Agriseco Research: Cân bằng cung cầu điện nhờ bùng nổ các dự án năng lượng tái tạo

24/05/2021 13:15
24-05-2021 13:15:00+07:00

Dịch vụ  

Agriseco Research: Cân bằng cung cầu điện nhờ bùng nổ các dự án năng lượng tái tạo

Khối Phân tích CTCP Chứng khoán Agribank (Agriseco Research) vừa có báo cáo cập nhật ngành điện, đề cập đến tình hình ngành điện trong những tháng đầu năm và bức tranh đối nghịch về kết quả kinh doanh các doanh nghiệp (DN) điện trong quý 1/2021, từ đó mở ra triển vọng ngành và các cơ hội đầu tư cổ phiếu trong trung và dài hạn.

Cụ thể, về sản lượng huy động điện theo nguồn phát trong 4 tháng đầu năm, theo EVN, tổng sản lượng toàn hệ thống đạt 80.67 tỷ kWh (+6.4%yoy), trong đó nhiệt điện than chiếm hơn 50% sản lượng toàn hệ thống. Huy động từ năng lượng tái tạo tăng 157%, thủy điện tăng 59%, nhiệt điện than giảm 9% và nhiệt điện khí giảm 15%.

Trong quý 1/2021, các doanh nghiệp thủy điện và năng lượng tái tạo ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực dựa trên nền thấp so với cùng kỳ nhờ vào tình hình thủy văn thuận lợi, lưu lượng nước về hồ cao hơn các năm trước. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp nhiệt điện kém tích cực hơn bởi (1) Sản lượng Qc trên hợp đồng PPA cũng bị cắt giảm do EVN huy động từ loại hình nguồn điện khác và (2) chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao tham chiếu theo giá dầu và than thế giới, làm giảm biên lợi nhuận của DN.

Khó chồng thêm khó khi QĐ123/QĐ-ĐTĐL quy định sản lượng điện năng thanh toán theo giá hợp đồng đối với các nhà máy nhiệt điện giảm từ 85% xuống 80%, như vậy sản lượng bao tiêu từ EVN thấp xuống đồng nghĩa biên gộp các DN nhiệt điện trở nên kém khả quan khi phần sản lượng còn lại buộc phải bán trên thị trường điện cạnh tranh. Do sản lượng dồi dào của thủy điện kéo mặt bằng giá bán điện trên thị trường điện cạnh tranh xuống thấp (xấp xỉ 950 đồng/kWh), thấp hơn nhiều so với chi phí vận hành điện của các nhà máy nhiệt điện.

Năng lượng tái tạo bùng nổ phần nào tạo sức ép lên việc cắt giảm sản lượng từ các nhà máy nhiệt điện. Tới cuối năm 2020, tổng sản lượng điện phát từ ĐMT trên toàn quốc là 10.6 tỷ kWh (4% toàn hệ thống), trong đó điện mái nhà chiếm 1.16 tỷ kWh. Hiện nay, nhiều dự án điện gió cũng đang được gấp rút hoàn thiện để hưởng ưu đãi giá fit trước tháng 11/2021, đáp ứng theo QĐ39/2018/QĐ-TTg sửa đổi ban hành năm 2018. Theo Agriseco, hiện giá bán điện trung bình (ASP) tại nguồn thủy điện và nhiệt điện là 857 đồng/kWh và 1,325 đồng/kWh, thấp hơn 50% chi phí trung bình huy động từ NLTT theo giá FIT hiện tại, ước tính khoảng chênh lệch chi phí theo nguồn phát điện mà EVN bỏ ra khoảng hơn 17 nghìn tỷ đồng. Điều này phần nào khiến các DN nhiệt điện trong giai đoạn đàm phán lại giá hợp đồng PPA gặp khó khăn và giảm sản lượng huy động phát điện trong thời gian tới.

