút chuẩn bị và dự kiến sẽ trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất để Luật Đất đai...

Họp báo Chính phủ: Kết quả 4 tháng đầu năm tốt hơn cùng kỳ

Lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thống nhất nhận định tình hình KTXH tháng 4 tiếp tục tiếp tục chuyển biến tích cực. Nhìn chung 4 tháng đầu năm 2024...

Thủ tướng yêu cầu không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện cải cách tiền lương mới từ 1-7-2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nền kinh tế phục hồi, tăng trưởng tích cực

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, ngày 4/5, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, kinh tế vĩ mô 4 tháng cơ bản ổn định, nền kinh tế...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98