Về triển vọng ngành

Agriseco Research đánh giá ngành điện tích cực trong dài hạn, ước tính năm 2021 tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt trên 9% nhờ vào (1) sự hồi phục của nền kinh tế sau đại dịch, (2) đầu tư FDI vào những nhóm ngành chính chiếm phần lớn tỷ trọng tiêu thụ điện năng của cả nước trong những tháng đầu năm ghi nhận tích cực và (3) bùng nổ năng lượng tái tạo tiếp tục là điểm sáng cân bằng cung cầu điện trong giai đoạn tập trung phát triển kinh tế như hiện nay.

Cho năm 2021, Agriseco Research cho rằng doanh nghiệp thủy điện, sở hữu dự án năng lượng tái tạo, có dòng tiền ổn định qua các năm và tỷ lệ chi trả cổ tức đều đặn, hấp dẫn là những doanh nghiệp tiềm năng, phù hợp với nhà đầu tư có dòng tiền nhàn rỗi. Dưới đây là bảng thống kê một số cơ hội đầu tư trong trung và dài hạn với mức giá mục tiêu kỳ vọng nắm giữ trên một năm.

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 26/04: Cần thêm thời gian tạo đáy?

Theo DAS, nhà đầu tư giảm nhịp độ giao dịch khi thị trường sẽ có kỳ nghỉ dài và không có tin tức nổi bật. VN-Index cần thêm thời gian tạo đáy và tích lũy trước khi...

Góc nhìn 25/04: Nên giao dịch cẩn trọng

VDS khuyến nghị nhà đầu tư cần tránh mua đuổi và giữ tỷ trọng danh mục ở mức hợp lý, đồng thời quan sát diễn biến cung cầu tại vùng cản để đánh giá lại trạng thái...

Góc nhìn 24/04: Duy trì ngưỡng 1,150-1,180?

TPS nhận định phiên giảm điểm ngày 23/04 không ảnh hưởng nhiều đến xu thế của VN-Index trong ngắn hạn. Thị trường được kỳ vọng có thể tạo vùng nền tích lũy quanh...

Góc nhìn 23/04: VN-Index có nhiều khả năng điều chỉnh ngắn hạn

Một số công ty chứng khoán (CTCK) đánh giá xu hướng ngắn hạn sắp tới của VN-Index theo chiều hướng tiêu cực, các nhà đầu tư nên cẩn trọng, chốt lời hoặc cơ cấu danh...

Có nên đầu tư PNJ, BWE và IDI?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan PNJ trên cơ sở chiếm lĩnh thị phần, cải thiện biên lợi nhuận gộp; tăng tỷ trọng BWE nhờ thúc đẩy tăng trưởng...

Góc nhìn tuần 22 - 26/04: Giằng co quanh 1,175

Các công ty chứng khoán dư báo VN-Index sẽ tiếp tục giằng co quanh ngưỡng 1,175. Trong trường hợp thủng ngưỡng này, chỉ số có thể giảm về ngưỡng hỗ trợ 1,150.

VN-Index chưa có dấu hiệu ngừng giảm?

Thị trường chứng khoán giảm điểm do phản ứng trước nhiều thông tin không mấy tích cực. Các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên tận dụng những nhịp hồi để hạ tỷ...

Góc nhìn 19/04: Phụ thuộc vào lực bắt đáy tại ngưỡng 1,190

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục điều chỉnh trong ngắn hạn trong bối cảnh tâm lý tiêu cực vẫn đang lấn át. Diễn biến của thị trường sẽ...

Chuyên gia Dragon Capital nhận định thị trường khó giảm tới 20%

Ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Khối đầu tư Dragon Capital đưa ra nhận định thị trường khó giảm tới 20% trong sự kiện Investor Day quý 1/2024 do Dragon Capital tổ chức...

Áp dụng IFRS tạo tiền đề để Việt Nam nâng hạng thị trường chứng khoán

Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế là một thông lệ tốt trên thế giới, việc áp dụng sẽ giúp Việt Nam cải thiện chất lượng báo cáo tài chính, nâng cao tính minh bạch...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98